Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm thế giới có khoảng 3-5 triệu nhỏ tử vong vì căn bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ bị đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn một ngày. Đây là bệnh lý thường gặp, phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trung bình, một đứa trẻ dưới 5 tuổi sẽ bị tiêu chảy khoảng 3 lần mỗi năm. Thậm chí, tại những khu vực vệ sinh không được đảm bảo con số này có thể cao hơn nhiều lần.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Theo các chuyên gia, tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, khiến con sụt cân, mất nước, thậm chí đe dọa tính mạng. Năm 2010, trong những căn bệnh được công bố ở Việt Nam, tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong. Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.100 trẻ em dưới 5 bị tử vong vì căn bệnh này.

Điểm danh những nguyên nhân chính khiến bé tiêu chảy

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh tiêu chảy ở trẻ bùng phát.

  • Nhiễm trùng đường ruột: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.Theo các chuyên gia, virus rota, vi khuẩn salmonella và ký sinh trùng giardia là thủ phạm chính gây ra chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ kèm theo triệu chứng nhiễm trùng tiêu hóa như nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu, sốt cao
  • Mất cân bằng hệ vi sinh: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do bị mất cân bằng vi sinh đường ruột. Khiến cho hại khuẩn phát triển và gây cản trở đến hệ tiêu hóa
  • Không dung nạp Lactose: Lactose là đường có trong sữa mẹ, sữa công thức và cả sữa bò. Khi cơ thể bé không đủ enzyme dung nạp, lactose sẽ bị tích tụ ở ruột, gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa trong đó có tiêu chảy
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang ở trong quá trình hoàn thiện vì vậy con rất nhạy cảm với sự thay đổi bên ngoài. Khi trẻ bú mẹ chuyển sang sữa công thức hoặc có vài món lạ ở trong thực đơn hàng ngày cũng sẽ có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở con

Ngoài ra trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn có thể là do con mắc bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy mẹ sẽ có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn
  • Nằm ngủ li bì
  • Bé phải mót rặn khi đi ngoài
  • Số lần đại tiện nhiều hơn bình thường
  • Phân có dạng lỏng, màu vàng hoặc xanh
  • Đôi khi có nhầy, máu hoặc các thức ăn chưa tiêu trong phân
  • Bé còn có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, phân lỏng ồ ạt, mùi tanh như cá

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh tiêu chảy mất nước là một dấu hiệu rất đặc trưng. Dấu hiệu này thường được thể hiện qua 3 cấp độ đó là:

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mất nước cấp độ nhẹ

  • Mắt bé bị khô, khó khóc chảy ít nước mắt hoặc không có
  • Bé có dấu hiệu khô miệng, khô môi
  • Bé đi tiểu tiện ít hơn
  • Thường xuyên cáu gắt và kém linh hoạt

Mất nước cấp độ vừa

  • Mắt bé bị trũng đột ngột
  • Rơi vào trạng thái lờ đờ hoặc nằm li bì
  • Khi chạm tay vào da sẽ thấy da khô và kém đàn hồi

Mất nước cấp độ nặng

  • Ở trẻ sơ sinh mất nước cấp độ nặng mẹ sẽ thấy thóp trũng
  • Trẻ không đi tiểu trong vòng 6h
  • Da bé bị mất đàn hồi
  • Trẻ li bì, lờ đờ thậm chí hôn mê, bất tỉnh
  • Mạch nhanh, khó bắt, huyết áp tụt giảm và không đo được

10 cách bù nước khi bị tiêu chảy cho trẻ chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Khác với táo bón, tình trạng tiêu chảy ở trẻ biểu hiện bằng sự thay đổi trong cách đi tiêu. Tuy nhiên nếu không để ý, mẹ sẽ rất khó nhận biết được tình trạng này.

Hậu quả là trẻ mất nước, khiến cho quá trình trao đổi, cân bằng thân nhiệt bị ảnh hưởng nhiều. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể làm bé suy kiệt cơ thể, trụy mạch, tử vong.

Không chỉ thế, việc để tiêu chảy kéo dài còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu ở bé. Vì vậy, mẹ cần lưu ý nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần làm gì?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nếu để kéo dài có thể gây ra nguy hiểm với bé. Vì vậy khi con có các dấu hiệu của bệnh mẹ nên áp dụng biện pháp dưới đây để giúp các bé cải thiện nhanh chóng.

Cách chăm sóc, điều trị trẻ tiêu chảy
Cách chăm sóc, điều trị trẻ tiêu chảy

Bù nước và điện giải

Là một trong những nguyên tắc quan trọng mà mẹ cần phải lưu ý với bé đang bị tiêu chảy. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe từng bé mà mẹ có thể áp dụng biện pháp khác nhau. Cụ thể:

  • Với trẻ sơ sinh bú mẹ thì nên tăng cường cữ bú. Sữa mẹ sẽ giúp bổ sung lượng nước và chất điện giải cần thiết cho con
  • Với các bé lớn hơn, từ 6 tháng đến 5 tuổi mẹ có thể cho con dùng nước súp, nước cháo, nước dừa hoặc các dung dịch có chứa Oresol

Giữ vệ sinh cho bé

Một nguyên tắc nữa quan trọng không kém khi mẹ điều trị tiêu chảy cho bé sơ sinh đó là thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ. Dụng cụ, đồ dùng mà con tiếp xúc hàng ngày cũng cần phải được làm sạch, tránh cho vi khuẩn lây nhiễm gây ra tiêu chảy.

Ngoài ra, với trẻ tiêu chảy việc đi ngoài nhiều có thể khiến con bị hăm. Vì vậy mẹ hãy vệ sinh vùng kín cho bé sạch sẽ, tránh để ảnh hưởng đến da.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh sẽ có tác dụng cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường đề kháng cho con. Từ đó ổn định lại hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy một cách hiệu quả. Vì vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung loại chế phẩm này.

Chú ý dinh dưỡng

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn chính. Vì vậy nếu trong trong giai đoạn này mẹ nên chú ý thực đơn của mình. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, nhất là rau xanh, hoa quả, thịt cá để giúp sữa có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi mẹ có thể cho con ăn dặm các loại thức ăn mềm, lỏng để bé dễ tiêu.

Đồng thời bổ sung liều kẽm phù hợp cho bé từ 10-20mg/ ngày hoặc có thể chọn thức ăn giàu kẽm để bổ sung vào khẩu phần ăn của con.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì cho bệnh mau khỏi?

Dinh dưỡng hợp lý giúp con cải thiện tiêu chảy tốt hơn
Dinh dưỡng hợp lý giúp con cải thiện tiêu chảy tốt hơn

Điều trị bằng kháng sinh

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám xem có cần dùng thuốc kháng sinh hay không. Vì vậy mẹ không được phép tự ý dùng thuốc tại nhà. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

  • Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trị lỵ khi phân có máu
  • Điều trị kháng sinh toàn thân khi thấy nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…

Cách phòng ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Để phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ hãy áp dụng một vài biện pháp dưới đây.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa sạch tay, chân, đồ chơi của bé
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật, nguồn nước bẩn có nguy cơ ẩn chứa mầm bệnh
  • Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ để bé có sức đề kháng phòng bệnh tốt hơn
  • Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cho bé
  • Khi trẻ có triệu chứng bất thường mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám, điều trị kịp thời

8 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của bé. Vì vậy, một số thực phẩm mà cơ thể mẹ hấp thu ở giai đoạn này cũng sẽ phần nào gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, nhạy cảm. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin như cam, quýt, cà chua, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải. Đồng thời tăng cường lượng đạm từ các loại thịt lành tính như gà, bò, lợn để bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu, thực phẩm cay nóng, chứa cafein,…

Khi nào trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần gặp bác sĩ?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài mẹ nên chú ý những dấu hiệu sau để đưa các bé tới viện kịp thời.

Trẻ sơ sinh gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Trẻ sơ sinh gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
  • Bé có dấu hiệu sốt
  • Nôn hơn 12 tiếng
  • Con bị mất nước như môi khô, mắt trùng, không có nước mắt
  • Phân có màu, nhầy hoặc màu đen
  • Phân có mùi thối hoặc nhầy giống mỡ
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 48h
  • Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi mẹ hãy gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều mà các phụ huynh vô cùng lo lắng. Hy vọng với bài viết trên, Fitobimbi đã giúp các mẹ hiểu hơn về chứng bệnh này. Từ đó biết cách phòng ngừa, điều trị nếu bé gặp phải tình trạng trên.

Nguồn tham khảo: medlineplus, webmd, healthline

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000691.htm
https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-diarrhea-causes-treatment
https://www.healthline.com/health/baby/baby-diarrhea
Chia sẻ bài viết này