Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không?

Đầy bụng, khó tiêu là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là các bé sơ sinh do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Vậy trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp trong bài viết sau.

tre so sinh bi chuong bung co nguy hiem khong

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì, không nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng là gì? Nguyên nhân

Chướng bụng đầy hơi không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, sở dĩ bé bị đầy hơi, chướng bụng là bởi:

  • Cơ thể không dung nạp được lactose trong sữa: Bình thường ruột non của trẻ có chứa enzyme lactase, với vai trò phân giải lactose thành đường đơn để cho cơ thể hấp thụ. Khi bé bú nhiều, cơ thể sẽ bị thiếu hụt enzyme, khiến cho lactose không hấp thụ hết ở ruột non, bị đẩy xuống dưới ruột già. Tại đây, vi khuẩn kỵ khí sẽ phân hủy lactose thành chất dịch lỏng và sinh khí. Hậu quả là gây tiêu chảy, đầy hơi
  • Do bé không tiêu hóa được protein: Như đã nói ở trên, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa phân giải được một số protein. Do đó nếu để kéo dài bé sẽ có thể rối loạn tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng
  • Do chế độ ăn không hợp lý: Mẹ ăn gì con ăn nấy. Khi mẹ ăn phải thực phẩm khó tiêu sẽ gây đầy hơi, chướng bụng làm bé khó tiêu. Các loại thực phẩm có thể gây hiện tượng này như là yến mạch, đậu tương, súp lơ, cải bắp,…
  • Do bé bị bệnh: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược, táo bón, tiêu chảy, tắc ruột,… cũng sẽ có thể khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng do nhiều nguyên nhân
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng do nhiều nguyên nhân

Dấu hiệu nhận biết bé bị chướng bụng

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không mẹ phải nhận biết được căn bệnh này. Theo chuyên gia, một số triệu chứng cho thấy bé bị chướng bụng bao gồm:

  • Bụng bé căng tròn kể cả sau ăn 1-2 tiếng, vỗ nhẹ vào bụng sẽ có âm thanh như tiếng trống
  • Trẻ không thể ợ hơi, hoặc ợ hơi nhiều tới mức nôn trớ sau bú
  • Trẻ thường xuyên khó chịu, vặn mình, uốn éo, khó ngủ
  • Mỗi ngày trung bình trẻ xì hơi khoảng 15-20 lần
  • Ngoài ra trẻ sơ sinh bị đầy bụng sẽ không đi ngoài được, bụng căng cứng, chướng to, phân lỏng, sền sệt

dau hieu nhan biet be bi chuong bung

Nhìn chung, hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho trẻ. Đặc biệt nếu để kéo dài sẽ gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

[Giải đáp] Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, tình trạng này nếu để kéo dài mà không xử lý kịp thời có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe bé. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe

Giai đoạn sơ sinh là lúc bé đang phát rất mạnh. Nhưng việc đầy bụng sẽ lại khiến con bỏ ăn, không hấp thụ được dinh dưỡng, dẫn đến chậm lớn. Thêm vào đó, việc bé thường xuyên quấy khóc, ngủ kém, tiêu chảy, táo bón do chứng bệnh này có thể làm giảm sức khỏe, bé trở nên mệt và yếu ớt hơn.

chuong bung nguy hiem khong

  • Ảnh hưởng tới trí não

Bé bị chướng bụng, đầy hơi thường khó có thể hấp thu dinh dưỡng nhất là thực phẩm từ sữa. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng phát triển não bộ.

  • Làm giảm đề kháng của trẻ

70% đề kháng của trẻ nằm tại đường ruột. Bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều lợi khuẩn và các tế bào miễn dịch của cơ thể người. Vì vậy khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, trẻ bị chướng bụng, đầy hơi miễn dịch sẽ bị suy giảm. Con dễ bị ốm và mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,…

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột

Đa số trẻ bị chướng bụng đầy hơi sẽ khiến chức năng đường ruột suy giảm. Từ đó dễ làm phát sinh các bệnh lý khác. Thậm chí việc bị tiêu chảy do chướng bụng kéo dài còn sẽ dẫn đến viêm hậu môn, gây nguy hiểm cho bé.

  • Ảnh hưởng tâm lý của bé

Chướng bụng khiến trẻ khó chịu nên sẽ quấy khóc liên tục, có khi khóc cả ngày đêm. Tình trạng này nếu để lâu ngày sẽ khiến các bé trở nên cáu kỉnh, tâm trạng không được thoải mái, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con.

Ngoài ra trẻ sơ sinh bị chướng bụng còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ. Mẹ phải thức đêm dỗ dành, lo lắng, suy nghĩ không có thời gian nghỉ ngơi, dễ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. 

Như vậy có thể thấy trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Những ảnh hưởng mà triệu chứng này gây ra cho bé là không hề nhỏ. Do đó nếu trẻ có những biểu hiện nghi ngờ của việc đầy hơi, chướng bụng thì mẹ cần phải tìm cách xử lý càng sớm càng tốt, tránh gây tác hại không đáng có.

Cách khắc phục tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Đa số trường hợp trẻ sơ sinh bị chướng bụng có thể tự hết mà không cần phải xử lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe bé, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Giúp bé ợ hơi

Biện pháp này giúp giảm bóng khí tích tụ trong đường tiêu hóa. Từ đó giúp trẻ cảm thấy dễ chịu. Một số tư thế để bé có thể dễ dàng ợ hơi như: Bế tựa lên vai, để bé nằm sấp trên đùi hoặc cánh tay, vỗ dọc lưng từ dưới lên trên,… Để đạt được hiệu quả cao mẹ không nên cho bé nằm sấp sau ăn, tránh hiện tượng trào ngược.

cach giup be o hoi

Massage bụng cho bé

Massage là một trong những liệu pháp giúp tăng nhu động đường ruột, đào thải bớt hơi trong bụng của bé. Từ đó mang lại cảm giác dễ chịu cho con. Theo đó, mẹ có thể dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa nhẹ quanh rốn theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Xem rõ hơn: 6 Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi tại nhà

Giúp bé xì hơi

Một trong những cách để trẻ không bị chướng bụng đó là giúp con xì hơi. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, giữ và đưa chân để con thực hiện động tác như đang đạp xe. Cách làm này sẽ giúp bé xì bớt hơi chướng trong bụng, mang lại cảm giác dễ chịu.

Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Dấu hiệu mẹ cần lưu ý

Chườm nóng bụng cho trẻ

Mẹ hãy sử dụng túi chườm hoặc khăn thấm nước nóng sau đó xoa quanh vùng bụng của bé nhẹ nhàng. Hơi nóng và lực xoa bóp sẽ giúp đẩy bớt khí thừa ra ngoài. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ không nên dùng khăn quá nóng, chườm khoảng 5 phút thì ngừng sau đó mới được chườm tiếp để tránh gây bỏng.

Sử dụng mẹo dân gian

Ngoài những biện pháp kể trên, mẹ bỉm có thể áp dụng những mẹo dân gian chữa đầy hơi, chướng bụng cho trẻ sơ sinh dưới đây.

  • Xay nhuyễn gừng rồi trộn với sữa ấm
  • Pha loãng nước chanh hoặc cam cho bé uống
  • Với những bé bú sữa mẹ thì hãy thêm tỏi vào khẩu phần ăn để hỗ trợ giảm chướng bụng ở trẻ

7 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Dùng mẹo dân gian chữa chướng bụng
Dùng mẹo dân gian chữa chướng bụng

Điều chỉnh lượng sữa phù hợp

Nếu bé không dung nạp lactose mẹ cần xem xét nguyên nhân thiếu hụt. Đồng thời quá trình cho bú hãy để con ngậm kín bình. Tránh việc trẻ nuốt cả khí vào bụng. Bên cạnh đó mẹ cũng nên điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp để bé hấp thu tốt nhất.

Nếu việc áp dụng các biện pháp trên không mang hiệu quả, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không bài viết trên đây đã giải đáp rõ. Với những trường hợp bị nhẹ mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà bằng những gợi ý ở trên. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng và gây ảnh hưởng tới bé mẹ cần theo dõi, đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Chia sẻ bài viết này