Nội dung chính

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Phát triển như thế nào?

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, bé yêu có sự phát triển vượt trội về mọi mặt, cả thể chất lẫn nhận thức. Vậy cụ thể trẻ 6 tháng biết làm gì? Cùng khám phá những cột mốc bé đạt được trong bài viết dưới đây nhé!

trẻ 6 tháng biết làm gì

Mốc 6 tháng bé phát triển như thế nào?

Trước khi tìm hiểu trẻ 6 tháng biết làm gì, hãy cùng khám phá một số chỉ số phát triển quan trọng của bé trong giai đoạn này nhé!

Trong những tháng đầu đời, theo dõi chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên là việc làm cần thiết. Đó chính là thước đo giúp ba mẹ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.

Thông thường, em bé mới sinh có cân nặng dao động trong khoảng 3.2 – 3.8kg. Thông thường, trong 3 tháng đầu trẻ tăng cân rất nhanh, khoảng 1000 – 1200g/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 500 – 600g/tháng và 6 tháng cuối chỉ tăng cân từ 300 – 400g/tháng.

Cân nặng và chiều cao của trẻ 6 tháng tuổi
Cân nặng và chiều cao của trẻ 6 tháng tuổi

Theo đó, cân nặng của bé 6 tháng tuổi có thể gấp đôi so với trước khi sinh. Tuy nhiên, mỗi bé có sự phát triển riêng biệt nên chỉ số cân nặng của từng bé có sự khác biệt, chưa kể còn tùy thuộc vào yếu tố giới tính. Một đứa trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, phát triển bình thường khi bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng và chiều cao ở mức chuẩn sau:

Cân nặng:

  • Bé gái 6 tháng tuổi nặng khoảng 6.5 – 8.3kg
  • Bé trai 6 tháng tuổi nặng khoảng 7.1 – 8.9kg

Chiều cao:

  • Bé gái 6 tháng tuổi có chiều cao chuẩn khoảng 65.7cm
  • Bé trai 6 tháng tuổi có chiều cao chuẩn khoảng 67.6cm

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

Bé 6 tháng biết làm gì là thắc mắc mà mẹ luôn tìm kiếm lời giải đáp. Bước sang tháng thứ 6, con đã cứng cáp và phát triển được rất nhiều kỹ năng rồi đó mẹ ạ, nào là kỹ năng giao tiếp, vận động, nhận thức, truyền đạt thông tin,… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong phần này nhé!

Vận động thô

  • Khi đặt trẻ nằm sấp, con có thể lật ở mọi hướng một cách thuần thục. Đặc biệt, chân của trẻ có thể đưa thẳng lên cao, dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra sau
  • Khi lật ở tư thế nằm sấp, con có thể gấp một bên thân lại đến tư thế nửa ngồi
  • Trẻ có thể áp sát bụng xuống đất để bò
  • Trẻ có thể giữ được thăng bằng khi ngồi dậy. Lưng và hông giữ thẳng. Đầu ngẩng và có thể tự do hoạt động
  • Khi ngồi trên ghế chuyên dụng, con có thể cầm nắm đồ vật
  • Con có thể tự ngồi dậy nếu bị ngã
  • Bé có thể tự ngồi lâu trong khoảng nửa giờ nếu có sự hỗ trợ từ người thân
  • Khi đỡ lưng để bé đứng dậy, con có thể nhảy lên nhảy xuống
Bé 6 tháng tuổi đã cứng cáp và nhanh nhẹn hơn
Bé 6 tháng tuổi đã cứng cáp và nhanh nhẹn hơn

Vận động tinh

  • Tay của bé có thể cầm nắm đồ vật rất chắc chắn
  • Khi đặt đồ chơi trong tầm với, bé có thể vươn tay và cầm gọn đồ chơi trong bàn tay
  • Khi bú sữa, hai tay bé có thể cầm được bình sữa
  • Bé có thể cầm đồ vật và lắc lư cổ tay để vật chuyển động
  • Khi quần áo che tầm mắt, bé có thể dùng tay gạt ra

Phát triển nhận thức

Về mặt nhận thức, trẻ 6 tháng biết làm gì? Đầu tiên, con có thể nhìn ngó, quay đầu về hướng phát ra âm thanh. Khi có được món đồ yêu thích trong tay, con sẽ bắt đầu chuyển vật từ tay này sang tay kia và lắc lư. Bên cạnh đó, con cũng có thể nhận ra một số từ quen thuộc như “đúng, không”, cũng như đáp lại tiếng gọi của ba mẹ. Đây là mốc phát triển quan trọng tạo nền tảng giúp bé trau dồi kỹ năng ngôn ngữ trong tương lai đó mẹ ơi.

Phát triển nhận thức
Phát triển nhận thức

Khả năng thích ứng

Ngoài kỹ năng vận động và nhận thức, trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì nữa mẹ ơi! Bước sang giai đoạn này, con bắt đầu thích ứng với môi trường xung quanh rồi đó ạ. Khi nhìn thấy giường của mình có treo đồ chơi, bé sẽ vươn tay để bắt lấy. Khi mẹ lấy đồ vật đang trong tay bé và đặt ở một vị trí khác, bé sẽ trườn người và tiến gần tới để thu lấy “chiến lợi phẩm”.

Điều thú vị nữa là nếu mẹ đặt trước mặt bé 3 khối xếp hình, sau khi bé cầm lấy khối xếp hình thứ nhất sẽ bắt đầu vươn tay muốn lấy khối xếp hình thứ 2 và chú ý đến khối xếp hình thứ 3. Ngoài ra, khả năng thích ứng của con còn thể hiện ở điểm con vươn tay cầm lấy đồ vật nhanh và kiên quyết lấy cho bằng được. Thông thường, bé sẽ tập trung chú ý vào những vật có màu sắc nổi bật nhất.

Ngôn ngữ

Bước sang tháng thứ 6, ba mẹ hẳn sẽ vô cùng bất ngờ về khả năng ngôn ngữ của bé. Con lúc này có thể bi ba, bi bô những âm đơn “a, i, ba,…” với độ độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh. Không những vậy, bé còn biết tương tác với ba mẹ thông qua các biểu cảm khác như như cười, khóc, nhăn mặt, khóc,… Bé có thể biểu đạt sự buồn vui của mình qua âm thanh, có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau. Đặc biệt, khi nghe thấy có người gọi tên, bé biết xoay đầu lại.

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ
Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ

Hành vi giao tiếp

Khi soi xương, bé đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau. Cũng như khi chụp hình tự sướng bằng điện thoại cùng những icon đáng yêu, bé sẽ cảm thấy thích thú và hưng phấn tạo ra âm thanh hay tiếng cười khúc khích. Lúc này đây, bé rất thích được bà mẹ nói chuyện cùng, nhưng người lạ thì khó có thể tiếp xúc hay bế bồng. Đặc biệt, con có thể phân biệt được người lớn và trẻ con, biết cách vươn tay, cười để chủ động giao lưu với những đứa trẻ khác.

Thị giác của bé nhạy bén

Bé có thể nhìn ra được những màu sắc như xanh, vàng, đen, đỏ,… Đặc biệt, những màu sắc sặc sẽ có ấn tượng sâu sắc với bé hơn. Ngoài ra, bé còn có thể ghi nhớ được khuôn mặt của những người thân quen hay gặp hai ba lần.

Thị giác của bé nhạy bén
Thị giác của bé nhạy bén

Giấc ngủ

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Khi được 6 tháng tuổi, giấc ngủ cũng là một dấu mốc đáng chú ý. Con có thể ngủ một giấc dài hơn và không còn bị tỉnh vào ban đêm. Trung bình, giấc ngủ ban đêm của bé kéo dài từ 6 – 8 tiếng nên ba mẹ không cần đánh thức để cho con bú nữa. Trong khi ngủ, bé có thể lăn qua lăn lại để trở mình.

6 tháng tuổi chưa cứng cổ có đáng lo?

Mỗi trẻ là mỗi cá thể, vì vậy con sẽ phát triển theo tốc độ riêng biệt. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều đi theo những mốc, giai đoạn phát triển chung. Ngoại trừ trường hợp trẻ sinh non có thể chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ. Điều này làm hạn chế các hoạt động của bé như lẫy lật, ngồi giữ đầu vững, đứng bằng 2 chân,…. Nhìn chung, chậm phát triển không quá đáng lo, nhưng cũng có trường hợp, vì bé mắc phải chứng bệnh nào đó dẫn đến chậm phát triển. Vì vậy, nếu như trẻ 6 tháng tuổi có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để chữa trị kịp thời:

  • Trẻ vẫn còn phản xạ cổ tonic. Đây là phản xạ khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, đầu xoay về 1 bên, chân và tay ở cùng một bên cổ quay sang sẽ duỗi thẳng còn chân và tay còn lại sẽ cong cong như thể bé đang giữ một thanh kiếm
  • Trẻ không thể lật người từ bên này sang bên kia
  • Vẫn chưa thể ngồi được ngay cả khi có sự trợ giúp của người khác
  • Rướn người chỉ với một tay, trong khi tay kia nắm chặt

Những điều mẹ cần làm để phát triển kỹ năng của con

Sau khi đã khám phá trẻ 6 tháng biết làm gì? ba mẹ cần có sự hỗ trợ phù hợp giúp con phát triển tối đa kỹ năng đang có.

Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

Ở giai đoạn này, bé có đã có sự nhận thức rõ rệt về sự vật và môi trường xung quanh. Chính vì thế, tính nết lúc này con thường “dở dở ương ương”, “sáng nắng chiều mưa”. Trong khi ngôn ngữ vẫn chưa hoàn thiện nên khiến mẹ nhiều khi không biết nên làm thế nào.

Theo chuyên gia, những lúc như vậy, mẹ tuyệt đối không được tránh mắng hay nói to tiếng với bé. Bởi điều này khiến con sợ mẹ và không còn thân thiết với mẹ như trước nữa. Thay vào đó, mẹ hãy quan tâm, lắng nghe con nhiều hơn, dành cho trẻ những cái ôm để con cảm thấy an toàn và thoải mái.

Luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ
Luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ

Động viên trẻ phát triển kỹ năng

Ngoài việc lắng nghe, thấu hiểu con, mẹ cũng nên ở bên cạnh động viên con phát triển kỹ năng. Nếu hôm nay con học được điều mới, chẳng hạn như bắt được quả bóng bằng hai tay hoặc chuyển vật từ tay này sang tay khác mẹ đừng ngần ngại dành cho bé những lời khen “con của mẹ giỏi quá”, “thực hiện lại cho mẹ xem nào”.

Bằng những biểu cảm và cử chỉ âu yếm, con biết mẹ đang rất tự hào về mình. Những câu nói này sẽ tác động đến não bộ của bé, hệ thần kinh nhận điện được việc làm này là tốt, dần dần hình thành phản xạ tự nhiên, con sẽ phát triển kỹ năng tốt hơn.

Cho trẻ nằm sấp

Nằm sấp giúp bé cứng cáp và săn chắc cơ bắp hơn. Đồng thời điều này cũng làm cho bé trở nên nhanh nhẹn, tạo nền tảng cho sự phát triển khả năng vận động sau này. Mẹ nên cho bé nằm sấp 10 – 15 phút mỗi ngày. Đồng thời luôn phải để mắt tới con.

Cho trẻ nằm sấp
Cho trẻ nằm sấp

Thú hút bé vào cuộc trò chuyện

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi, trò chuyện với con. Bằng cách này, bạn đang kích thích kỹ năng lắng nghe và giao tiếp của bé đó. Ba mẹ có thể hát, đọc sạch hoặc đưa bé ra ngoài để bé thu nạp thêm nhiều kiến thức mới.

Tương tác xã hội

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Đây là giai đoạn con có thể phân biệt được người thân và người lạ. Vì vậy, mẹ nên cho bé gặp gỡ nhiều người, với nhiều gương mặt mới. Điều này giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn.

Tập cho bé ăn dặm

Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé 6 tháng tuổi cần có thêm dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, 6 tháng là thời điểm lý tưởng cho bé tập làm quen với đồ ăn dặm. Quá trình này cần chú những nguyên tắc sau:

  • Tập cho trẻ ăn dặm những thức ăn gần giống sữa mẹ. Điều này giúp trẻ dần thích nghi và việc ăn uống sẽ trở nên dễ dàng hơn
  • Ăn từ loãng đến đặc. Nguyên tắc này giúp hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian bắt nhịp với quá trình tiêu hóa và hấp thu những thức ăn phức tạp hơn
  • Ăn từ ít đến nhiều. Mẹ có thể tập cho bé ăn bột với 1 – 2 muỗng bột, sau đó tăng dần lên 1/3 rồi đến nửa bát cơm một cữ
  • Ăn từ ngọt đến mặt. Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các món ngọt trước, ví dụ như bột có trộn sữa hoặc các rau củ, trái cây. Sau khoảng 2 – 4 tuần, trẻ có thể ăn bột mặn chế biến từ thịt, cá
  • Không nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé. Thận của bé còn yếu, khả năng lọc thải chưa hoàn thiện nên ăn mặn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé
Tập cho bé ăn dặm
Tập cho bé ăn dặm

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi đã biết làm rất nhiều thứ nên rất hiếu động. Do đó, trong quá trình chăm sóc, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Theo dõi sự phát triển của bé: Ba mẹ cần theo sát con trong mỗi hành trình, xem bé có đạt được các mốc quan trọng như ngồi vững, phát ra tiếng bập bẹ hay phản ứng với âm thanh không. Nếu lo ngại, hãy đưa bé đi khám càng sớm, càng tốt nhé!
  • Giữ vệ sinh không gian sống: Bé có thể đưa mọi thứ lên miệng, vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là đồ chơi của bé để tránh các bệnh viêm nhiễm
  • Kiểm tra những vật con tiếp xúc: Ba mẹ nên chú ý và tuyệt đối không cho bé chơi cùng những đồ vật nhỏ. Vì có thể gây hóc, nghẹt thở khi con nuốt phải. Bên cạnh đó, để bé tránh xa những vật sắc nhọn, có thể gây thương tích

Bài viết trên đây đã giúp ba mẹ khám phá trẻ 6 tháng biết làm gì cũng như những kiến thức mới mẻ trong hành trình phát triển kỹ năng của bé yêu!

Chia sẻ bài viết này