Tắc ruột ở trẻ là bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, cũng như cách xử lý và phòng ngừa để bảo vệ bé yêu nhé!
Tắc ruột ở trẻ là bệnh gì?
Tắc ruột là hiện tượng tắc nghẽn các chất trong lòng ruột (ruột non và đại tràng). Các chất này bị tích tụ lâu ngày tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, thậm chí là đe dọa tới tính mạng trẻ.
Tắc ruột là bệnh lý phổ biến ở mọi đối tượng. Ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân tắc ruột chủ yếu do thức ăn. Trường hợp này thường khó xác định do triệu chứng của bệnh dễ nhầm với táo bón hay các rối loạn tiêu hóa thông thường.
Tắc ruột ở trẻ diễn biến rất nhanh và dễ trở nặng, gây tổn thương thành ruột. Lúc này, đoạn ruột trên chỗ bị tắc sẽ căng dãn và trương lên, tạo áp lực trong lòng ruột gây ứ trệ tĩnh mạch, giảm tưới máu mao mạch khiến niêm mạc ruột bị phù nề, xung huyết dẫn đến giảm và mất quá trình hấp thu. Mặt khác, tắc ruột cũng sẽ khiến trẻ bị nôn nhiều, làm giảm ứ dịch trên chỗ tắc, gây thêm tình trạng mất nước, rối loạn diện giải vô cùng nguy hiểm.
Phân loại tắc ruột ở trẻ em
Tình trạng tắc ruột được chia thành 2 loại chính, tắc ruột cơ năng và tắc ruột.
- Tắc ruột cơ năng: Gặp trong các trường hợp dãy sợi mô trong bụng bị dính sau phẫu thuật, viêm túi thừa, viêm ruột, thoát vị, ung thư đại tràng,…
- Tắc ruột cơ họng: Ruột bị xoắn gây tắc nghẽn. Trường hợp này nguyên nhân chủ yếu do bã thức ăn, giun, nút phân su, sỏi mật, khối u,…
Nguyên nhân gây tắc ở trẻ
Như ở trên đã đề cập, nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ chủ yếu là do bã thức ăn. Thức ăn của trẻ có quá nhiều sợi dai, xơ gây khó tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột. Đặc biệt ở trẻ đang trong lứa tuổi mọc răng hay thay răng, khả năng nhai còn kém nên vấn đề tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, tắc ruột ở trẻ còn do những nguyên nhân khác như sau:
- Viêm túi thừa, viêm ruột
- Xoắn đại tràng
- Khối polyp ở ruột
- Thoát vị
- Có tiền sử lồng ruột và tái phát sau đó
Triệu chứng tắc ruột ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ bị tắc ruột không quá điển hình nên rất khó chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trẻ bị tắc ruột thường có những biểu hiện dưới đây:
- Nôn trớ: Ban đầu, trẻ có thể nôn ra thức ăn, sau đó ra sạch tiêu hóa và dịch mật. Trong một số trường hợp, nếu để quá muộn, trẻ có thể nôn ra phân kèm chướng bụng
- Đau bụng: Những cơn đau bụng do tắc ruột ở trẻ em có thể xảy ra đột ngột, đau dữ dội trong thời gian ngắn rồi giảm dần. Một lúc sau lại đau trở lại, với cường độ mạnh hơn. Cơn đau tập trung quanh khu vực bên hông, trên rốn, bên phải hoặc bên trái bụng. Sau đó lan rộng ra toàn bụng
- Táo bón: Ruột tắc khiến các chất trong ruột bị ngưng trệ dẫn đến khó tiêu, táo bón
- Chướng bụng: Dấu hiệu này thường được phát hiện qua thăm khám với các biểu hiện lâm sàng như bụng to, sờ bụng thấy cứng, bé ợ hơi nhiều,…
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tắc ruột ở trẻ rất nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Đặc biệt, giai đoạn đầu của bệnh rất khó nhận biết vì không có triệu chứng điển hình. Những biểu hiện như táo bón, nôn trớ,… rất dễ gây hiểu lầm với các hiện tượng rối loạn tiêu hóa thông thường. Vì vậy, cần phải siêu bụng mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng. Ngoài ra, tính nguy hiểm của bệnh lý cỏn thể hiện vào nhiều yếu tố khác như:
- Vị trí tắc ruột ở đại trạng hay ruột non, tắc ruột thấp hay huyết cao
- Trẻ bị tắc ruột loại cơ năng hay cơ học
- Mức độ tăng ruột một phần hay hoàn toàn
- Cơ chế tắc ruột là do bị bít tắc hay thắt ruột
Trẻ bị tắc ruột do ứ đọng thức ăn có thể dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, sụt cân. Lâu ngày hình thành lên khối thức ăn khổng lồ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm ruột, thủng ruột. Trường hợp tắc ruột gây nôn trớ có thể khiến trẻ mất nước. Nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng.
Điều trị tắc ruột ở trẻ em như thế nào?
Ngày nay, với sự phát triển của y học, chỉ cần được phát hiện sớm, bệnh tắc ruột có thể điều trị dễ dàng. Các phương pháp điều trị trẻ tắc ruột bao gồm:
Truyền dịch
Với trường hợp tắc ruột do dị vật, bã thức ăn,… bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Điều này giúp làm mềm và đẩy chúng ra khỏi ruột, chấm dứt tình trạng tắc nghẽn.
Tháo thụt
Tháo thụt sẽ giúp tống dị vật và khối bã thức ăn ra khỏi ruột nhanh chóng. Nếu thành công thì tình trạng tắc ruột sẽ được điều trị mà không cần áp dụng các phương pháp khác.

Phẫu thuật
Trường hợp tháo lồng ruột thành công hoặc ruột bị thủng thì phẫu thuật sẽ là biện pháp cuối cùng được áp dụng. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo gỡ đoạn ruột bị bít tắc để quyết tình trạng tắc ruột.
Cách phòng ngừa tắc ruột ở trẻ
Tắc ruột là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa từ sớm là vô cùng quan trọng để tránh trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tắc ruột ở trẻ:
- Đồ ăn cho bé nên chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chế biến mềm, dễ nhai
- Bổ sung đầy đủ chất xơ từ các loại rau xanh và trái cây như rau đay, mồng tơi, táo,…
- Nên chia nhỏ khẩu phần ăn, không cho bé ăn quá no trong một bữa
- Hạn chế cho bé ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng
- Tập cho bé thói quen ăn chậm, nhai kỹ
- Nhắc nhở bé uống nước nhiều mỗi ngày
- Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có vị chát, nhiều nhựa như hồng xanh, hồng xiêm xanh,…
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện mầm mống của bệnh từ sớm
Tắc ruột ở trẻ là bệnh lý hết sức nguy hiểm. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa là rất quan trọng giúp trẻ tránh rủi ro có thể gặp phải.