Tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là nỗi ám ảnh ngày đêm của mẹ. Vậy làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa căn bệnh này. Mời mẹ theo dõi bài viết sau đây.
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là gì?
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và hại. Bình thường, đường ruột của bé sẽ có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu tỉ lệ này luôn được duy trì ở mức cân bằng, thì việc tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả.
Ngược lại, nếu tỷ lệ lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên bé sẽ có thể nhiễm khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp như đi ngoài phân lỏng, có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu. Đôi lúc có thể kèm theo cảm giác đầu bụng hoặc sốt nhẹ. Không chỉ thế nếu tình trạng này kéo dài, không được phát hiện và điều trị sớm trẻ sẽ mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng.
>>> Xem nhiều hơn: Đau ruột thừa ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị

“Thủ phạm” gây rối loạn vi khuẩn đường ruột
Thông thường sau sinh từ 10-20h, dạ dày của bé hầu như không có vi khuẩn. Tuy nhiên theo thời gian, quá trình ăn uống, tiếp xúc với môi trường ngoài sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập. Trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Chúng sẽ duy trì ở mức cân bằng nhằm đảm bảo chức năng tiêu hóa và hỗ trợ bé hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà lượng hại khuẩn có thể lớn mạnh, phá vỡ cân bằng của hệ vi sinh, khiến cho bé bị rối loạn đường ruột. Cụ thể 7 thủ phạm chính gây ra căn bệnh này gồm:
- Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột do mắc Clostridium hoặc Ecoli
- Chế độ dinh dưỡng của bé không đúng. Mẹ cho bé ăn quá sớm, khẩu phần ăn nhiều đường và chất béo nhưng thiếu chất xơ
- Do thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của bé suy giảm. Tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công
- Ngoài ra việc dùng nguồn nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở những trẻ nhỏ có cấu trúc đường ruột khác thường, bé bị thiếu men tiêu hóa thường sẽ mắc căn bệnh này
- Không chỉ thế, nếu trẻ phải dùng kháng sinh dài ngày hoặc với liều cao cũng sẽ khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, hại khuẩn tấn công gây bệnh
- Bên cạnh đó các yếu tố tâm lý như thay người trông trẻ, cho bé đi học cũng sẽ khiến con lo âu và gặp vấn đề tiêu hóa
Điểm danh những triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiêm trọng hơn là vi khuẩn có thể tấn công niêm mạc tiêu hóa khiến con có những triệu chứng khó chịu như:

- Trường hợp nhẹ bé sẽ đi ngoài phân lỏng, phân sống, có lẫn chất nhầy và ít máu kèm theo. Đôi khi bé còn cảm thấy đầy bụng hoặc có thể bị sốt nhẹ
- Trường hợp nặng bé bị tiêu chảy kéo dài, đi ngoài nhiều hơn 20-30 lần/ ngày. Đặc biệt nếu không biết cách điều trị trẻ sẽ rối loạn điện giải, mất nước thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng
- Trường hợp loạn khuẩn đường ruột kéo dài bé sẽ bị chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng hoặc còi xương, gầy yếu,...
Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
Sự xuất hiện của những triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo sẽ khiến sức khỏe của bé ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy ngay khi phát hiện triệu chứng loạn khuẩn đường ruột mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Cụ thể:
- Trẻ bỏ ăn
- Nôn ói liên tục
- Trẻ bị sụt cân
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Con có dấu hiệu đi ngoài ra máu
- Sốt cao, li bì
Rối loạn vi khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thường gặp triệu chứng nghiêm trọng so với người lớn. Bởi hệ tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể bé. Nó “gánh vác” việc chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng và thải độc hiệu quả. Vì thế khi hệ tiêu hóa “sập nguồn” bé sẽ không đủ dinh dưỡng cũng như đề kháng phát triển. Hệ quả là con có thể gặp các bệnh lý như:
- Nhiễm trùng ruột
- Viêm dạ dày
- Kiết lỵ
- Viêm đại tràng
- Suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn

Làm gì để điều trị loạn khuẩn đường ruột cho trẻ?
Nguyên tắc “vàng” khi xử lý loạn khuẩn đường ruột cho trẻ là tái thiết lập cân bằng vi sinh. Cụ thể dưới đây là vài mẹo nhỏ để mẹ có thể chăm con khỏe mạnh.
Dùng men vi sinh
Men vi sinh có chứa hàng tỷ lợi khuẩn. Vì vậy việc dùng sẽ giúp các bé bổ sung Probiotic cho hệ đường ruột, đồng thời ức chế hại khuẩn phát triển. Nhờ đó trạng thái cân bằng vi sinh trong đường tiêu hóa sẽ được lập lại trạng thái cân bằng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh cho bé. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn, lành tính.
Lưu ý rằng men vi sinh dù rất tốt cho đường ruột nhưng đừng vì thế mà lại lạm dụng. Chỉ cần bổ sung sản phẩm theo đúng liều lượng quy định là bé đã có đường ruột khỏe mạnh.
>>> Xem theem: Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh không đúng gây hậu quả gì?
Dùng thuốc để trị triệu chứng
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ thường có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu. Với trường hợp này mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn đồng thời giảm nhẹ cơn đau hiệu quả.
Với trường hợp bé bị mất nước do tiêu chảy và nôn ói nhiều, cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế gần nhà để được bù nước và chất điện giải.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Chế độ ăn thiếu khoa học là nguyên nhân khiến trẻ loạn khuẩn đường ruột. Vì vậy để bé nhanh chóng cải thiện mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong những bữa cơm hàng ngày:
- Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu trẻ phải uống sữa ngoài, mẹ hãy lựa chọn loại sữa không đường lactose
- Bữa ăn của bé cần tăng cường chất xơ để giảm phát triển của hại khuẩn
- Đảm bảo an toàn vệ sinh bằng cách nấu chín, uống sôi, không dùng đồ ăn đã để qua đêm và rửa tay chân cho bé trước mỗi giờ cơm
- Bổ sung sữa chua và các thực phẩm dễ tiêu vào trong thực đơn của bé chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, thịt gà,…
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa sử dụng thức ăn vừa phải để bé có đủ năng lượng cũng như nhu cầu dinh dưỡng

Probiotic có trong thực phẩm nào? 12 thực phẩm bổ sung “siêu tốc” cho sức khỏe
Cách phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mẹ biết cách xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể:
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để gia tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa
- Vệ sinh bình sữa, núm vú, các dụng cụ pha sữa trước và sau mỗi lần sử dụng
- Trường hợp bé uống sữa ngoài mẹ cần pha theo liều lượng hướng dẫn. Tránh pha quá loãng hoặc quá đặc khiến chất lượng sữa ảnh hưởng
- Lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp với tuổi của bé. Ngoài ra quá trình chế biến mẹ cần đảm bảo vệ sinh, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào ruột của bé
- Tuyệt đối không cho các bé ăn đồ ôi thiu, chế biến sẵn ngoài đường phố
- Hãy tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng, nhất là lúc trước khi ăn
- Không tự ý dùng kháng sinh để trị bệnh cho trẻ, trừ khi nhận được chỉ dẫn từ phía bác sĩ
- Trẻ đến tuổi ăn dặm cần đảm bảo 4 nhóm chất chính là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất
Loạn khuẩn đường ruột là căn bệnh rất hay gặp ở bé. Vì vậy ngay từ hôm nay mẹ hãy phòng bệnh để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa hại khuẩn “hùng hậu” tấn công.