Chu kỳ 3 tháng đầu đời sắp kết thúc, bé yêu sẽ bước vào một giai đoạn mới với nhiều thay đổi. Vậy trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Cùng khám phá những kỹ năng bé có thể đạt được trong giai đoạn này nhé!
>>> Trẻ 3 tháng tuổi: Cân nặng, cột mốc phát triển và dinh dưỡng
Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?
Bước sang giai đoạn 3 tháng tuổi là một cột mốc thú vị dành cho bé yêu của bạn. Không chỉ có sự thay đổi về ngoại hình, em bé còn đạt được nhiều kỹ năng quan trọng trong thời điểm này.
Về cơ thể
Trọng lượng và chiều dài của bé trong giai đoạn này có sự tăng trưởng lần lượt là 30% và 20% so với thời điểm mới sinh. Với những chỉ số phát triển này, bé bắt đầu có nhiều thay đổi hơn:
- Bắt đầu biết cầm nắm: Bé có thể dùng hai tay để nắm chặt đồ vật, chẳng hạn đồ chơi hay bàn tay của ba mẹ
- Thói quen mút tay: Trẻ 3 tháng tuổi có thể đưa tay gần miệng hơn và bắt đầu thích thú với hành động này. Nhiều trẻ mút tay cảm thấy thoải mái như tìm được cảm giác bên bầu sữa mẹ
- Biết nhận diện các khuôn mặt khác nhau: Trẻ 3 tháng tuổi biết ghi nhớ khuôn mặt người và có thể nhận ra đâu là gương mặt của người lạ và người quen. Vì thế, giai đoạn này con cũng sẽ bám mẹ nhiều hơn và thấy bất an khi ở cạnh người lạ
- Ngẩng đầu nhiều hơn: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Giai đoạn này, cơ cổ của bé trở nên cứng cáp hơn, con có thể ngẩng cao đầu ở góc 90 độ C. Đây là mốc phát triển quan trọng từ sau sinh để đánh giá sự phát triển tâm vận của trẻ
- Hình thành sở thích: Trẻ có thể cảm thấy thích thú hoặc khó chịu với bất cứ sự việc nào
- Ngồi với sự trợ giúp: Bé 3 tháng tuổi có thể ngồi trong lòng mẹ và giữ cố định khá ổn định
- Chân chịu được sức nặng: Ba mẹ có thể kiểm tra khả năng của con bằng cách bế trẻ ở tư thế “đứng”

Não bộ
- Tăng khả năng nghe: Em bé dễ bị thu hút bởi những âm thanh lớn. Từ đó bắt đầu bắt chước để tạo ra lời nói
- Tăng thị lực: Mặc dù trẻ chưa nhận thức được khoảng cách xa và gần. Tuy nhiên, con có thể tập trung nhìn được các vật thể cách xa từ 25 – 35cm rất rõ ràng. Mặt khác, trẻ còn có thể đưa mắt nhìn qua lại khi đồ vật đó di chuyển
- Tập trung quan sát: Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Khả năng quan sát của con lúc này có sự vượt bậc so với giai đoạn trước đây. Thay vì đảo mắt qua lại, con đã có thể nhìn xung quanh nên đôi khi bạn có thể nhận thấy có vẻ như mắt trẻ bị lé
- Biết ghi nhớ: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì khiến các mẹ bất ngờ? Đó là việc bé có thể nhớ được cha mẹ, những người thân cũng như một số đồ dùng thân thuộc như bình sữa, thìa, quạt trần, đồ chơi,… Vì sự thay đổi này, con cũng không còn hứng thú với một số đồ vật như khi mới chào đời mà chịu khó quan sát mọi thứ xung quanh nhiều hơn. Hơn thể, trẻ cũng thể hiện thái độ, cảm xúc, khua chân tay khi thấy bình sữa hoặc ê a khi gặp mẹ
- Bắt đầu giao tiếp: Trẻ 3 tháng tuổi hóng chuyện rất giỏi. Bé thích giao tiếp qua ánh nhìn, hành động và lời nói. Đặc biệt thể hiện sự thích thú bằng những âm thanh “ô, a” liên tục, đôi khi còn bật cười thành tiếng
- Bộc lộ cảm xúc rõ rệt: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì trong giai đoạn này? Biểu cảm của bé đa dạng và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nhất là khi “ăn vạ” hoặc bất mãn với điều gì đó, con sẽ khóc to, gào thét để thu hút sự chú ý. Khi hài lòng, con sẽ bật cười khúc khích. Và khi sợ hãi, con sẽ cố gắng đòi đến gần mẹ không chịu đựng khóc một mình
Những điều cần lưu ý
Mỗi trẻ là mỗi cá thể, vì vậy con sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt. Ba mẹ đừng vội buồn hay lo lắng khi em bé chưa đạt được cột mốc cụ thể nào đó. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bé có bất kỳ điều nào sau đây, hãy nói chuyện với bác sĩ:
- Bú giảm và không tăng cân
- Không tập trung quan sát hoặc vẫn liếc mắt qua lại
Trẻ 3 tháng tuổi biết lẫy chưa?
Bên cạnh trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Nhiều mẹ cũng thắc mắc giai đoạn này con đã biết lẫy chưa. Mỗi trẻ có sự phát triển không giống nhau nên việc bé 3 tháng tuổi biết lẫy còn tùy thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển riêng của từng bé. Thông thường, các bé từ 3 tháng tuổi đã có những dấu hiệu chuẩn bị cho cú “lật” đầu đời của mình. Chẳng hạn như:

- Khi đặt nằm sấp, bé sẽ tự ngẩng đầu dậy, đồng thời hai tay chống đỡ để nâng phần đầu và ngực
- Khi nằm ngửa, hai chân bé có xu hướng đung đưa qua lại
- Bé thích nằm nghiêng hơn
- Khi nhìn thấy món đồ yêu thích, bé sẽ dịch chuyển lại gần
Cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh và phát triển toàn diện
Những tháng đầu đời là giai đoạn quan trọng quyết định trí thông minh và nhận thức của bé. Khi đã biết bé 3 tháng biết làm gì hay những khả năng con đạt được trong giai đoạn này, ba mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp để phát huy năng lực của bé.
Gọi tên con
Để tăng thêm sự gắn kết yêu thương, cũng như khả năng nhận thức, ba mẹ hãy thường xuyên gọi tên con trong bất kể mọi hoạt động. như vui chơi, ăn uống, tắm rửa,… Đồng thời sử dụng các tông giọng khác nhau để thu hút sự chú ý của bé.
Tập nằm sấp
Đặt đồ chơi hoặc nằm trước mặt bé khi cho bé nằm sấp để khuyến khích trẻ ngẩng cao đầu nhằm tăng sức mạnh phần trên của cơ thể.
Tăng sức mạnh vùng cơ cổ, cơ lưng: Mặc dù chưa thể tự ngồi, nhưng bé 3 tháng tuổi đã có sự cứng cáp nhất định. Để cải thiện sức mạnh vùng cơ cổ và lưng của con, bạn hãy đặt bé vào lòng, để lưng con dựa sát đùi bố mẹ. Trong tư thế này, ba mẹ nên trò chuyện, gọi tên để bé thích thú hơn.
Với lấy đồ chơi
Tập cho bé chơi với các đồ chơi có nhiều hình dạng, màu sắc, kích cỡ khác nhau. Ba mẹ hãy tập chơi cho bé bằng cách đặt chúng vào tay con hoặc đặt xa để tự con vươn tay ra để với lấy.

Theo dõi vận động của con
Hãy theo dõi các chuyển động, cử chỉ của bé trong khi chơi đùa. Từ đó, ba mẹ biết được con cảm thấy vui vẻ, thích thú với những món đồ đó không hay con thích làm điều gì khác.
📌📌📌 Xem nhiều thêm:
- Trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Công thức tính lượng sữa cho con bú
- 9 cách bế trẻ 3 tháng tuổi an toàn, đơn giản kèm hình ảnh chi tiết
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Sau khi ba mẹ đã khám phá được trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì, phụ huynh cần nắm rõ một vài lưu ý dưới đây để chăm sóc trẻ tốt hơn:
- Cho bé bú đúng cữ và đầy đủ, vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của bé
- Thường xuyên trò chuyện, đọc sách, hát và gọi tên bé để tăng khả năng giao tiếp, phản xạ và trí thông minh của trẻ
- Nên cho bé ra ngoài nhiều hơn để làm quen với môi trường xung quanh, cũng như khám phá những điều mới lạ ngoài kia
- Để có đủ chất và lượng sữa, cung cấp dinh dưỡng cho bé, mẹ cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt cần tránh các thực phẩm cay, chua, đồ ăn sống, thực phẩm đóng hộp, có chứa chất kích thích để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- Luôn để mắt tới bé, không để bé nghịch hay ở gần những món đồ nguy hiểm, sắc nhọn hoặc có khả năng gây hại
Bài viết trên đây đã cùng ba mẹ khám phá trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì. Mong rằng với những kỹ năng mà bé có, ba mẹ sẽ là người định hướng kịp thời để con phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.