Nội dung chính

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là căn bệnh xuất hiện ở vị trí nhạy cảm nên khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào để cha mẹ chủ động chăm sóc bé nhé!

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng rách niêm mạc ống hậu môn. Mặc dù chỉ là tổn thương nhỏ ở vùng niêm mạc nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, thậm chí là cảm giác sợ hãi khi mỗi lần đại tiện. Bệnh nứt hậu môn ở trẻ được chia làm 4 loại:

  • Vết nứt non: Loại này mô tả những vết nứt nông mới hình thành, bề mặt hậu môn không chai, còn mềm mại. Biểu hiện lâm sàng của vết nứt non gây ra nhẹ nhàng hơn các nhóm khác, trẻ thường chỉ đau rát và ngứa
  • Vết nứt già: Vết nứt lớn và sâu hơn, bắt đầu có dấu hiệu xơ chai, thô ráp. Vết nứt này dễ bị rách toạc khi trẻ bị táo bón, gây ra cảm giác vô cùng đau đớn
  • Vết nứt mới: Những vết nứt này không dễ nhận ra, trừ khi trẻ được thăm khám kỹ lưỡng
  • Vết nứt cũ: Đây là loại vết nứt tồn tại một thời gian nên dễ thấy các vết xơ chai đi, lòi thành một mẩu thịt quanh lỗ hậu môn

Nguyên nhân trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn do rất nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là hậu quả của táo bón. Khối phân to, cứng, khi đi qua ống hậu môn gây cọ xát và làm tổn thương niêm mạc, tạo ra những vết nứt. Bên cạnh đó, nứt kẽ hậu môn ở trẻ còn gây đau đớn khi đi ngoài khiến con sợ hãi mỗi khi đi đại tiện. Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến tình trạng táo bón càng trầm trọng.

Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn còn bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như:

  • Thói quen rặn khi đại tiện khiến lực đẩy phân mạnh qua ống hậu môn, gây tăng áp lực hình thành vết rách
  • Viêm loét đại tràng hoặc viêm vùng hậu môn trực tràng
  • Đại tiện sai tư thế hoặc dùng giấy vệ sinh quá cứng gây xước niêm mạc hậu môn
  • Tiêu chảy kéo dài gây ảnh hưởng tới cơ vòng hậu môn
  • Cấu tạo ống hậu môn quá nhỏ hoặc do chấn thương
Nứt kẽ hậu môn là hậu quả của táo bón
Nứt kẽ hậu môn là hậu quả của táo bón

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Khi bị nứt kẽ hậu môn, trẻ thường xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Mỗi lần đi đại tiện trẻ thường tỏ ra rất đau đớn, khó chịu
  • Phân cứng, lớn, lẫn máu tươi
  • Quan sát thấy vùng da hậu môn xuất hiện vết rạch dọc
  • Đối với trẻ lớn thì chúng thường cố nhịn đi ngoài để tránh cảm giác đau
  • Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn ở trẻ còn có biểu hiện ngứa hoặc kích ứng quanh hậu môn
Nứt kẽ hậu môn khiến trẻ đau đớn, khó chịu khi đi vệ sinh
Nứt kẽ hậu môn khiến trẻ đau đớn, khó chịu khi đi vệ sinh

Nếu vết nứt hậu môn không lành và kéo dài trên 6 tuần thì có nguy cơ trở thành mãn tính. Điều này có nghĩa vết nứt vẫn tái phát trở lại và gây tổn thương liên tục. Đặc biệt, nếu vết nứt sa vào lớp cơ vòng hậu môn sẽ gây cơ co thắt, khiến vết nứt lan rộng và khó lành. Lúc này, trẻ cần được điều trị chuyên gia để cải thiện tình hình.

Điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng thường gặp ở trẻ. Ở mức độ nhẹ, tổn thương này có thể tự lành hoặc được điều trị tại nhà mà không cần can thiệp phẫu thuật. Bệnh sẽ dần hồi phục sau khoảng 2 tuần, nhưng phải trải qua 8 tuần vết nứt mới có thể lành hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu việc điều trị trên không có tác dụng, trẻ sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em khi bệnh có xu hướng trở nặng. Mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ một phần cơ vòng hậu môn, bao gồm bao gồm vết nứt và mô sợi xơ xung quanh. Sau phẫu thuật sẽ giúp giảm co thắt và đau đớn, từ đó vết thương cũng mau chóng lành hơn.

Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của trẻ mà mẹ cần thay đổi để con sớm bình phục:

  • Thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là những lúc bé đi ngoài và phân dính ở tã
  • Giữ cho hậu môn và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô ráo
  • Cho bé ăn thêm chất xơ và uống nhiều nước để giảm triệu chứng táo bón
  • Tăng cường hoạt động thể chất để kích thích nhu động ruột, cho bé đi ngoài dễ dàng hơn
Chăm sóc trẻ bị nứt kẽ hậu môn
Chăm sóc trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Cách phòng ngừa trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ là bệnh lý có thể phòng ngừa. Các biện pháp phòng ngừa đến từ việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể cho ba mẹ tham khảo:

  • Bổ sung nhiều chất xơ, từ rau xanh và trái cây. Việc tăng chất xơ cần được thực hiện từ từ, bởi ăn quá nhiều sẽ dễ khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 20 – 35g chất xơ mỗi ngày. Mẹ nên đa dạng cách chế biến và trình bày đẹp mắt để bé không cảm thấy nhàm chán
  • Cho bé uống nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, cũng như phòng ngừa tình trạng táo bón xảy ra khiến các vết nứt bị tái phát
  • Vận động thường xuyên giúp tăng nhu động ruột, cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn và vết rách mau lành
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15 – 30 phút. Cách này giúp bé giảm đau và ngứa hiệu quả
  • Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách, tránh dùng nhiều lực để rặn khiến vết nứt mới hình thành

Hy vọng những thông tin bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ. Khi phát hiện trẻ bị nứt kẽ, hãy đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám và định hướng điều trị phù hợp. Đồng thời, những thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, uống đầy đủ nước và tăng cường vận động sẽ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chia sẻ bài viết này