Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng. Trong bài viết này, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa, để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời nhé!

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa là khi hệ tiêu hóa hoạt động không đúng chức năng, gây nên một loạt các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,… Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất là trẻ nhỏ.
Hầu hết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đều không đáng lo. Tuy nhiên, nếu kéo dài, rối loạn tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày, cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết.
>>> Xem nhiều hơn:
- Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa khắc phục thế nào?
- 6 biến chứng rối loạn tiêu hóa nguy hiểm ở trẻ
Nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Cha mẹ quan sát nếu xuất hiện các biểu hiện dưới đây, có thể bé bị rối loạn tiêu hóa:
Táo bón
Táo bón là hiện tượng trẻ không đi ngoài thường xuyên, 3 – 5 ngày mới đi một lần. Bên cạnh đó, mẹ có thể quan sát thấy, phân trẻ thường khô, rắn, khuôn to hoặc nhỏ như phân dê. Ngoài ra, bé sẽ bị đau mỗi khi đi đại tiện, rặn đỏ mặt tía tai.
Nôn trớ
Hiện tượng này thường diễn ra ở trẻ sơ sinh. Đa phần nôn trớ ở trẻ sẽ tự động biến mất khi trẻ lớn.

Đi ngoài phân nát
Đi ngoài phân nát là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, do thức ăn không được tiêu hóa tốt. Nếu kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, sốc, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Đi ngoài phân sống
Hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ thiếu sự cân bằng do lượng hại khuẩn trong cơ thể quá lớn. Lúc này, quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng sẽ gặp trục trặc, khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết đã bị đẩy ra ngoài. Phân của bé thường lỏng, đôi khi lẫn chất nhầy và máu.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa tác động bởi nhiều yếu tố, phải kể đến như:
Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn non yếu
Đa phần các rối loạn tiêu hóa ở trẻ đều do hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa còn non yếu. Lúc này, hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa đủ mạnh nên không thể tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể. Trẻ sẽ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh thường có biểu hiện nhẹ và thường hết khi trẻ ngừng uống. Đa số trẻ sẽ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Rất hiếm trường hợp bị sốt. Nếu trẻ có biểu hiện có biểu hiện đi ngoài, đau bụng, nôn, kèm sốt, với mức độ nặng thì khả năng cao là rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Cha mẹ cần phân biệt rõ để có hướng can thiệp phù hợp.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thức ăn cũng là một trong nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải các thức ăn ôi thiu, chưa được sơ chế kỹ lưỡng hoặc nguồn gốc không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Môi trường sống không đảm bảo
Trẻ tiếp xúc gần hoặc thường xuyên với đồ chơi, vật nuôi và đồ dùng bị nhiễm khuẩn, không rửa tay trước và sau đi vệ sinh,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập và gây rối loạn tiêu hóa, với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ,…
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải kể đến nữa, đó là sự thiếu hiểu biết của cha mẹ khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho trẻ. Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thực đơn nhiều thức ăn khó tiêu, thực phẩm giàu đạm, đường, dầu mỡ. Hay cho trẻ ăn quá no, ăn quá lâu khiến thức ăn dễ bị ôi thiu,… Tất cả những sai lầm này đều có thể dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng của bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, rối loạn tiêu hóa còn bắt nguồn từ một số bệnh lý hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi,… Những bệnh lý này khiến con có đờm nhiều nhưng lại chưa biết cách khạc ra ngoài nên thường nuốt xuống. Đờm chứa vi khuẩn, virus khi xuống ruột sẽ gây tổn thương, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Sau khi nắm rõ nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ hãy chủ động điều trị và phòng ngừa cho con theo những nguyên tắc sau:
Xây dựng chế độ ăn khoa học
- Trẻ sơ sinh: Với trẻ bú sữa mẹ, bạn cần tiếp tục duy trì tần suất bú. Song song theo đó là điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ, ăn đa dạng các thực phẩm, bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, bột đường, vitamin và khoáng chất. Trường hợp bé uống sữa công thức, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra loại sữa phù hợp với thể trạng của bé
- Trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, chuối, sữa chua, rau củ quả,…

Chia nhỏ bữa ăn
Việc làm này giúp giảm gánh nặng lên cơ quan tiêu hóa của trẻ, cho thức ăn chuyển hóa nhanh chóng mà không gây rối loạn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các bữa phụ, với sữa chua, hoa quả, ngũ cốc,.. để tăng cường dinh dưỡng cho con.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Cha mẹ cần tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chơi hoặc tiếp xúc với vật nuôi. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh các món đồ thân quen với trẻ, chẳng hạn như đồ chơi, tay nắm cửa,…
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi rối loạn tiêu hóa ở trẻ diễn ra, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẹ nên chọn các thực phẩm tươi ngon, không chứa chất bảo quản. Đảm bảo rửa sạch, chế biến kỹ các nguyên liệu cũng như dụng cụ nấu ăn. Tránh để thức ăn qua đêm, tốt nhất nên cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến.
Vận động thường xuyên
Các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đá banh, đánh cầu lông,… không chỉ kích thích chiều cao phát triển, hỗ trợ trao đổi chất mà còn giúp “chiếc bụng” của bé luôn khỏe mạnh. Vì vậy, cha mẹ hãy cùng bé tham gia vào những hoạt động này mỗi tuần nhé!
Bài viết trên đây đã chỉ ra một số nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc trẻ tốt hơn.