Tiêu chảy là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến các bé tử vong. Vậy nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách điều trị, phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu trong bài viết sau.
Trẻ bị tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Tiêu chảy hiện là nguyên nhân tử vong thứ hai ở trẻ dưới 5. Trung bình cứ 9 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp liên quan đến chứng bệnh này. Dựa vào thời gian, cơ chế và độ nghiêm trọng mà người ta chia tiêu chảy thành 4 cấp độ khác nhau. Bao gồm:

- Tiêu chảy cấp tính: Là bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và những năm đầu tiểu học. Bệnh xuất hiện đột ngột, kéo dài liên tục đến 1 tuần. Tiêu chảy cấp xảy ra chủ yếu do bé ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, trong đó virus rota là tác nhân chính
- Tiêu chảy mãn tính: Thường sẽ kéo dài từ 2-4 tuần, được coi là căn bệnh dai dẳng, mãn tính. Bệnh nếu kéo dài có thể khiến bé suy giảm miễn dịch, đe dọa tính mạng do bị mất nước
- Tiêu chảy thẩm thấu: Là loại tiêu chảy xảy ra do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng. Mức độ tiêu chảy có thể tiến triển từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân một ngày có thể lên đến 250ml-1 lít
- Tiêu chảy xuất tiết: Là loại tiêu chảy xảy ra do cơ thể bé rối loạn chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô ở ruột. Từ đó làm tăng bài tiết và giảm hấp thu. Đối với hiện tượng này thì việc ngừng ăn không có tác dụng
Điểm danh nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy thường gặp nhất
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: 88% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không được đảm bảo. Ngoài ra, bệnh còn khởi phát do những yếu tố như sau:
Nhiễm Rotavirus
Rotavirus là một trong những nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy hàng đầu hiện nay. Bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 3, tập trung nhiều nhất là ở giai đoạn từ 7-24 tháng tuổi. Khi bị tiêu chảy do khuẩn rota trẻ sẽ có các biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài toé nước, phân lỏng, màu vàng xanh có khi trông như hoa cà, hoa cải. Dù chỉ xuất hiện vào mùa đông, thời gian ủ bệnh từ 12h-5 ngày, kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần nhưng phải mất đến vài ba tuần cơ thể trẻ mới dần phục hồi.
Lây nhiễm vi khuẩn
Nhiễm vi khuẩn cũng là nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy thường gặp và có liên quan đến việc vệ sinh thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn như E Coli, Shigella, Salmonella, Vibrio cholerae gây ra. Tùy vào chủng khuẩn lây nhiễm mà triệu chứng bệnh ở trẻ khác nhau.
Do đó, khi con có các triệu chứng tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đi khám. Dựa vào tính chất của phân cũng như triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nhiễm ký sinh trùng
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy là do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia. Vi khuẩn lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm mà bé tiêu thụ hàng ngày. Khi bị nhiễm ký sinh trùng, trẻ sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy tóe nước, phân không có máu hoặc chất nhầy.
Theo các chuyên gia, việc nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất béo nên phân của bé thường có váng bọt nổi trên mặt nước và mùi rất hôi. Bên cạnh đó, con còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ.
Do thuốc kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy. Theo các chuyên gia kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn làm chết lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Từ đó làm mất cân bằng vi sinh, khiến trẻ tiêu chảy.
Một số triệu chứng khi bị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột như: Bé đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng lẫn nhầy, phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối, phân sống hoặc đôi khi lẫn máu, thức ăn chưa tiêu.

Bất dung nạp Lactose
Thiếu hụt men Lactase sẽ khiến trẻ không thể tiêu hóa được đường Lactose trong sữa. Từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng tại ruột, chuyển hóa thành axit lactic, khiến trẻ tiêu chảy. Vì vậy khi con có các biểu hiện chướng bụng, tiêu chảy, phân chua, hăm đỏ mẹ cần đưa bé đi khám để được tư vấn cách trị tốt hơn.
Dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn
Protein trong thực phẩm chính là thành phần khiến trẻ dị ứng và bị tiêu chảy. Theo chuyên gia, tình trạng này có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi bé ăn. Các số triệu chứng bao gồm: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt. Nặng hơn là khó thở, tụt huyết áp, thậm chí tử vong. Một số thức ăn hay gây dị ứng phải kể đến như là sữa, trứng, hải sản, cá, lạc,…
Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy không thể không được kể đến. Khi mắc phải chứng bệnh này trẻ sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, mệt mỏi. Với những trường hợp nặng hơn con sẽ mất nước và chất điện giải. Do đó mẹ cần lập tức đưa bé đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng ruột kích thích
Nói đến nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy phải kể đến hội chứng ruột kích thích. Bệnh này xuất hiện là do thay đổi thói quen ăn uống hoặc dùng một số loại thuốc điều trị khiến cho nhu động đường ruột co thắt quá mức, đẩy nhanh tốc độ di chuyển thức ăn. Lúc này nước sẽ không được tái hấp thu hoặc bị tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.
Uống nhiều nước trái cây
Uống nhiều nước ép cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy. Theo các chuyên gia, một số loại nước trái cây khi chứa sorbitol có thể khiến bé tiêu chảy. Triệu chứng thường gặp là phân lỏng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Cách điều trị tình trạng tiêu chảy hiệu quả
Khi trẻ tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Dưới đây là những giải pháp giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Bù nước cho trẻ
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé uống oresol để bù lại nước và chất điện giải đã mất qua phân. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm nước đun sôi, nước ép hoa quả, nước canh,…
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng không hợp cũng là nguyên nhân khiến bé tiêu chảy. Vì vậy mẹ cần xây dựng sao cho phù hợp. Với trẻ bú mẹ thì nên tăng cường cữ bú để giúp bù nước cho con. Với trẻ từ 6 tháng tuổi mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, tăng thêm ít nhất 2 bữa so với bình thường. Đồng thời nấu nhừ thức ăn để bé dễ tiêu. Tuyệt đối không để các bé tiêu chảy nhịn ăn vì sẽ khiến con bị suy dinh dưỡng.
Bổ sung men vi sinh
Dùng men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn đồng thời ức chế hại khuẩn để hệ tiêu hóa của bé khỏe hơn. Nhờ đó thiết lập cân bằng vi sinh, giảm dần tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các chế phẩm này sao cho phù hợp với cơ thể con.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Để bệnh tiêu chảy của bé nhanh khỏi mẹ cần theo dõi sát sao số lần đi ngoài cũng như màu sắc, số lượng của phân. Tuyệt đối không dùng đến thuốc cầm tiêu, kháng sinh khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Ngoài ra, nếu bé có các dấu hiệu như tiêu chảy nặng, sốt cao, co giật thì cần đưa con đến bệnh viện ngay.

Khi nào mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ?
Tùy vào nguyên nhân mà triệu chứng bệnh có thể nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên nếu bé có các biểu hiện dưới đây mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ sớm nhất.
- Trẻ bị tiêu chảy quá 3 ngày
- Ói hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày
- Con bị đau bụng, quấy khóc liên tục
- Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, tiểu ít, khô miệng
- Sốt cao trên 38,5 độ
- Phân có chất nhầy hoặc lẫn máu
Trên đây là 8 nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy mẹ cần nằm lòng để tránh cho con. Trường hợp tiêu chảy kéo dài thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ thay vì tự ý điều trị tại nhà.
Nguồn: https://fitobimbi.vn/