Nội dung chính

TOÀN TẬP bí quyết dạy trẻ học không tập trung – HÃY THỬ NGAY!

Tập trung là yếu điểm của trẻ độ tuổi đi học. Chúng rất khó để tâm vào chuyện mà mình không thích, đặc biệt là khi học trên lớp và làm bài tập ở nhà. Vậy trẻ học không tập trung, bố mẹ phải xử lý ra sao?

??? Phương pháp dạy trẻ kém tập trung cho trẻ hay xao nhãng

TOÀN TẬP bí quyết dạy trẻ học không tập trung - Hãy thử ngay!
TOÀN TẬP bí quyết dạy trẻ học không tập trung – Hãy thử ngay!

Nguyên nhân trẻ học không tập trung

“Thủ phạm” gây xao nhãng tâm trí của trẻ khi học có thể đến từ:

  • Yếu tố môi trường: Không gian học tập nhiều tiếng ồn, hoặc xung quanh bé có nhiều điều thích thú hơn việc học (TV, điện thoại,..) sẽ khiến trẻ không thể tập trung. Hơn nữa, bố mẹ vừa xảy ra mâu thuẫn, nếu bé chứng kiến cảnh này thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bé khi học bài
  • Yếu tố sức khỏe: Chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhiều đường. Trong khi đó lại thiếu những dưỡng chất cần thiết như sắt, chất xơ,… Điều này khiến trẻ không có năng lượng và tinh thần tốt nhất để học tập, dẫn đến sự mất tập trung
  • Yếu tố bệnh lý: Trẻ mắc một số chức năng liên quan đến rối loạn thần kinh như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, trầm cảm,… sẽ có biểu hiện đặc trưng là thiếu tập trung
Trẻ không tập trung khi học do rất nhiều nguyên nhân
Trẻ không tập trung khi học do rất nhiều nguyên nhân
  • Thiếu kỷ luật: Tính kiên trì, tập trung ở trẻ cần được rèn rũa từ khi còn nhỏ. Nếu bố mẹ quá nuông chiều, thiếu sự theo sát, chúng sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi trẻ đã lớn, việc uốn nắn trẻ sẽ rất khó
  • Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của cả ngày dài
  • Một số nguyên nhân khác: Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở trẻ, bài tập quá khó, phương pháp học không phù hợp,… Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến trẻ chán nản, mất sự tập trung

Trẻ học không tập trung phải làm sao?

Để đối phó với những “thủ phạm” gây rắc rối khiến trẻ mất tập trung, bố mẹ nên áp dụng ngay những giải pháp sau:

Tạo không gian học không phiền nhiễu

Không gian học là yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung của trẻ. Hãy tạo cho trẻ không gian học thật sự yên tĩnh, ánh sáng nhẹ, có đầy đủ bàn ghế phù hợp với chiều cao và độ tuổi.

Tuy nhiên, đừng biến không gian học của bé trở nên quá trầm mặc, điều này sẽ làm bé cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Để khắc phục điều này, bạn có thể ngồi học cùng bé hoặc bật một bản nhạc nhẹ nhàng để giúp trẻ thư giãn và tập trung học hơn.

Cho trẻ học ở không gian yên tĩnh
Cho trẻ học ở không gian yên tĩnh

Đặc biệt, mẹ cần để xa các thiết bị điện tử, TV khỏi tầm mắt và tầm tay để trẻ không bị phân tâm hoặc nhụt chí.

Ngoài ra, ở quanh bàn học của bé, mẹ cần để sẵn các dụng cụ, tài liệu cần thiết cho việc học giúp bé không bị mất thời gian trong chuyện tìm kiếm đồ.

Làm một việc tại một thời điểm

Nhiều cha mẹ có thể tự hào bởi khả năng đa nhiệm của trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, sự đa nhiễm làm giảm tập trung và hiệu suất của chúng ta. Vì vậy, bạn nên rèn cho bé thói quen giải quyết từng nhiệm vụ một, thay vì “ôm đồm” nhiều việc cùng lúc. Điều này giúp con bạn tập trung 100% năng lượng vào nhiệm vụ trước mắt để hoàn thành tốt nhất.

Biến học tập trở thành thói quen

Khi một việc được lặp đi lặp lại mỗi ngày, điều đó sẽ trở thành thói quen. Lúc đó, chẳng cần bố mẹ nhắc nhở, trẻ cũng có thể tự mình làm. Vì thói quen thì thật khó để từ bỏ. Với chuyện học tập, bố mẹ cũng có biến nó thành một thói quen của trẻ.

Để làm được điều này, trẻ phải cảm thấy thật thoải mái và không có sự áp lực mỗi khi ngồi vào bàn học. Đồng thời giúp bé tạo ra một lịch trình cụ thể hàng ngày, bao gồm các hoạt động giải trí, học tập và thời gian nghỉ ngơi. Thời gian đầu, bố mẹ cần nhắc nhở và bên cạnh trẻ để mọi thứ vào luồng và đi đúng quỹ đạo. Dần dần, trẻ sẽ tự giác và sẵn sàng tập trung cho việc học.

Nghĩ giải lao hợp lý

Trẻ nhỏ thường có khoảng thời gian chú ý ngắn. Chúng thích đùa nghịch trong lớp và nói chuyện với bạn bè. Tùy thuộc tính chất của nhiệm vụ, trẻ thường có thể tập trung vào một hoạt động khoảng 10 – 20 phút. Đặc biệt, với nhiệm vụ khó khăn như học toán và chính tả, thời gian tập trung của trẻ có thể còn ít hơn. Trong khi đó, nếu là hoạt động vui chơi, giải trí, thật khó có thể ngắt quãng sự “đam mê” này của trẻ.

Có thời gian nghỉ giải lao hợp lý
Có thời gian nghỉ giải lao hợp lý

Để khắc phục được tình trạng trẻ học không tập trung này, bố mẹ cần tạo ra một thời gian biểu hợp lý cho chúng. Sau giờ học, khi trẻ làm bài tập về nhà, hãy cho chúng nghỉ giải lao giữa các môn học. Một bữa ăn nhẹ với ly sinh tố yêu thích cũng là một ý kiến  hay.

Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên và thiếu niên, bố mẹ có thể cho phép trẻ trao đổi, trò chuyện với bạn bè qua tin nhắn, sử dụng mạng xã hội để giải trí trong thời gian giải lao. Có một khoảng thời gian nghỉ ngơi trong các buổi học giúp não bộ của trẻ được nạp lại năng lượng và không bị kiệt sức.

??? 1001 cách “đối phó” với trẻ hay cáu gắt – Bố mẹ lưu lại ngay

Hạn chế đồ ăn vặt

Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính và béo phì, đồ ăn vặt, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm giảm mức năng lượng và cản trở việc tập trung trong thời gian dài.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt

Nếu con bạn nghiện socola và đồ ăn liền, hãy cắt giảm chúng dần dần. Thay vào đó, cho trẻ làm quen dần với các thực phẩm lành mạnh hơn hàng ngày. Khi trẻ đã quen với việc ăn rau và thực phẩm lành mạnh, chúng sẽ không cảm thấy cần thiết phải thưởng thức socola và nhấm nháp khoai tây chiên giòn.

Khám phá cách học của con

Trẻ học không tập trung nguyên nhân phần lớn là do cách học không phù hợp. Và một trong những cách học gây ra sự nhàm chán nhất với trẻ đó là chỉ học qua tài liệu hoặc phương pháp “truyền miệng” thông thường. Dưới để là một số cách học có hiệu quả với trẻ thiếu tập trung:

  • Trực quan: Cách học qua hình ảnh, trải nghiệm thực tế là ý tưởng tuyệt vời giúp kích thích trí tò mò, sáng tạo và khả năng tưởng tượng của bé. Khám phá môn học theo cách này giúp bé tiếp cận với kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời mang đến cho bé niềm say mê với môn học, từ đó chắc cần mẹ nhắc nhở, bé có thể ngồi hàng giờ để tìm hiểu
  • Bài tập thẻ: Nếu bé đang trong giai đoạn học đọc và viết. Để nâng cao kỹ năng này, mẹ có thể sử dụng hỗ trợ từ những tấm thẻ. Giáo cụ học tập này vừa in hình từ vựng to, rõ ràng mà còn có hình ảnh mô tả. Nhìn vào những tấm thẻ này, chắc chắn bộ môn đánh vần sẽ làm bé hứng thú hơn
Học với những tấm thẻ
Học với những tấm thẻ
  • Đọc to: Với môn tiếng việt, khuyến khích đọc to hoặc có người lớn đọc cho nghe là cách học vô cùng hiệu quả với trẻ không tập trung
  • Dụng cụ học: Khi học những môn khoa học, chẳng hạn như khám phá cấu tạo của con tê giác, chỉ những hình ảnh trên sách vở thôi sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tưởng tượng. Thay vào đó, hãy cho trẻ học với những mô hình, việc chạm và nhìn thấy trực tiếp sẽ giúp bé ghi nhớ và thích thú hơn đó
  • Vẽ: Mẹ có thể yêu cầu bé vẽ ra những điều mình vừa học đọc. Chắc chắn cách học này sẽ hiệu quả gấp nhiều lần cách học truyền thống đó!

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ học không tập trung. Hy vọng với chia sẻ này, bố mẹ sẽ có cách giáo dục hợp lý để giúp con nâng cao hiệu suất học tập và đạt được nhiều thành tích.

Chia sẻ bài viết này