Nội dung chính

Khám phá trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì để hiểu con hơn?

4 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng của trẻ. Vậy mẹ có tò mò muốn khám phá trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì không?

trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì

Chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi có sự thay đổi rõ rệt về thể trạng cơ thể. Bé tăng cân khá nhanh nên đòi hỏi đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cần thiết thông qua sữa mẹ. Dưới đây là một số chỉ số phát triển quan trọng của trẻ 4 tháng tuổi:

  • Cân nặng: Bé gái nặng khoảng 5.5 – 8.5kg, bé trai nặng khoảng 5.9 – 9.1kg
  • Chiều dài: Bé gái dài khoảng 58.6 – 68.2cm, bé trai dài khoảng 59.7 – 69.6cm
  • Chu vi vòng đầu: Bé gái có vòng đầu khoảng 38.8 – 43.6cm, bé trai có vòng đầu khoảng 39.7 – 44.5cm
  • Vòng ngực: Bé gái có số đo vòng ngực khoảng 37.3 – 44.9cm, bé trai có số đo vòng ngực là 38.3 – 46.3cm
  • Thóp: Thóp sau và đường khớp đã khép lại, thóp trước vẫn chưa khép lại
Chỉ số cân nặng trẻ 4 tháng tuổi
Chỉ số cân nặng trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?

Bên cạnh sự thay đổi về thể chất, bước sang giai đoạn này, bé yêu có thể chạm được các mốc phát triển nào? Cùng tìm hiểu bé 4 tháng tuổi biết làm gì nhé!

Về mặt xã hội, cảm xúc

  • Rất ham chơi, có thể khóc nếu ngừng chơi
  • Biết cười mỗi khi nghe người khác nói chuyện
  • Biết biểu cảm gương mặt và bắt chước một vài chuyển động

Về mặt ngôn ngữ

  • Biết khóc để đòi mẹ. Đặc biệt là khóc được theo nhiều kiểu khác nhau
  • Bắt đầu bập bẹ, bắt chước âm thanh bé nghe thấy
  • Biết dùng tiếng cười khác nhau để thể hiện sự thích thú với các đồ vật xung quanh
  • Chú ý tới hình ảnh của bản thân khi soi gương
  • Khi bú, bé đặt hai tay lên bầu vú mẹ như một cách giao tiếp riêng
Ngôn ngữ trẻ 4 tháng tuổi
Ngôn ngữ trẻ 4 tháng tuổi

Về khả năng nhận thức

Về khả năng nhận thức, trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?

  • Phản ứng lại với những tác động bên ngoài như hình ảnh, âm thanh
  • Kết hợp tốt giữa tay và mắt, có thể tập trung nhìn về hướng đồ vật và với tay lấy chúng
  • Mắt nhìn theo đồ vật chuyển động
  • Đưa đồ vật lên miệng để khám phá
  • Nhận ra ba mẹ và đồ vật thân thuộc
  • Thể hiện cho ba mẹ biết khi buồn, khi vui

Vận động thô

  • Khi nằm ngửa, hai tay bé có thể nắm lấy nhau, tự động khép lại trước ngực. Đôi lúc, chân của bé có thể đung đưa
  • Khi nằm sấp, hai tay bé có thể đưa ra phía trước, ngóc đầu lên nhìn mà không cần trợ giúp
  • Bé đã có thể lẫy thành thạo, lăn trở lại vị trí nằm ngửa một cách không tự chủ
  • Mẹ có thể bế bé thẳng đứng mà đầu không bị ngửa ra sau
  • Chân của bé cứng cáp hơn, có thể đứng trên mặt phẳng cứng với sự hỗ trợ của ba mẹ

Vận động tinh

  • Trẻ 4 tháng biết làm gì? Trẻ có thể nắm lấy đồ vật và lắc lư cái tay rồi đó mẹ ạ!
  • Độ tuổi này, hầu hết các bé đều thích chơi trò đưa tay vào miệng, thậm chí là cầm bất cứ đồ vật nào rồi đưa lên miệng
  • Khi đắp chăn mỏng, tay của bé có thể kéo chăn
  • Nếu có sự hỗ trợ, bé có thể ngồi thẳng khoảng 10 – 15 phút, đầu và lưng đã ổn định

Sự phát triển giác quan

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì? Bé 4 tháng tuổi đã có thể phân biệt màu sắc tương phản. Con có thể nhìn khắp phòng nhưng vẫn thích nhìn gần hơn. Mắt của bé cũng di chuyển bình thường, có thể nhìn theo vật thể hoặc người khác.

Sự phát triển giác quan
Sự phát triển giác quan

Kỹ năng ăn của bé

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sơ sinh không nên ăn thức ăn đặc đến khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, một số bé phát triển khá nhanh, vậy nên sữa mẹ hay sữa công thức giờ đây không đáp ứng được nhu cầu bé. Nếu bé sẵn sàng, ba mẹ có thể bắt đầu tập tành cho bé ăn dặm ở tháng thứ 4.

Thức ăn đầu tiên của bé nên là bột, ngũ cốc được trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bột ăn dặm nên làm loãng để bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Trẻ 4 tháng tuổi đã có phản xạ đẩy lưỡi khi đưa thìa vào miệng. Nếu em bé đẩy thức ăn trở ra thì ba mẹ nên đợi thêm 1 – 2 tuần rồi mới cho bé ăn dặm.

Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì rất quan trọng với cả quá trình lớn lên sau này. Chính vì vậy, ba mẹ cần lưu tâm đến việc chăm sóc trẻ như thế nào cho phù hợp, để trẻ khỏe mạnh và mau lớn.

Hỗ trợ về dinh dưỡng

Để đảm bảo cho bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Với mẹ cho con bú cần bổ sung đủ 4 nhóm chất béo, chất đạm, bột đường, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin B6 và B12 trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, mặc dù được bú sữa mẹ đầy đủ, bé vẫn có nguy cơ thiếu một số dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, ba mẹ nên bổ sung dự phòng cho bé các vitamin và khoáng chất, nhất là sắt, vitamin D, vitamin K2 và Omega 3, 6
  • Cho dù bé đã sẵn sàng ăn dặm, việc cho bé bú sữa vẫn nên được duy trì hàng ngày. Đây vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này
  • Nếu cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ. Và khi muốn cho bé làm quen với món mới, mẹ nên kiểm tra xem liệu con có bị dị ứng hay không nhé!
Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Chú ý về giấc ngủ

Ở giai đoạn này, bé đã có thể ngủ liên tục 7 – 8 giờ mỗi đêm, ba mẹ dần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Bên cạnh đó, để giúp bé có giấc ngủ ngon hơn, mẹ có thể đọc truyện, cho bé nghe nhạc, đồng thời bật đèn mờ trong phòng và loại bỏ âm thanh phiền nhiều trước giờ ngủ của bé nhé! Nếu bé tỉnh giấc, mẹ hãy cố gắng dỗ bé ngủ trở lại.

Chú ý khi trẻ chuẩn bị mọc răng

Giai đoạn này, bé sắp mọc răng nên chảy nước dãi nhiều hơn. Con có thể đưa mọi đồ vật lên miệng để gặm, cắn. Vì thế, ba mẹ cần hết sức cẩn thận khi cho con chơi đồ vật nhọn, nhỏ, tránh trường hợp gây nghẹn, hóc,…

Cách giúp bé 4 tháng tuổi phát triển tốt hơn

Khi đã nắm rõ trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Ba mẹ cần hỗ trợ để bé cải thiện những kỹ năng của mình:

  • Trò chuyện, dành những cái ôm trìu mến với bé, cười nhiều và luôn vui vẻ
  • Lập thời gian việc cho việc ăn, ngủ của bé sao cho phù để hình thành thói quen sinh hoạt từ sớm
  • Lưu tâm đến những điều bé thích và không thích để đáp ứng nhu cầu
  • Khuyến khích khi bé phát ra âm thanh. Dành nhiều thời gian đọc sách và hát cho bé nghe
  • Chơi trò chơi xúc xắc, đồ treo nôi, ú òa,…
  • Đặt đồ chơi gần bé, khuyến khích bé với lấy
  • Giữ bé đứng thẳng trên mặt phẳng
  • Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát và an toàn cho bé để bé khám phá xung quanh

Bài viết trên đã giúp ba mẹ tìm hiểu thêm trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Hy vọng với chia sẻ này, phụ huynh sẽ có sự hỗ trợ phù hợp cho bé yêu phát triển và khỏe mạnh.

Chia sẻ bài viết này