Nội dung chính

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Kháng sinh là loại thuốc được dùng khi mắc các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là phổ biến nhất. Vậy, lúc này, cha mẹ cần làm gì để đánh bay sự “phiền toái” này cho bé. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy không hiếm gặp

Tiêu chảy có thể xảy ra khi trẻ sử dụng bất kỳ kháng sinh nào. Trung bình, cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, tình trạng tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh không phải hiếm gặp.

Kháng sinh là thuốc có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh với liều lượng cao và tần suất liệt tục, một số lợi khuẩn có thể bị tiêu diệt. Trong khi đó, các vi khuẩn có hại thường ít bị ảnh hưởng, vì nhiều chủng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh mẽ. Hậu quả là thế cân bằng giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi bị phá vỡ, gây nên những tổn thương niêm mạc ruột, viêm nhiễm, phù nề và tiêu chảy. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên rất dễ bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh đều ở mức độ nhẹ và có thể khỏi sau khi ngừng sử dụng. Tuy nhiên, một số trẻ lại có biểu hiện nặng, gây tổn thương ở đại tràng nên cần phải điều trị ngay!

Tác nhân gây tiêu chảy do dùng kháng sinh

Vi khuẩn kỵ khí clostridium difficile là thủ phạm chính gây ra hầu hết các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh. Tình trạng này thường gặp ở trẻ đang điều trị trong các khoa hồi sức tích cực, sử dụng kháng sinh với liều cao trong thời gian dài.

Tác nhân gây tiêu chảy do dùng kháng sinh
Tác nhân gây tiêu chảy do dùng kháng sinh

Ngoài ra, bé uống kháng sinh bị tiêu chảy còn do một số loại khác như: tetracycline (doxycycline, minocycline), quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin, cephalosporin (cefuroxim, cefixim, cefpodoxime), penicillin, amoxicillin, ampicillin, erythromycin, clindamycin,… Trẻ có thể bị tiêu chảy do dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm.

Triệu chứng bé uống kháng sinh bị tiêu chảy

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Các triệu chứng đặc trưng của hiện tượng này là:

  • Sau khi uống kháng sinh khoảng 2 – 9 ngày, trẻ có biểu hiện chướng bụng, đau bụng, sôi bụng.
  • Trẻ bị tiêu chảy liều lần trong ngày, có thể lên tới 15 – 20 lần.
  • Phân lỏng, nhầy hoặc phân vàng, xanh lổn lổn, có bọt, phân sống, có lẫn thức ăn.
  • Trẻ phải gồng mình, rặn đỏ mặt mỗi khi đi đại tiện.
  • Vùng hậu môn bị hăm đỏ do phân có tính axit.
  • Khi vi khuẩn có hại gia tăng, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ viêm đại tràng. Các triệu chứng cụ thể là phân lỏng có máu, tiêu chảy nhiều lần, đau quặn bụng, nôn mửa, buồn nôn, sốt cao

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng thường tự khỏi sau khoảng vài ngày dừng uống thuốc. Tuy nhiên, nếu không thuyên giảm, trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hấp thu dinh dưỡng, mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, sụt cân,…

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc sau khi chăm sóc trẻ tiêu chảy do dùng kháng sinh:

Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy nhẹ, mẹ nên tiếp tục cho dùng kháng sinh theo đủ liều mà bác sĩ chỉ định. Bởi việc ngưng thuốc giữa chừng có thể sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Mặt khác, cha mẹ cũng tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc chống tiêu chảy khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Chúng có thể gây tương tác với thuốc kháng sinh trẻ đang dùng, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Tiếp tục cho bé dùng thuốc đúng liệu trình
Tiếp tục cho bé dùng thuốc đúng liệu trình

Bổ sung đầy đủ nước

Tiêu chảy có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Vì vậy, sự bổ sung nước kịp thời là điều cần thiết. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nước giải khát hoặc nước ép trái cây, vì chúng có thể khiến tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Xem thêm:

Quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày

Khi bị tiêu chảy, trẻ cần ăn theo thực đơn đặc biệt. Thay vì những món ăn thường ngày, mẹ nên ưu tiên nấu cho bé ăn những món mềm, dễ tiêu. Chẳng hạn như cơm nát, súp, cháo loãng. Kết hợp với các loại thịt giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như thịt gà, thịt lợn.

Tiêu chảy sẽ khiến bé bị mất nước, vì vậy thêm các loại rau củ vào thực đơn là rất tốt cho tiêu hóa, cũng như giúp tăng cường đề kháng cho bé nữa. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh cho bé ăn các thức ăn cay, các loại đậu, hải sản và đồ ăn lạnh.

Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì cho bệnh mau khỏi?

Quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày
Quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày

Bổ sung men vi sinh

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để thiết lập lại cân bằng này, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm chứa bào tử lợi khuẩn. Bởi khi đi vào hệ tiêu hóa, nó sẽ không bị acid phá hủy. Nhờ vậy có thể di chuyển đến ruột non và thực hiện “nhiệm vụ”.

Tại đây, các bào tử lợi khuẩn sẽ phát triển và ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, trả lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chấm dứt tình trạng tiêu chảy dễ dàng.

Đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nặng

Trường hợp trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy không đáp ứng với tất cả các phương pháp điều trị trên, hãy đưa tới bệnh viện nếu phát sinh những biểu hiện sau:

  • Trẻ bị sốt cao không hạ
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn
  • Trẻ mệt mỏi, không uống nước
  • Trẻ đi ngoài có lẫn máu
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như ít tiểu, môi khô, mệt mỏi

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy:

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Cho trẻ dùng kháng sinh theo đơn vị, tuyệt đối không dừng giữa chừng hoặc tăng liều
  • Tránh những loại kháng sinh gây tiêu chảy trước đó sau khi khỏi
  • Cho bé uống đầy đủ nước, tránh đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều gia vị và các loại đậu hạt
  • Trường hợp trẻ tiêu chảy gây hăm tã, mẹ nên vệ sinh bằng nước sạch mỗi ngày. Sau đó lau khô rồi thoa một lớp vaseline hoặc các loại kem chống hăm khác
  • Khi hết liệu trình dùng kháng sinh, mẹ nên bổ sung thêm cho bé men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Trên đây là cách xử lý khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy. Trong quá trình chăm sóc bé yêu, nếu có bất kỳ khó khăn gì, hãy truy cập website của Fitobimbi để cập nhật nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích!

Chia sẻ bài viết này