Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón là bệnh lý thường gặp, nhưng vẫn nhận được sự quan tâm của đông đảo các bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần biết về tình trạng này!

Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải hiện tượng hiếm gặp. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng đủ hiểu biết để nhận ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân khô, cứng, nhỏ như phân dê. Đôi khi có trường hợp phân khuôn to, rất khó tống ra ngoài.
Trẻ sơ sinh bú mẹ không đi ngoài vài ngày, nhưng phân vẫn mềm, đánh hơi thường xuyên, tăng cân, khỏe mạnh thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ không đi ngoài trong 5 – 6 ngày, có biểu hiện đau đớn, quấy khóc thì có thể bé đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Do chế độ ăn của mẹ
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu bú mẹ. Vì vậy, việc mẹ ăn gì, uống gì ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa. Nhiều bà mẹ có thói quen ăn nhiều đồ cay, nóng, khó tiêu, chất đạm, ít chất xơ. Những chất dinh dưỡng này theo đường sữa nạp vào cơ thể của bé, dẫn đến hiện tượng táo bón.

Do trẻ uống sữa công thức
Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh còn có thể do dùng sữa công thức. Hầu hết các sản phẩm sữa trên thị trường đều chứa nhiều dinh dưỡng, trong khi đó đường ruột của bé còn yếu, khó có khả năng tiêu hóa hết được. Vì vậy, trẻ uống vào có khả năng bị táo bón rất cao.
Trẻ bị thiếu nước
Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây hiện tượng hút nước ngược ở đường ruột. Từ đó phân của bé sẽ bị khô, cứng, dẫn đến táo bón. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị thiếu nước là do lười bú, ít bú hoặc sữa mẹ sản sinh không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé.
Do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón có thể xuất phát lý do bệnh lý. Một số tổn thương ở đường tiêu hóa khiến trẻ bị táo bón thường xuyên là: bệnh suy giáp bẩm sinh, bệnh vô hạch đại tràng,…
Các biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân bệnh lý:
- Trẻ ít đi cầu trong 1 tháng đầu đời, kèm theo đó là hiện tượng sụt cân
- Trẻ không đi phân su trong 24 giờ sau khi chào đời. Dấu hiệu này có liên quan đến bệnh lý Hirshsprungs, ảnh hưởng đến 1/5000 trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón phải làm sao?
Đừng trước tình trạng này, nhiều mẹ thường lo lắng và không biết giải quyết thế nào? Mẹ đừng lo nhé, Fitobimbi sẽ bật mí cho mẹ một số cách “đánh bay” nỗi phiền toái này của trẻ.
Điều chỉnh chế độ ăn
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng tránh táo bón ở trẻ nhỏ. Vậy với trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón cần điều chỉnh dinh dưỡng như thế nào?
Đối với trẻ sơ sinh:
- Tiếp tục cho bé bú sữa, cần cho bé bú thường xuyên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cũng như cung cấp nước cho cơ thể
- Cho bé bú đúng cách, khuyến khích bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi
Đối với mẹ:
- Ăn nhiều các loại rau củ giàu chất xơ: Chất xơ là dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cơ thể được cung cấp đầy đủ chất xơ sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn, qua đó đẩy lùi tình trạng táo bón ở cả mẹ lẫn con. Những thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ nên bổ sung là cà rốt, rau chân vịt, quả lê, chuối, bơ, súp lơ xanh, đậu hà lan, đỗ, khoai lang,…
- Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin không chỉ tìm thấy trong các loại thịt, cá mà còn có nhiều trong rau củ. Chẳng hạn như bắp cải, cải thảo, mồng tơi, súp lơ xanh, rau dền,…
- Sữa chua: Đây là thực phẩm bổ dưỡng giúp cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột. Mỗi ngày, mẹ nên ăn 2 – 3 hộp sữa chua để giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, sữa chua cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé
- Uống nước: Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, bạn nên uống nước đầy đủ mỗi ngày. Không chỉ giúp giảm táo bón ở trẻ, uống nhiều nước còn là cách để thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho con

Massage bụng
Massage bụng là cách đẩy lùi nhanh chóng các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Thông qua massage, các khí dư trong bụng sẽ được đẩy ra ngoài dễ dàng, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho trẻ. Đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra.
Để thực hiện, trước tiên mẹ cần rửa sạch tay, sau đó dùng hai ngón tay ấn nhẹ, đồng thời xoa vòng quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút. Lưu ý, tránh massage khi bé ăn no.
Giúp bé vận động
Để xử lý gọn tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, bạn có thể thử ngay các bài tập vận động. Trẻ sơ sinh cần được vận động càng sớm càng tốt. Không những giúp các nhóm cơ và kỹ năng vận động của trẻ phát triển, vận động sớm còn có thể đẩy lùi các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Với bé bị táo bón, mẹ hãy áp dụng bài tập “đập xe”. Đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân rồi đẩy lên phía bụng, di chuyển theo động tác đạp xe. Thực hiện mỗi lần 5 – 10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Ngâm hậu môn trị táo bón
Ngâm hậu môn cho trẻ với nước ấm có tác dụng kích thích các nhóm cơ hậu môn giãn nở, đồng thời thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt. Nhờ đó, bé đi ngoài dễ dàng hơn. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, cho trẻ tắm và ngâm hậu môn khoảng 5 – 10 phút nhé!
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón, phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cũng như chủ động nâng cao đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung thêm các khoáng chất như vitamin B, kẽm, selen, crom,.. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho mẹ!