Nội dung chính

Trẻ bị nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý? Cách xử lý thế nào?

Trẻ bị nôn trớ được xem là bình thường hay là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị nôn trớ do sinh lý hay do bệnh lý? Cách xử lý thế nào?
Trẻ bị nôn trớ do sinh lý hay do bệnh lý? Cách xử lý thế nào?

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ngược ra miệng, do sự co thắt không tự chủ của cơ thành bụng.

Khi còn nhỏ, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, nguyên nhân bởi, ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hơn nữa dạ dày còn ở tư thế nằm ngang, trong khi chế độ ăn chủ yếu là sữa, dạng lỏng.

Nôn trớ ở trẻ thường lành tính, giảm dần khi trẻ lớn. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa.

non tro chu yeu la do sinh ly

Vì sao trẻ bị nôn trớ?

Nôn trớ ở trẻ em thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Nôn trớ sinh lý

Đây là hiện tượng thường gặp trong độ tuổi sơ sinh, không làm ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của bé. Như đã đề cập ở trên, nôn trớ sinh lý xảy ra do dạ dày của bé nằm ở tư thế không thuận lợi, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn chỉnh, co thắt tâm vị yếu.

Khi được trẻ được cho ăn quá no, bú không đúng tư thế hoặc bú xong không được vỗ ợ hơi đúng cách, nôn trớ sinh lý có thể xuất hiện. Nếu trẻ nôn trớ vẫn vui khỏe, không có dấu hiệu bất thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ bị nôn trớ sau khi ăn

Trẻ mới sinh, dung tích dạ dày chỉ chứa được khoảng 5 – 7ml. Từ 3 – 6 ngày tuổi, có thể chứa được 22 – 27ml. Giai đoạn 1 tháng tuổi, dung tích dạ dày của trẻ từ 80 – 150ml. Và từ 6 – 12 tháng tuổi chứa được 150 – 200ml. Nếu mẹ cho bé ăn vượt quá dung tích của dạ dày sẽ làm cho bé dễ bị nôn trớ.

??? Xem thêm:

Nôn trớ do bệnh lý

Nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa. Chẳng hạn như:

  • Trào ngược dạ dày: Bé bị nôn trớ liên tục, kèm ợ hơi, thường xảy ra sau khi ăn. Trẻ bị nôn trớ do trào ngược dạ dày kèm theo dịch acid, có thể dẫn đến bỏng rát thực quản, viêm thực quản, sợ bú hoặc ăn. Thậm chí, nếu nặng có thể gây viêm phổi, trẻ tím tái, ức chế hô hấp
  • Chứng hẹp môn vị: Môn vị là một cơ vòng nối dạ dày với tà tráng. Hẹp môn vị làm cho đường di chuyển thức ăn xuống ruột bị tắc nghẽn, có nguy cơ dội lại phía thực quản, gây nôn ói. Nếu bé nôn trớ liên tục, cứ ăn là trớ, chất nôn trào mạnh, thì có thể nghi ngờ mắc chứng hẹp môn vị
  • Bệnh lý khác: Trong vài ngày sau sinh, nôn trớ ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như nhiễm trùng virus dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột, tắc ruột, không dung nạp thực phẩm, viêm đường hô hấp,…

Đầy bụng, khó tiêu

Trẻ đầy bụng, khó tiêu là nguyên nhân chính dẫn đến nôn trớ. Một số dấu hiệu khác giúp mẹ nhận biết như: ít bú, quấy khóc, đi tiểu ít, bụng cứng, chướng bụng,…

Ngộ độc thực phẩm

Nếu cha mẹ thấy trẻ bị nôn trớ liên tục nhiều ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh nôn, trớ, trẻ bị ngộ độc còn kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, phát ban, tiêu chảy, co giật. Lúc này, hãy đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều có sao không?

Bé nôn trớ nhiều được xem là bình thường, nếu:

  • Trẻ vẫn ăn uống, vui chơi, khỏe mạnh và tăng cân đều
  • Không kèm theo các dấu hiệu như: buồn nôn, nôn trong tư thế bất thường, lười ăn, nôn ra máu, người xanh xao, mệt mỏi

Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng.

tac hai nang ne khi tre bi non tro lien tuc

Nhưng nếu trẻ hay bị nôn trớ, kèm theo đó là những dấu hiệu như:

  • Bụng chướng
  • Tiểu ít, môi khô
  • Lơ mơ, lờ đờ
  • Nôn kèm dịch vàng hoặc lẫn máu
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Sốt trên 38 độ C
  • Trẻ bị nôn liên tục trong 24 giờ

Nếu trẻ rơi vào trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, tuyệt đối không tự chuẩn đoán , tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Bé nôn trớ nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống, vì vậy cha mẹ cần xử lý nhanh để tránh khiến trẻ có cảm giác khó chịu.

  • Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ, mẹ hãy khăn lau sạch miệng, quàng khăn dưới cổ để phòng bé tiếp tục trớ. Nhanh chóng thay quần áo, cho trẻ súc miệng để tránh gây khó chịu bởi chất nôn
  • Mẹ cần bình tĩnh xử lý, tuyệt đối không được xốc bé dậy. Điều này có thể dẫn đến tràn dịch ói vào phổi, gây nguy hiểm đến trẻ
  • Không la mắng hay tỏ thái độ bực tức, làm trẻ cảm thấy sợ hãi, khóc và nôn trớ nhiều hơn. Thay vào đó, mẹ hãy nói chuyện với nhẹ nhàng, giúp trẻ quên đi việc nôn trớ
  • Cho trẻ nằm ở tư thế nghiêng người để không bị hít phải chất nổi vào phổi
  • Không cho trẻ bú ngay sau khi nôn
  • Trẻ bị nôn nhiều dễ rơi vào trạng thái mất nước. Vì vậy, mẹ nên có biện pháp bù lượng bằng cách bổ sung chất điện giải cho trẻ. Lưu ý nên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Cách xử lý trẻ bị nôn trớ
Cách xử lý trẻ bị nôn trớ

Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Ngoại trừ những nguyên nhân bệnh lý, trẻ bị nôn trớ có thể cải thiện, bằng cách thay đổi một số thói quen sau:

Cho bé bú đúng cách

Bú bình không đúng cách khiến bé nuốt phải lượng không khí đáng kể vào dạ dày. Khi vượt ngưỡng cho phép, nó sẽ tạo kích thích làm cơ hoành bị co thắt, gây nên các vấn đề tiêu hóa, điển hình như nấc, đầy bụng, nôn, trớ.

Để tránh tình trạng này, mẹ nên chú ý đến cách cho bé bú bình. Đặt bình sữa nghiêng một góc 45 độ, sao cho sữa ngập cổ bình, đồng thời chọn núm vú vừa với khẩu miệng của bé để tránh nuốt phải khí quá nhiều.

Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi, sặc sữa

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích cực nhỏ. Vì vậy, để tránh hiện tượng nôn trớ ở trẻ, thay vì cho bé ăn quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên chia thành nhiều cữ trong ngày, giúp bé tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.

cach giam non tro o tre so sinh

Không đặt bé nằm ngay sau bú sữa

Sau khi cho bé bú hoặc ăn, mẹ không nên cho bé nằm ngay. Đồng thời thực hiện vỗ ợ hơi cho bé để giải thoát lượng khí dư thừa bị hít phải trong quá trình ăn.

Cho bé ngủ đúng tư thế

Tư thế nằm không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà đây cũng là cách giúp cải thiện tình trạng  nôn trớ trẻ. Mẹ nên kê cao đầu cho bé một góc 30 độ để tránh tình trạng trào ngược thức ăn lên thực quản trong khi ngủ.

Bổ sung canxi

Trẻ bị nôn trớ đi kèm với triệu chứng khó ngủ, vặn mình có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Giải pháp hữu ích cho bé trong trường hợp này đó là bổ sung canxi từ chế độ ăn hoặc qua thực phẩm chức năng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng trẻ bị nôn trớ. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích, qua đó có giải pháp hợp lý khi bé gặp phải tình trạng này.

Chia sẻ bài viết này