Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ tìm hiểu một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Cùng theo dõi nhé!

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng co thắt bất thường của cơ vòng tiêu hóa, gây đau bụng và những thay đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Trong những năm đầu đời, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để “bắt kịp” tăng trưởng. Nếu hệ tiêu hóa gặp trục trặc, con sẽ không thể nhận được đủ lượng dinh dưỡng cơ thể gần, dẫn đến chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch,…
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trước khi cùng mẹ nhận biết triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng bệnh này nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số nguyên nhân có thể được kể ra là:
- Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên rất dễ bị tấn công từ các tác nhân từ bên ngoài
- Kháng sinh cũng có thể là thủ phạm gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Thuốc kháng sinh không thể phân biệt đâu là vi khuẩn có lợi, đâu là vi khuẩn có hại. Vì vậy, nó sẽ tiêu diệt đồng thời cả lợi khuẩn và hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh. Hoặc đang sống tại môi trường ô nhiễm
- Trên thực tế, các biến chứng của viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi họng cấp,… cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi bệnh diễn ra, lượng đờm trong cổ họng tăng tiết mạnh, thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ thường nuốt, dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột
- Trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa giàu mỡ, cay, nóng,… cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Dưới đây là 7 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất:
Nôn trớ – biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là tình trạng thức ăn từ trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày còn nhỏ và nằm ngang nên sau khi ăn no hoặc thay đổi tư thế đột ngột, sữa sẽ dễ trào ra miệng.. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự khỏi sau 1 tuổi.
Đau bụng – triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đau bụng do rối loạn tiêu hóa ở trẻ khá đa dạng. Tính chất cơn đau và vị trí thường không cố định. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và trao đổi chất, khiến trẻ chậm tăng cân, chậm lớn. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan mỗi khi bé bị đau bụng, vì rất có thể đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Táo bón, kiết lỵ – dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Mẹ có thể nhận biết táo bón ở trẻ thông qua những biểu hiện sau:
- Bụng căng cứng
- Tần suất đi tiêu giảm, 2 – 3 ngày bé mới đi một lần
- Trẻ muốn đi ngoài nhưng không đi được
- Tính chất phân thay đổi, cứng, khô, kích thước lớn hoặc nhỏ như phân dê
- Trẻ phải rặn nhiều đỏ mặt, đôi khi phân có lẫn cả máu
Ngoài ra, trẻ bị táo bón còn đi kèm với những triệu chứng khác như quấy khóc, cáu gắt, nôn trớ, biếng ăn, đau bụng, ít tăng cân,… Trẻ bị táo bón kéo dài có thể chuyển sang kiết lỵ, với triệu chứng như tiêu chảy, kèm sốt và những cơn đau quặn bụng.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em này thường xảy ra ở những trẻ có cần ăn nhiều chất béo, chất đạm và ít chất xơ.
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Đây là những biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Đây là hiện tượng cơ thể không thể hấp thụ được thức ăn. Đi kèm với đầy hơi, chướng bụng, trẻ có thể nôn ói ra thức ăn chưa tiêu. Mẹ có thể nhận biết được tình trạng này khi trẻ xì hơi thường xuyên, bụng to, căng cứng.

Tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đường ruột. Biểu hiện khi trẻ tiêu chảy là khi đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Song song theo đó trẻ có thể bị mệt mỏi, sốt, nôn ói kèm theo phân có lẫn máu.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh cải thiện?
Chán ăn, bỏ bữa
Đây được coi là biểu hiện rõ ràng nhất, cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang gặp trục trặc. Trẻ có thể từ chối cả những món ăn yêu thích, kèm theo đó là triệu chứng quấy khóc, khó ngủ.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì?
Khi nhận biết được triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bước tiếp theo mẹ cần làm gì? Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
- Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn theo quy tắc: từ ít tới nhiều, từ lỏng đến đặc
- Ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Điều này giúp làm loãng thức ăn, cho phép chúng di chuyển qua đường ruột dễ dàng hơn
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua
- Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn theo quy tắc: từ ít tới nhiều, từ lỏng đến đặc
- Ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Điều này giúp làm loãng thức ăn, cho phép chúng di chuyển qua đường ruột dễ dàng hơn
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, súp rong biển miso, sữa bơ, đậu nành lên men, phô mai, vi tảo,…
- Bổ sung thêm kẽm để khôi phục vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng

Hạn chế những thực phẩm gây hại
- Khi bé bị táo bón, mẹ nên hạn chế cho bé ăn tinh bột và các loại thực phẩm giàu chất béo
- Kiêng bột đường và chất xơ đối với bé bị tiêu chảy
- Không ăn các thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn để qua nhiều ngày,…
Rèn luyện thể chất mỗi ngày
Thói quen vận động mỗi ngày giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Vì vậy, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như bóng đá, cầu lông, bơi lội,… vừa rèn luyện sức khỏe vừa tiêu thụ calo giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên, lưu ý không cho trẻ vận động mạnh sau khi ăn no.
Trên đây là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mong rằng thông tin này sẽ giúp ích được mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!