Làm thế nào để tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 như hiện nay? Để giúp mẹ có thể chăm con hiệu quả, hạn chế nguy cơ bệnh tật bài viết này Fitobimbi sẽ gợi ý 9 giải pháp vàng giúp tăng đề kháng.
Vì sao cần tăng đề kháng hô hấp cho bé?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị virus, vi khuẩn tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Theo nghiên cứu của WHO, nguyên nhân gây viêm hô hấp ở trẻ phần lớn là do virus. Điều này cho thấy, trẻ không bị bệnh hoặc điều trị nhanh có liên quan đến khả năng miễn dịch cũng như đề kháng.
Thực tế, sau sinh các bé sẽ nhận lượng lớn kháng thể từ mẹ gọi là ”miễn dịch thụ động”. Đây chính là tấm ”áo giáp tự nhiên” mà mẹ có thể bảo vệ các bé khỏi bệnh nhiễm trùng trong những tháng đầu.
Tuy nhiên, sau khoảng 6 tháng chất lượng sữa giảm, trẻ bắt đầu ăn thì lượng kháng thể mà mẹ truyền sang cho bé giảm đi rất nhiều. Phải đến lúc 3 hoặc 5 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện. Lúc này trẻ mới có thể sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp.
Theo các chuyên gia, virus gây bệnh viêm đường hô hấp phát triển và lan truyền trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Đường hô hấp chính là nơi mà các mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập do bé hít thở mỗi ngày. Đây chính là lý do vì sao trẻ dễ mắc bệnh cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn vào thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh.
Để giúp bé có thể vượt qua ”khoảng trống miễn dịch” nhất là khi đại dịch Covid lây lan với tốc độ chóng mặt thì việc có một đề kháng tốt là điều vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để tăng cường đề kháng hô hấp cho bé? Hãy cùng theo dõi và bỏ túi những giải pháp sau.
9 cách tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ
Dịch bệnh tăng cao khiến không ít mẹ bỉm lo lắng cho sức khỏe con mình. Lúc này việc tăng đề kháng đường hô hấp cho trẻ là điều hết sức quan trọng.
1. Rửa tay
Rửa tay là cách tốt nhất để bé có thể loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh sau khi tiếp xúc bên ngoài. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay thì việc rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có cồn tối thiểu 60% sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Theo các chuyên gia, mẹ nên hướng dẫn các bé xoa dung dịch sát trùng ra khắp bàn tay rồi chà hai bàn tay với nhau cho đến khi khô lại. Với trẻ dưới 6 tuổi, quá trình sử dụng dung dịch sát trùng cần có sự giám sát của phụ huynh, tránh việc trẻ không ý thức, sử dụng sai mục đích, gây hại cho sức khỏe.
2. Móng tay cần cắt ngắn
Tay là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật. Vì vậy móng tay ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, virus. Trong khi đó trẻ nhỏ lại có thói quen đưa tay lên miệng cắn, mút, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào trong.
Do đó ngoài việc rửa tay với cồn mẹ nên nhắc nhở các bé cắt móng tay thường xuyên. Với trẻ dưới 6 tuổi, phụ huynh nên cắt giúp bé để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp.
3. Vệ sinh răng miệng và họng
Vệ sinh răng miệng là một trong những cách tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ. Bởi bộ phận này có mối liên hệ mật thiết với họng. Theo đó vi khuẩn sinh sống ở răng hoặc miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào họng và gây viêm nhiễm. Do đó mẹ nên hướng dẫn các bé chải răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối loãng trước và sau khi ngủ dậy.
Theo nhiều nghiên cứu, việc súc miệng hàng ngày với nước muối loãng có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn gây ra.
4. Vệ sinh mũi và dạy trẻ che miệng khi hắt hơi
Để phòng và làm giảm triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp mẹ nên vệ sinh mũi cho bé thường xuyên. Theo các nghiên cứu, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau mỗi lần tiếp xúc khói bụi sẽ giúp giảm mức độ viêm nhiễm và lây lan dịch bệnh. Việc này đặc biệt hiệu quả và quan trọng với trẻ mắc chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi hoặc sống trong môi trường dịch bệnh tăng cao. Ngoài ra để tránh lây nhiễm cho người khác, cha mẹ cần dạy trẻ khi ho, hắt hơi phải che miệng và mặt. Có thể sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy. Trường hợp ở nơi đông người trẻ được khuyến khích đeo khẩu trang để hạn chế khói bụi và giọt bắn từ người xung quanh.
5. Vệ sinh đồ chơi và đồ dùng cá nhân sạch sẽ
Đồ chơi của trẻ cũng cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Bởi theo chuyên gia chúng có thể mang và lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó với trẻ đang trong khoảng trống miễn dịch, mẹ không nên cho bé dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, chai, khăn tay,…
Thực tế ghi nhận, trẻ nhỏ hay có thói quen đưa đồ chơi lên miệng và mặt. Vì vậy điều này dễ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus tấn công. Do đó cách tốt nhất là hãy vệ sinh chúng một cách sạch sẽ và thường xuyên hơn.
6. Tiêm vắc xin phòng bệnh
Một trong những cách tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ nhất là khi dịch bệnh như hiện nay là tiêm vắc xin đầy đủ. Ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mẹ có thể tiêm phòng vắc xin cúm, vắc xin phế cầu để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp cho con. Tuy nhiên một lưu ý cho các mẹ bỉm là tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ đang cúm hoặc bị các bệnh nhiễm trùng.
7. Giữ ấm cho con
Giữ ấm đường thở là điều vô cùng quan trọng để hệ hô hấp của bé được khỏe. Vì vậy vào những thời điểm giao mùa hoặc dịch tăng cao mẹ nên cho bé mặc ấm, giữ kín cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường và ăn đồ nóng. Đây là cách đơn giản và hiệu quả để con có thể tăng cường sức đề kháng hô hấp một cách hiệu quả.
8. Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng khi giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng sau các hoạt động dài. Đây là bí quyết để mẹ có thể tăng cường đề kháng cho con một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia, khi ngủ đủ giấc, cơ thể trẻ luôn trong trạng thái thoải mái, dễ chịu, tăng cường tập trung và nhạy bén. Điều này cực kỳ có lợi cho hệ miễn dịch, nhất là việc phòng chống các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy với trẻ nhỏ mỗi ngày mẹ nên cho con ngủ từ 8-12 tiếng tùy vào thể trạng và nhu cầu của bé. Hãy cố tạo dựng cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để cơ thể khỏe mạnh.
9. Tăng cường dinh dưỡng có lợi
Để hệ hô hấp cũng như cơ thể khỏe mạnh mẹ đừng quên tăng cường dinh dưỡng cho bé. Hãy cho trẻ uống từ 1.5-2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời bổ sung 4 nhóm thực phẩm như:
- Tăng cường thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cua, gan động vật
- Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, E để hệ miễn dịch của bé được tăng cường đồng thời tránh táo bón hiệu quả
- Ngoài ra một số loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua cũng có khả năng tăng cường đề kháng hiệu quả
- Các loại trái cây họ cam như bưởi, cam, quýt, chuối là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bé tăng cường miễn dịch, phòng bệnh tốt hơn
Trên đây là 9 biện pháp tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ. Để đạt hiệu quả tốt mẹ nên áp dụng thường xuyên và đa dạng các biện pháp này.