Nội dung chính

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc, mẹ hỡi?

Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị nấc. Vậy có bao giờ mẹ thắc mắc, tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc đến vậy không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn băn khoăn này nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc, mẹ hỡi?
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc, mẹ hỡi?

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt hay nấc, là hiện tượng sinh lý “thú vị” xảy ra từ khi bé còn trong bụng mẹ. Âm thanh đặc trưng của hiện tượng này là tiếng “hic”, được tạo ra do sự co thắt không tự chủ tại cơ hoành và cơ liên sườn. Nấc cụt thường kéo dài với tần suất 4 – 60 lần/phút, ở trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi.

Giống như người lớn, nấc cụt cũng khiến bé khá khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không cản trở đến đường thở của bé. Vì vậy, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng.

Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc đến từ đâu? Mẹo chữa nấc cụt như thế nào? Cùng theo dõi những nội dung tiếp theo trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?

Trẻ sơ sinh có thể bị nấc cụt bất cứ lúc nào, khi thay đổi tư thế, nhiệt độ, sau ăn hoặc nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nào đó!

Bé ăn quá no, nuốt phải nhiều không khí

Hiện tượng nấc cụt thường gặp ở những em bé bú bình. Tư thế bú sai sẽ khiến bé nuốt phải một lượng không khí đáng kể. Đến một lượng giới hạn nào đó, nó sẽ kích thích cơ hoành co thắt, tạo ra tiếng nấc.

Ngoài ra, cho bé bú quá no cũng khiến dạ dày bị giãn ra. Điều này làm cơ hoành bị đẩy lên cao, gây ra cơn co thắt. Từ đó hình thành tiếng nấc cụt.

Bé ăn quá no, nuốt phải nhiều không khí
Bé ăn quá no, nuốt phải nhiều không khí

??? Xem thêm:

Do trào ngược dạ dày

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? Thông thường, nấc cụt không quá ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, nếu bé bị nấc nhiều thì có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Cụ thể là trào ngược dạ dày.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị trào ngược dạ dày, nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa của con còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, thức ăn dễ ứ đọng lâu trong dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược thực quản. Khi bú, trẻ sẽ bị nuốt hơi nhiều, khiến cơ hoành bị kích thích, gây nấc cụt.

Ngoài nấc cụt, trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày còn có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Biếng ăn, hay nôn trớ sau khi ăn
  • Quấy khóc, khó chịu
  • Ho khan
  • Chậm tăng cân
  • Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt do thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh cũng là nguyên nhân giải thích vì sao trẻ sơ sinh hay nấc cụt. Cơ thể trẻ không được giữ đủ ấm, khiến không khí lạnh vào phổi. Từ đó tạo điều kiện hình thành tiếng nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc do thay đổi nhiệt độ đột ngột
Trẻ sơ sinh bị nấc do thay đổi nhiệt độ đột ngột

Bé bị dị ứng

Trẻ sơ sinh nhạy cảm với mọi thứ. Bé có thể bị dị ứng thông qua những thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn protein, sữa công thức, thậm chí là sữa mẹ. Tình trạng này cũng có thể tạo ra nấc cụt.

Bệnh hen suyễn

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? Trẻ sơ sinh bị hen suyễn cũng thường xuyên bị nấc cụt. Bệnh lý này gây tổn thương ống phế quản phổi. Triệu chứng này làm tắc nghẽn luồng khí ra, vào trong phổi. Cơ thể thiếu hụt oxy cũng khiến cơ hoành co thắt và tạo ra tiếng nấc cụt.

Bé bị nấc cụt nhiều có sao không?

Thay vì lo lắng thái quá khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt, cha mẹ hãy quan sát và phân tích xem tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? hay đâu là yếu tố khởi phát nên hiện tượng này. Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ nên ghi chép riêng vào một cuốn sổ để tiện khi thăm khám bác sĩ.

Nếu bé bị nấc trong trạng thái khỏe mạnh thì không có gì đáng lo ngại. Thông thường, một ngày bé có thể bị nấc trong nhiều thời điểm: khi ngủ, sau bú mẹ hoặc bú bình.

Tuy nhiên, nếu bé bị nấc cụt liên tục và thường xuyên, cha mẹ nên tìm giải pháp khắc phục ngay. Nấc kéo dài sẽ khiến bé không thoải mái, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan hô hấp. Nếu cha mẹ nghi ngờ bé bị nấc cụt do trào ngược thì không nên chần chờ, hãy đưa đi khám để được bác sĩ kiểm tra và xử lý hiệu quả.

Mách mẹ mẹo chữa nấc cụt cho trẻ

Hầu hết lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc đều bắt nguồn từ những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây nhằm giảm nấc cụt ở trẻ nhanh chóng:

Thay đổi tư thế bú bình

Bú sai tư thế là một trong những lý do vì sao trẻ sơ sinh hay nấc cụt. Điều này khiến bé nuốt phải nhiều không khí hơn. Vì vậy, để hạn chế điều này, mẹ hãy tham khảo 2 tư thế cho con bú đúng chuẩn dưới đây nhé!

Cho bé bú nằm:

  • Đặt bé nằm nghiêng trên mặt phẳng
  • Mẹ cũng nằm nghiêng người, kê gối cao đầu
  • Tay còn lại giữ núm bú để bé ngậm đúng khớp

Cho bé nằm ngang trên đùi:

  • Đặt lưng bé nằm trên cánh tay, tay trái đỡ mông
  • Tay còn lại điều chỉnh đầu con
Thay đổi tư thế bú bình cho bé
Thay đổi tư thế bú bình cho bé

Sử dụng núm giả

Nếu đã thay đổi tư thế bú mà bé vẫn bị nấc cụt, mẹ hãy thử sử dụng núm giả nhé! Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành, giúp bé giảm hiện tượng nấc cụt.

Giúp trẻ ợ hơi

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, giúp trẻ ợ hơi có thể làm giảm hiện tượng nấc cụt sau ăn. Vì vậy, khi cho bé bú, mẹ nên có khoảng nghỉ giữa chừng để bé ợ hơi tiếp rồi mới tiếp tục nhé!

Cách giúp trẻ ợ hơi: Giữ thẳng người bé, mặt hưởng ra sau, cầm chạm vai mẹ. Dùng tay từ từ vuốt nhẹ lưng theo chiều đi xuống. Ngoài ra, mẹ cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng bé, không nên dùng lực quá mạnh sẽ khiến bé bị đau.

Giúp trẻ sơ sinh ợ hơi giảm nấc cụt
Giúp trẻ sơ sinh ợ hơi giảm nấc cụt

Rơ lưỡi cho bé

Rơ lưỡi bằng cách bôi xíu đường lên lưỡi của bé có thể chặn đứng cơn nấc. Mẹo này khá hay, mẹ có thể thử nhé!

Chơi với con để đánh lạc hướng

Hiện tượng sinh lý này có một điều rất thú vị, là khi chúng ta quên có sự xuất hiện của nó thì có thể tự biến mất. Vì vậy, những lúc bé bị nấc bất chợt, mẹ có thể chơi đùa cùng con, cho bé những món đồ yêu thích hay sử dụng vú giả để sang nhãng sự chú ý của con. Đây là mẹo trị nấc đơn giản mà mẹ có thể áp dụng bất cứ khi nào.

Làm gì để hạn chế tình trạng nấc cụt?

Bên cạnh việc tìm hiểu “tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?”, làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này cũng là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Mẹ có thể phòng tránh cơn nấc cụt cho bé thông qua những phương pháp sau:

  • Không nên để bé bú quá no hoặc cho bú trong lúc đói
  • Khi cho trẻ bú cần nâng cao đầu để lượng sữa không xuống quá nhanh
  • Nghiêng bình sữa một góc 45 độ để giảm lượng không khí nuốt phải vào bụng
  • Dành cho bé những khoảng nghỉ khi bú, điều này giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời giảm tình trạng nấc cụt

Trên đây là giải đáp “tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ biết được nguyên nhân bé nhà mình bị nấc. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Chia sẻ bài viết này