Nội dung chính

Trẻ bị lồng ruột là gì và những thông tin cần biết

Lồng ruột là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé có nhu động ruột mạnh. Trẻ bị lồng ruột có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, gây hoại tử, viêm nhiễm. Vì vậy, bệnh lý này cần được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh rủi ro về sức khỏe.

Trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là bệnh gì?

Lồng ruột là một dạng tắc nghẽn ruột, trong đó một phần ruột của trẻ bị trượt vào bên trong đoạn ruột khác. Hiện tượng này gây đau đớn, sưng, dẫn đến tổn thương đường ruột.

Hãy tưởng tượng bạn đang cầm một chiếc kính thiên văn. Khi bạn vặn nó theo một chiều, nó sẽ mở rộng hoàn toàn. Khi bạn vặn nó lại, các phần ống kính sẽ trượt vào trong, làm cho nó nhỏ hơn. Ruột của con người cũng dài và có hình ống. Nhưng không giống như kính thiên văn, các phần này được kéo dài ra. Khi một phần của ruột bị lồng vào đoạn ruột khác, thức ăn sẽ không thể đi qua, máu cũng không thể đến khu vực này. Điều này có thể gây nguy cơ rách ruột, nhiễm trùng và chảy máu trọng, đe dọa tới tính mạng trẻ.

Lồng ruột là bệnh gì?

Ai có nguy cơ mắc bệnh lồng ruột?

Bệnh lồng ruột ở trẻ em là tình trạng phổ biến, với tỷ lệ mắc cao, khoảng 1/250 – 1000:

  • Lồng ruột hiếm gặp ở trẻ sơ sinh
  • 60% những trẻ phát triển lồng ruột từ 2 tháng đến 1 tuổi
  • Bên cạnh đó, lồng ruột cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn
  • Bé trai có nguy cơ mắc bệnh lồng ruột thường xuyên hơn bé gái từ 3 – 4 lần
  • Trẻ bị lồng ruột thường xuyên hơn vào các tháng mùa xuân và mùa thu

Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột

Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ em thường xuất hiện đột ngột. Con bạn có thể:

  • Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng dưng khóc thét, bỏ ăn, ngừng chơi, da tím tái. Sau đó, cơn đau bụng của trẻ có thể tạm thời ngưng nhưng sẽ tái phát với tần suất kéo dài và thường xuyên hơn. Khi cơn đau tái phát, trẻ khóc từng cơn, uốn éo cơ thể, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, da xanh mượt
  • Khoảng 6 – 12 giờ sau đó, trẻ bị lồng ruột có biểu hiện đi ngoài lẫn màu hoặc màu nâu, đôi khi có dính chất nhầy. Môi bé khô, da tái nhợt, có cảm giác ớn lạnh, mạch nhanh, mắt trũng
  • Nếu sau 24 giờ không được xử lý, trẻ sẽ tiếp tục nôn ói, da lạnh, bụng căng cứng, thở khò khè, mạch đập nhanh và nhỏ, tiểu ít, bất tỉnh, sốt cao, có dấu hiệu mất nước nặng, khi sờ bụng có thể cảm nhận được khối ruột lồng như một đoạn dồi

Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột

Trẻ bị lồng ruột có nguy hiểm không?

Lồng ruột ở trẻ là bệnh lý có diễn biến rất nhanh. Nếu trẻ được cấp cứu quá muộn (trên 6 giờ) có thể cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột bị lồng. Nếu trễ 24 giờ, đoạn lồng ruột sẽ chui sâu vào trong gây tắc nghẽn mạch máu, thậm chí hoại tử. Lúc này, bác sĩ sẽ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột này. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh lồng ruột, ba mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện càng sớm, càng tốt.

Cách xử lý khi trẻ bị lồng ruột

Bệnh lồng ruột ở trẻ cần được xử lý ngay lập tức. Dưới đây là những gì mà ba mẹ nên xử lý khi trẻ bị lổng ruột:

  • Liên hệ với bác sĩ: Trẻ bị lồng ruột cần được xử lý càng sớm càng tốt. Vì vậy, ba mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn xử lý đúng cách
  • Giảm đau cho trẻ: Trường hợp trẻ cảm thấy đau nhiều, mẹ có thể giảm đau bằng cách chườm lạnh lên bụng hoặc cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Không cho trẻ ăn uống: Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh lồng ruột, ba mẹ không nên cho trẻ ăn uống để giúp giảm áp lực đường ruột, tránh những biến chứng có thể xảy ra
  • Điều trị chuyên môn: Tùy vào tình trạng của trẻ, việc điều trị có thể khác nhau. Nếu đưa trẻ đến viện muộn quá 6 tiếng, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật để tháo khối ruột lồng. Nếu sau 24 giờ, trẻ bị lồng ruột sẽ có dấu hiệu hoại tử, cần cắt bỏ. Việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật có thể gặp nhiều khó khăn, trẻ dễ tử vong do viêm phổi nặng và suy kiệt
  • Theo dõi và chăm sóc trẻ: Trẻ sau phẫu thuật cần được theo dõi và chăm sóc thận trọng để đảm bảo rằng tình trạng trẻ ổn định, tránh biến chứng

Hiện nay, nguyên nhân chính khiến trẻ bị lồng ruột vẫn chưa rõ ràng nên chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Cách phòng tránh rủi ro tốt nhất là ba mẹ cần nhận ra sớm triệu chứng trẻ bị lồng ruột để có thể xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết này