Quai bị là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù tác động của bệnh không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là trong trường hợp xấu còn để lại di chứng. Vậy bệnh quai bị có lây không? lây qua đường nào?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây quai bị
Trước khi tìm hiểu bệnh quai bị có lây không, lây qua đường nào? Bạn hãy cùng với chúng tôi xem xem nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây quai bị là gì nhé!
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây bởi virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Bệnh quai bị có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi và tỷ lệ mắc ở bé trai cao hơn là bé gái. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng sưng và đau tuyến mang tai (nằm dưới 2 hàm, phía trước tai).
Theo Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng, bệnh quai bị phân bố rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cao hơn ở những quốc gia có khí hậu mát hoặc lạnh, những vùng dân cư đông đúc và mức sống thấp. Tại nước ta, bệnh quai bị bùng phát dưới dạng vụ dịch vừa hoặc nhỏ, tỷ lệ mắc hàng năm dao động trên 100.000 dân, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Bắc.
Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 ca, thường xảy ra ở những trường hợp có biến chứng viêm não – viêm màng não hoặc viêm nhiều tuyến.
Bệnh quai bị có lây không?
Quai bị là bệnh gây bởi virus nên nó có khả năng truyền nhiễm và lây lan mạnh mẽ, thậm chí bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Nguồn truyền nhiễm
Con người chính là ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của bệnh quai bị. Ngoài ra, người mang virus không triệu chứng cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm. Thông thường, cứ 1 bệnh nhân bị quai bị có thể mang virus và lây nhiễm cho 3 – 10 người lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh.
Quai bị lây qua đường nào?
Bệnh quai bị có lây không? câu trả lời là có, vậy quai bị lây qua đường nào? Giống như cảm cúm hay các bệnh do virus gây ra, quai bị cũng lây qua đường hô hấp. Virus phát tán ra ngoài theo các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ,… Người lành hít phải trực tiếp hoặc tiếp xúc với đồ dụng bị nhiễm dịch do người bệnh thải sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa virus sống có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1.5m. Những hạt cực nhỏ, dưới 5mm có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí. Đặc biệt khi gặp gió, chúng có thể phát tán xa hơn.
Như vậy, quai bị có thể lây qua nước bọt, dịch tiết từ họng, miệng, mũi. Người nhiễm bệnh có thể lây cho người lành qua:
- Ho hoặc hắt hơi
- Sử dụng chung cốc, ly, dao, kéo hay vật dụng cá nhân với người bệnh
- Chia sẻ đồ ăn, thức uống với người bệnh
- Người nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của họ, sau đó chạm lên bề mặt mà người khác có thể tiếp xúc
Thời điểm dễ lây nhiễm
Bên cạnh việc tìm hiểu quai bị có lây không, bạn cũng cần biết thời điểm dễ lây lan virus nhất để có phương án phòng ngừa tốt nhất. Tại Việt Nam, bệnh quai bị có thể xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn vào mùa thu – đông vì khí hậu mát mẻ và hành khô giúp virus dễ lây lan trong không khí hơn.
Virus có trong dịch tiết của người bệnh trước khi có triệu chứng khoảng 3 – 5 ngày và sau khi khởi phát khoảng 7 – 10 ngày, đây là giai đoạn dễ lây bệnh nhất. Trong đó mạnh nhất là khoảng 1 tuần sau ngày khởi phát. Ngoài ra, virus cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
Thậm chí, quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau thời điểm này. Vì vậy, người bệnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh ít nhất 5 ngày để hạn chế lây bệnh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao
Người chưa có miễn dịch đều là đối tượng có thể nhiễm virus quai bị. Trong đó, nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ từ 6 tháng tuổi, sau khi hết miễn dịch từ mẹ. Do con đường lây nhiễm quai bị là hô hấp nên dịch bệnh có thể thường xảy ra trong nhóm trẻ em, học sinh tại nhà trẻ, trường hợp, khu tập thể,…
Hướng dẫn cách phòng tránh lây bệnh quai bị
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc đặc hiệu nên việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh để bảo vệ bạn và gia đình bạn khỏi virus quai bị:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng. Giữ gìn về sinh sạch sẽ ở nhà ở, lớp học
- Mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh những viêm nhiễm gây nên quai bị
- Bổ sung thực phẩm đa dạng, đặc biệt là rau xanh, trái cây và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết khác để tăng khả năng miễn dịch
- Khi nghi ngờ người thân mắc bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời
- Để phòng tránh lây lan bệnh từ người sang người, bệnh nhân mắc quai bị cần được nghỉ ngơi tại nhà, cách ly khoảng 10 ngày
- Tiêm phòng vắc xin quai bị cho trẻ từ 12 tháng trở nên để cơ thể có miễn dịch với bệnh
Trên đây là giải đáp quai bị có lây không và lây qua đường nào? Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!
Nguồn: CDC