Nội dung chính

Trẻ sơ sinh đi phân xanh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Màu sắc phân phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, không ít bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi trẻ sơ sinh đi phân xanh. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh là gì? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

phân xanh ở trẻ
Trẻ đi ra phân xanh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi phân xanh

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh có thể đáng báo động, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là vấn đề quan ngại. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh:

Do sắc tố mật từ gan tiết ra

Phân xanh ở trẻ sơ sinh được xem là tình trạng bình thường. Hiện tượng này xảy ra là do sắc tố mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn chưa được chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng, khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành màu xanh. Trong trường hợp này, trẻ đi ngoài phân xanh không ảnh hưởng đến sự phát triển, do đó mẹ không cần quá lo lắng nếu bé vẫn tăng cân đều đặn.

Vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da được chiếu đèn trị vàng có thể đi ngoài phân xanh. Nguyên nhân là do gan của bé chưa trưởng thành nên không thể xử lý bilirubin mà cơ thể sản xuất. Từ đó khiến phân có màu bất thường.

Bụng khó chịu

Khi bé bị ốm, khó chịu trong bụng có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân. Tình trạng này có thể kéo dài hàng tuần và cách tốt nhất để giúp con phục hồi là bú sữa mẹ.

bung kho chiu

Thừa dinh dưỡng

Trường hợp này xảy ra ở những mẹ nhiều sữa và bé bú được sữa đầu có nhiều đường, ít chất béo có thể khiến nhu động ruột hoạt động quá mức, làm cho phân bị lỏng hoặc chuyển sang màu xanh.

Bé bú không hiệu quả

Nếu vào ngày thứ 5, phân của trẻ sơ sinh có màu xanh lá thay vì màu vàng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé không đủ sức để hút hết lượng sữa cuối có trong bầu sữa, nên bú sữa có nhiều đường và ít chất béo.

Mẹ ăn thức ăn có màu xanh

Nếu thực đơn của mẹ ăn nhiều các loại rau xanh lá như rau bina, phân của trẻ có thể đổi màu sang màu xanh. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, trừ khi bé có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, đau bụng. Trong trường hợp này, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hơn.

Nhạy cảm với thức ăn hoặc thuốc

Cơ địa trẻ sơ sinh nhạy cảm, vì vậy trong giai đoạn cho con bú nếu mẹ ăn những thực phẩm lạ hoặc dùng thuốc, trẻ có thể đi ngoài phân màu xanh. Bên cạnh bé đi phân màu xanh, mẹ có thể thấy bé sẽ gặp các dấu hiệu khác như đau bụng, khô da, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề hô hấp.

Dị ứng đạm sữa bò

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức, đi ngoài phân màu xanh là điều hết sức bình thường. Ngoài ra, màu sắc của phân cũng có thể thay đổi khi trẻ bú sữa ngoài như nâu, nâu xanh, nâu sạm,… Trong đó, phân xanh thường đặc và nặng mùi hơn, bởi đôi khi hàm lượng sắt trong sữa công thức có thể khiến phân bé chuyển màu như vậy.

bé dị ứng đạm sữa bò

Ruột bị kích thích

Trẻ sơ sinh đi phân xanh có bọt cho thấy ruột của bé đang bị kích thích. Nếu tình trạng này diễn ra ngắn hạn, 1 – 2 ngày thì có thể do nhiễm virus hoặc do phản ứng nhẹ của hệ tiêu hóa với thực phẩm mà mẹ đã ăn.

Trẻ mọc răng

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh kèm theo chất nhầy có thể xảy ra trong giai đoạn bé mọc răng do chảy nước dãi quá mức. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.

Một số bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ mắc một số bệnh như nhiễm ký sinh trùng, Celiac, Crohn,… cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài phân xanh.

Trẻ sơ sinh đi phân xanh khi nào là bình thường – bất thường?

Trong 1 tuần đầu đời, phân của trẻ sơ sinh thay đổi liên tục về màu sắc, kết cấu và mùi. Cụ thể như sau:

  • 1 – 2 ngày đầu: Phân có màu đen hoặc xanh lá, dạng sệt. Đây được gọi là phân su, bao gồm chất bé hấp thụ từ khi còn trong bụng mẹ như dịch màng ối, dịch nhầy
  • Sang đến ngày thứ 3: Trẻ bắt đầu bú sữa nhiều hơn nên màu sắc phân từ đó cũng thay đổi. Phân chuyển sang màu xanh đậm hoặc nâu sẫm, kết cấu hơi sần, lỏng, vón cục
  • Đến ngày thứ 5: Bé đi ngoài phân màu vàng, kết cấu đặc hơn

Nhìn chung, trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh không phải là dấu hiệu bất thường, nếu bé vẫn ăn ngon, bú khỏe và phát triển đều.

Ngược lại, nếu trẻ đi ngoài phân xanh kèm theo các triệu chứng như sốt, tiêu chảy hoặc táo bón thì phụ huynh cần hết sức lưu ý. Điều này cho thấy trẻ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biện pháp giúp bé tiêu hóa khỏe, ăn ngon

Để giúp bé tiêu hóa khỏe, ăn ngon, hạn chế tình trạng đi ngoài phân xanh, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như năng lượng, đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng, hỗ trợ trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm. Đồng thời giữ cho đường ruột của bé luôn khỏe mạnh và ổn định.

bien phap giup tre tieu hoa khoe doi voi tre bu me

Tuy nhiên, chất lượng nguồn sữa mẹ rất dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn hàng ngày. Do đó, để đảm bảo cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn khoa học. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung đầy đủ nước, tối đa 2 – 2.5 lít/ngày
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, cá, hải sản, thịt, ngũ cốc
  • Hạn chế ăn những thức ăn cay, nóng, nặng mùi và các chất kích thích như trà, cafe, rượu bia

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bú sữa công thức đi ngoài phân xanh, mẹ có thể tham khảo một số giải pháp sau:

  • Đảm bảo bé đang bú sữa công thức đúng cách: Việc bú sữa quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể gây ra vấn đề với hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, hãy đảm bảo tằng trẻ đang bú sữa một cách thoải mái, không gặp khó khăn trong quá trình bú. Ngoài ra, mẹ cũng nên pha sữa cho bé theo đúng tỷ lệ in trên bao bì sản phẩm. Tuyệt đối không được pha loãng hoặc quá đặc, điều này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Thay đổi sữa công thức: Nếu trẻ đi ngoài phân xanh, mẹ có thể xem xét việc thay đổi loại sữa công thức. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm được loại sữa phù hợp nhất cho trẻ
  • Đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường: Trường hợp trẻ sơ sinh đi phân xanh kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và xác định nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được điều trị kịp thời
  • Đảm bảo vệ sinh: Trong quá trình cho bé bú sữa, mẹ cần đảm bảo các dụng cụ pha sữa được tiệt trùng và để khô ráo hoàn toàn để tránh vi khuẩn gây ra các vấn đề tiêu hóa ở trẻ

Trẻ sơ sinh đi phân xanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, các mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Fitobimbi mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này