Ăn dặm bổ não là phương pháp ăn dặm khoa học mang lại giá trị tuyệt vời cho con. Vậy phương pháp này có gì đặc biệt, nguyên tắc và cách xây dựng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau mẹ nhé.
??? Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi của Mẹ Việt
- Kinh nghiệm ăn dặm kiểu Nhật cho bé mà mẹ CẦN BIẾT
Ăn dặm bổ não là gì?
Ăn dặm bổ não là phương pháp được nhiều mẹ Tây lựa chọn nhằm chuẩn bị cho tương lai con mình. Phương pháp này lấy não bộ là trung tâm. Tập trung vào việc cung cấp dưỡng chất để não phát triển tối ưu. Nhờ đó các cơ quan thần kinh sẽ được phát triển và hoàn thiện khi tròn 2 tuổi.
Không chỉ vậy, ăn dặm bổ não tập trung giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng theo từng giai đoạn phát triển. Nhờ vậy sau 1000 ngày đầu, trẻ sẽ có nền tảng trí não và thể chất ổn định, tạo đà cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.
Ăn dặm bổ não khác gì với các phương pháp ăn dặm khác
Hiện có khá nhiều phương pháp ăn dặm được giới thiệu ở Việt Nam. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng. Trong đó ăn dặm bổ não được nhiều mẹ bỉm quan tâm hơn cả. Bởi phương pháp này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội.
- Ăn dặm truyền thống tập trung vào bột và cháo. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là đỡ tốn kém về thời gian, tiền bạc. Thức ăn làm nhuyễn giúp bé dễ ăn và phù hợp hơn với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên do cháo và bột có chứa nhiều nước nên làm dinh dưỡng bị mất cân bằng. Bé không có cơ hội làm quen với các thực phẩm nên thường biếng ăn
- Ăn dặm kiểu Nhật là tập hợp món ăn nấu theo phong cách người Nhật. Bữa ăn sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng với những món ăn đẹp mắt để thu hút chú ý của bé. Không chỉ thế món ăn còn dồi dào dinh dưỡng, giúp con có những trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên so với ăn dặm truyền thống thì kiểu ăn này sẽ mất rất nhiều thời gian chuẩn bị hơn
- Ăn dặm chỉ huy là cách cho trẻ ăn bằng thìa. Sau khi con tự cầm nắm thức ăn bố mẹ sẽ cắt nhỏ từng miếng, giúp bé chủ động kiểm soát thức ăn của mình. Tuy nhiên với cách ăn này trẻ có thể sẽ bày bừa lộn xộn. Bé ăn không nhiều dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển
- So với phương pháp kể trên thì ăn dặm bổ não sở hữu khá nhiều ưu điểm. Phương pháp này tập trung vào 4 cơ quan “vàng” trong thời kỳ phát triển là não bộ, thể chất, miễn dịch và tiêu hóa. Ở phương pháp này cha mẹ có thể vừa cho bé ăn thìa, vừa cầm nắm một số loại thực phẩm, tránh được tình trạng biếng ăn đồng thời nâng cao đề kháng, cải thiện miễn dịch, giúp trẻ thông minh, sáng dạ. Tuy nhiên ăn dặm bổ não sẽ phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu. Thêm vào đó cha mẹ sẽ phải theo dõi tình trạng sức khỏe của bé theo từng giai đoạn cụ thể. Nhưng trên hết, khoa học thì không thể đi tắt. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp bộ não của bé phát triển toàn diện, miễn dịch, thể chất và tiêu hóa cũng được tốt hơn. Đây chính là phương pháp ăn dặm hữu hiệu để trẻ có một tương lai tươi sáng
Lợi ích của việc ăn dặm bổ não
85% não bộ của trẻ sẽ được hình thành và phát triển trong những ngày đầu. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách sẽ là tiền đề để con phát triển khỏe mạnh. Theo Ths. Bs Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và đào tạo y khoa), chế độ ăn dặm bổ não mang đến 3 lợi ích quan trọng như sau:
- Đầu tiên, ăn dặm bổ não giúp cơ thể bé phát triển tầm vóc, hạn chế tình trạng thấp còi, thừa cân
- Thứ hai, ăn dặm bổ não giúp trẻ thông minh, nhanh trí nhờ vào bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho hệ thần kinh
- Thứ ba, ăn dặm bổ não giúp bé có thể phòng ngừa, giảm được nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường và nhiều căn bệnh mãn tính không lây
Nguyên tắc khi áp dụng ăn dặm bổ não
Ăn dặm bổ não từng là chiến dịch lớn được chính phủ Mỹ phát động. Để đạt hiệu quả, các chuyên dinh dưỡng khuyến cáo mẹ tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Thời điểm tốt nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì thời điểm này hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, khả năng hấp thụ dinh dưỡng rất kém.
- Nên áp dụng ăn dặm bổ não ngay từ những bữa ăn đầu. Điều này sẽ giúp các mẹ tận dụng triệt để thời gian, giúp con phát triển thể chất, trí não. Hãy nhớ rằng 1000 ngày đầu sẽ trôi rất nhanh. Nếu ta không biết tận dụng cơ hội này sẽ bị đánh mất.
- Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp này mẹ còn để ý những vấn đề như: Bữa ăn của bé cần chứa ít nhất ⅝ nhóm thực phẩm. Bữa ăn gồm có tinh bột, dầu mỡ, chất đạm và chất béo theo công thức sẵn. Trong đó 70% sẽ phải là đạm và chất béo từ các động vật. Thức ăn nên được bổ sung các loại dầu mỡ tốt cho sức khỏe như dầu oliu, hạt lanh, óc chó, hạt cải,… Mẹ nhớ cung cấp đầy đủ vitamin mà não và cơ thể bé cần. Ngoài ra chế độ ăn dặm của con còn phải đậm độ năng lượng, đảm bảo vệ sinh, chế biến thức ăn mềm để bé có thể dễ nuốt và an toàn hơn.
Mẹ nên lưu ý ăn dặm bổ não sẽ chỉ chú trọng chất lượng bữa ăn mà không đề cập đến cách thức khi ăn. Vì vậy có thể áp dụng các cách ăn dặm chỉ huy hoặc ăn kiểu Nhật cho bé.
Trong 3 ngày đầu khi con ăn dặm bổ não, mẹ nên cho bé sử dụng bột loãng có chứa vị ngọt. Có thể tăng độ dần năng lượng bằng cách sử dụng dầu ăn sau 3 ngày đầu. Tuy nhiên ngoài cháo mẹ hãy sử dụng rau, củ, thịt, cá hấp và nghiền nhỏ. Như vậy sẽ giúp các bé đảm bảo năng lượng, tối ưu cho sự phát triển chiều cao, cân nặng, trí não.
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Các giai đoạn chính
Ăn dặm bổ não chủ yếu tập trung vào 1000 ngày đầu. Nhưng theo khuyến cáo của chuyên gia bắt đầu từ khi con tròn 6 tháng tức là 180 ngày tuổi mẹ nên áp dụng chế độ ăn dặm bổ não. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu xử lý tinh bột và các loại thức ăn rắn dưới sự hỗ trợ của mẹ. Tùy vào giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ có sự khác biệt. Cụ thể.
Từ 6-12 tháng
Chế độ ăn dặm bổ não của bé từ 6-8 tháng tuổi cần cung cấp đủ 237 Kcal/ ngày. Với bé 9-12 tháng cần cung cấp khoảng 321 Kcal/ ngày. Trong đó nguồn chất béo và đạm chiếm 70%, nhu cầu sữa là 600ml.
Giai đoạn này các bé cũng cần bổ sung vitamin A, B6, B12, vitamin C, vitamin D, sắt, kẽm, đồng, selen và nhiều vi chất khác.
Giai đoạn 12-24 tháng
Bước sang giai đoạn 12-24 tháng, mỗi ngày chế độ ăn dặm của bé sẽ phải cung cấp đầy đủ 654 Kcal. Trong đó nguồn Protein và Lipid động vật chiếm tới 70%, chất béo 10ml/ bữa và nhu cầu sữa là 600ml.
Ngoài ra bé còn cần đến các loại vitamin quan trọng như A, B6, B12, Đồng, kẽm, Đạm, Selen,…
Gợi ý các món ăn dặm bổ não cho bé
Nếu mẹ vẫn chưa biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm bổ não cho bé có thể áp dụng một vài gợi ý dưới đây.
Bánh đậu gà
Đậu gà là một trong những loại hạt ăn dặm bổ não. Thực phẩm này chứa nhiều canxi, magie, kẽm, khi kết hợp với trứng sẽ giúp các bé phát triển tốt hơn. Theo các chuyên gia, bánh đậu gà có thể cung cấp 6 trên 8 nhóm thực phẩm cần dùng.
Nguyên liệu:
- Đậu gà
- Hành tây
- Rau cải
- Trứng gà
- Tỏi
- Thì là
- Dầu ô liu
- Bánh mì xé nhỏ
Cách thực hiện:
- Ngâm đậu gà qua đêm, sau đó để ráo, rửa sạch, nghiền nhuyễn
- Hành tây thái mỏng cho cùng rau cải, tỏi vào xay
- Cho trứng, thì là, nước cốt chanh, dầu ô liu vào trộn đều
- Tiếp đến thêm hỗn hợp hành tây, đậu gà vào bát, khuấy đều
- Thêm vụn bánh mì từng chút đến khi bột đủ khô để tạo hình vừa ăn
- Đun nóng chảo dầu, chiên bánh chín vàng ở cả hai mặt sau đó bày ra đĩa cho bé thưởng thức
Súp nghệ ức gà với đậu Hà Lan
Theo các chuyên gia, đậu Hà Lan là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Ngoài protein thực phẩm này còn chứa canxi, vitamin A, C, giúp bé phát triển trí não, chiều cao hiệu quả. Trong khi đó ức gà lại giàu sắt, kẽm, protein. Sự kết hợp hài hòa giữa ức gà và đậu Hà Lan mang đến món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho bé.
Nguyên liệu:
- Dầu oliu
- Hành tây băm nhỏ
- Tỏi băm nhuyễn
- Bột nghệ
- Ức gà băm nhuyễn
- Đậu Hà Lan
- Nước luộc gà
- Cải xoăn cắt nhỏ
Cách thực hiện:
- Bắc chảo dầu đun với lửa nhỏ. Cho hành tây băm nhỏ vào xào
- Sau đó thêm tỏi, xào trong 1 phút
- Thêm nghệ xào qua trong 30s
- Thêm đậu Hà Lan và gà xào cho đến chín
- Tiếp đến đổ thêm nước luộc gà vào đun sôi. Vặn lửa nhỏ đun trong 30 phút, cứ 10 phút thì khuấy 1 lần
- Đến khi đậu mềm thì mẹ thêm nước hoặc sữa để pha loãng rồi xay nhuyễn cho bé
Pudding chuối hạt chia
Từ 6 tháng tuổi bên cạnh sữa mẹ, các bé sẽ cần bổ sung thực phẩm bên ngoài. Trong đó hạt chia là nguồn cung cấp dinh dưỡng lý tưởng cho các món cháo của con. Thực phẩm này rất giàu chất xơ, vừa giúp chống oxy hóa lại còn cung cấp omega 3 và vitamin cần thiết mỗi ngày. Với thực đơn ăn dặm bổ não, Pudding chuối hạt chia có thể cung cấp 6/8 nhóm thực phẩm hàng ngày.
Nguyên liệu:
- Chuối chín
- Sữa mẹ
- Hạt chia
- Dầu hạt lanh
Cách làm:
- Xay chuối và sữa với nhau giống như sinh tố
- Tiếp đến mẹ thêm hạt chia rồi khuấy đều, xay qua lần nữa với bé 6-8 tháng tuổi
- Từ 9 tháng trở đi, mẹ chỉ cần cho hạt chia và khuấy đều với hỗn hợp chuối sữa, đến khi hạt nở ra
- Cho hỗn hợp Pudding chuối hạt chia vào bát, để trong ngăn mát tử lạnh khoảng 20 phút
- Trước khi cho bé sử dụng mẹ nhớ thêm khoảng 1 thìa dầu hạt lanh
Mỳ ý nấu với bò băm và rau củ quả
Món ăn bổ não có chung đặc điểm là giàu năng lượng. Vì vậy nếu vẫn chưa biết cho bé ăn gì mẹ có thể áp dụng món mì nấu với bò băm và rau quả dưới đây. Ở món ăn này, ta có mỳ ý cung cấp tinh bột và chất xơ, thịt bò cung cấp protein và củ quả cung cấp vitamin.
Nguyên liệu:
- Mỳ ý
- Đậu Hà Lan, cà rốt thái nhỏ
- Thịt bò băm
- Bơ không muối
- Phô mai
Cách làm:
- Đun sôi nước rồi đem mì Ý luộc
- Khi mỳ chín thì vớt ra để thật ráo nước
- Cho đậu Hà Lan và cà rốt vào đun cho đến khi chín
- Sau đó cho thịt bò băm vào nồi xào cùng với bơ
- Tiếp đến cho rau, mỳ ý vào xào chung cùng bò, thêm phô mai để tăng độ ngậy
- Sau khi nêm nếm vừa ăn thì bày ra đĩa cho bé thưởng thức
- Trường hợp các bé còn nhỏ mẹ có thể đem đi xay nhuyễn nếu cần
Bông cải xanh nướng phô mai
Vị trí số 1 trong danh sách những siêu thực phẩm bổ não thuộc về sữa mẹ, tiếp theo đó là trứng và bông cải xanh. Theo các chuyên gia, thực phẩm này rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe các bé. Mẹ có thể dùng món ăn này vào các bữa phụ hoặc một phần bữa chính của con.
Nguyên liệu:
- Bông cải xanh
- Trứng
- Bánh quy
- Phô mai
- Bột tỏi
Cách làm:
- Trộn bông cải xanh với các nguyên liệu đã được chuẩn bị
- Quét 1 lớp dầu ăn vào khuôn bánh rồi cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào khuôn
- Dùng tay bóp nhẹ để hỗn hợp này nén chặt
- Phủ thêm 1 lớp phô mai lên bánh rồi nướng trong khoảng 14-16 phút
- Khi phô mai chuyển sang màu nâu, mẹ hãy lấy ra, để nguội trong khoảng 5 phút rồi cho bé thường thức
Lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm này
Để việc ăn dặm bổ não đạt được hiệu quả mẹ nên lưu ý các vấn đề như:
- Xác định giai đoạn phát triển của bé để lựa chọn thực phẩm phù hợp. Tùy vào cột mốc mà nhu cầu dinh dưỡng của con sẽ có sự khác biệt
- Mẹ nên chú ý đến cách chế biến bữa ăn. Cần dạng thực đơn và áp dụng biện pháp hấp, xào, nấu cháo hoặc làm súp
- Tuyệt đối không ép buộc trẻ ăn nhiều. Bởi điều này có thể dẫn đến biếng ăn. Nếu con phát triển bình thường tức là bé không bị thiếu năng lượng. Ngược lại nếu bé vẫn chưa tăng cân mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình
- Mẹ nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc. Trong khoảng 2-3 ngày đầu thức ăn của bé nên loãng và ngọt giống như sữa mẹ. Sau đó tăng dần độ thô và thêm năng lượng bằng cách dùng dầu mỡ. Cứ khoảng 3 tháng mẹ lại điều chỉnh độ thô cho bé 1 lần
Ăn dặm bổ não là gì, cách làm ra sao bài viết trên đây là gợi ý chi tiết. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể áp dụng và giúp con phát triển tối đa trong những ngày đầu.
Nguồn: https://fitobimbi.vn/