Nội dung chính

7 lời khuyên hữu ích để ăn dặm không phải cuộc chiến

Người xưa có câu “sinh con đã khó, nuôi con còn khó gấp bội phần”. Vậy để ăn dặm không phải cuộc chiến, mẹ đã trang bị cho mình những “kế sách” gì chưa? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm quý báu của các mẹ bỉm sữa dưới đây nhé!

7 lời khuyên hữu ích để “ăn dặm không phải cuộc chiến” của Mẹ bỉm
7 lời khuyên hữu ích để “ăn dặm không phải cuộc chiến” của Mẹ bỉm
  1. Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
  2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản, dễ làm

Ăn dặm – hành trình mới của bé

Tất bật trăm đường, đó là “nghề làm mẹ”. Mà lạ thay, “nghề” mẹ lại chẳng cần phải qua trường lớp đào tạo nào, không ràng buộc và cũng chẳng hề có lương thưởng. Ấy thế mà, từ ngày nhận chức, bất kể công việc gì cũng đều tự nguyện đón nhận trong niềm hạnh phúc dạt dào.

Làm mẹ có hàng trăm ngàn nỗi lo: lo từ lúc con “thành hình”, chào đời và cả suốt quãng hành trình sau này nữa! Giữa trăm ngàn nỗi lo đó, có không ít bà mẹ tỏ ra lúng túng khi con của mình bắt đầu ăn dặm. “Ăn dặm không phải cuộc chiến” – có lẽ là câu “niệm chú” quen thuộc giúp các mẹ lạc quan và tự tin hơn. Nghe thì có vẻ khốc liệt, nhưng nếu mẹ dành một chút thời gian tìm hiểu về ăn dặm, rồi chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng, thì mọi chuyện không quá khó như bạn nghĩ đâu. Cuộc chiến này đã có người thất bại, nhưng cũng không ít mẹ thành công.

Ăn dặm - hành trình mới của bé
Ăn dặm – hành trình mới của bé

Với những lời khuyên dưới đây, Fitobimbi mong muốn cha mẹ có thể tiếp nhận thông tin chính xác, có thái độ đúng đắn để tạo dựng tình yêu ẩm thực đích thực với nhóc tỳ.

Fitobimbi tin rằng, với ngần ấy sự yêu thương, mẹ và bé chắc chắn sẽ có những trải nghiệm đầy thú vị trong dốc mốc cực kỳ quan trọng này!

Lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm xương máu để “ăn dặm không phải cuộc chiến”

Lựa chọn phương pháp ăn dặm

Để bắt đầu cho bé tập tành ăn dặm, đầu tiên mẹ cần lựa chọn phương pháp ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, nhu cầu và thói quen của bé. Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến, với những ưu nhược điểm cụ thể như sau:

  • Ăn dặm truyền thống: bé sẽ được ăn thức ăn dạng bột, cháo được nấu từ nhiều loại thực phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là dễ chế biến, tiết kiệm thời gian của mẹ bỉm và bé cũng ăn được số lượng nhiều hơn. Hạn chế của ăn dặm truyền thống là bé sẽ khó cảm nhận được hương vị của từng loại thức ăn, khả năng ăn thô cũng kém do quen với ăn cháo
  • Ăn dặm kiểu Nhật: thức ăn dặm kiểu Nhật được chế biến có kết cấu hơn so với kiểu truyền thống. Ngoài ra, các món ăn cho bé được nấu riêng lẻ chứ không trộn chung. Điều này giúp bé làm quen với các mùi vị thực phẩm tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp cũng hướng tới rèn luyện cho bé thois quen ăn uống tự lập từ sớm mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Do mỗi loại thực phẩm được nấu riêng thành từng món nên nếu theo đuổi phương pháp ăn dặm này, mẹ sẽ khá là vất vả đấy
Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật
  • Ăn dặm bé tự chỉ huy: Phương pháp này giúp bé chủ động và tự lập hơn trong ăn uống. Bé sẽ là người quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Mẹ không ép con ăn, cũng như phải tôn trọng vào quyết định của bé. Ăn dặm BLW cho bé tiếp cận tới thức ăn thô sớm nên thời gian đầu bé sẽ ăn với lượng không nhiều, dễ nghẹt và cũng ít tăng cân.

Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Xác định thời điểm bé bắt đầu ăn dặm

Bạn nên bắt đầu nghĩ đến việc cho bé ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi. Tuy vậy, sự phát triển của mỗi đứa trẻ là không giống nhau, mẹ nên quan sát những dấu hiệu “sẵn sàng” của bé để quyết định thời điểm ăn dặm phù hợp.

Những dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm

Để ăn dặm không phải cuộc chiến, mẹ cần cho bé ăn đúng thời điểm thông qua 3 dấu hiệu chính cho thấy con bạn đã sẵn sàng với thức ăn đặc:

  • Trẻ có thể ngồi vững, kiểm soát được đầu và cổ
  • Trẻ có thể phối hợp giữa mắt, tay và miệng
  • Trẻ có thể nuốt thức ăn dễ dàng mà không nhè ra ngoài
Dấu hiệu con muốn ăn dặm
Dấu hiệu con muốn ăn dặm

Thức ăn nào tốt nhất cho trẻ ăn dặm

Trong giai đoạn “sơ khai” này, mẹ nên bắt đầu với một phần nhỏ thức ăn đặc và không quên duy trì bú sữa. Làm điều này mỗi ngày một lần để bé làm quen với kết cấu và mùi vị mới. Cùng với đó, hãy cho bé ăn thức ăn dễ tiêu như cơm nát. Loại này có thể được trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì trẻ đã quen với mùi vị đó. Sau đó, mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn các loại rau củ và trái cây đã được xay nhuyễn.

Khi trẻ đã ăn thành thạo các món được xay nhuyễn, hãy chuyển sang thức ăn được nghiền nát, vón cục hoặc có thể cắt nhỏ với kích thước bằng ngón tay như trứng, cá, thịt (khuyến cáo không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng trước 8 tháng tuổi), các sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu tinh bột.

Thức ăn tốt cho bé ăn dặm
Thức ăn tốt cho bé ăn dặm

Đó là với thực phẩm nên ăn, vậy mẹ nên tránh cho bé ăn dặm những loại nào. Thực phẩm có chứa muối và đường nằm trong danh sách hạn chế. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh trái cây họ cam quýt (chứa nhiều axit gây ảnh hưởng đến tiêu hóa), quả hạch nguyên hạt, động vật có vỏ và mật ong).

Làm thế nào để “giới thiệu” thức ăn rắn một cách an toàn với trẻ?

Để ăn dặm không phải cuộc chiến, mẹ nên giới thiệu thức ăn rắn đến bé một cách an toàn. Vậy cụ thể như thế nào?

Lời khuyên là không nên ép trẻ, bắt đầu bằng cách cung cấp một lượng rất nhỏ thức ăn trước hoặc sau khi trẻ bú sữa. Vì con bạn vẫn sẽ nhận được nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn không cần phải lo lắng về lượng thức ăn mà chúng đang tiêu thụ/ Điều quan trọng là để trẻ làm quen với kết cấu và mùi vị của thức ăn đặc. Ngoài ra, mẹ cũng đừng lo lắng về việc cho ăn quá no, vì trẻ sơ sinh tự nhiên biết khi nào chúng đã no và sẽ dừng lại và có dấu hiệu khi chúng đã bú đủ.

Có nên để bé tự xúc ăn không?

Nhiều mẹ bận rộn băn khoăn nếu để bé tự xúc ăn thì bữa cơm không biết khi nào mới có “hồi kết”. Vậy có nên để bé tự xúc ăn không?

Việc chạm và cầm thức ăn rất quan trọng. Bạn có thể chuyển từ việc trẻ cầm thức ăn và tự xúc thức ăn sang cách sử dụng thìa khi sự khéo léo của con được cải thiện. Điều này sẽ rèn cho bé thói quen tốt trong ăn uống, là kỹ năng cần thiết mà con cần đạt được.

Cần làm gì nếu trẻ không chịu ăn?

Miệng vẫn luôn nhẩm “ăn dặm không phải cuộc chiến”, nhưng đôi khi những rắc rối trong quãng thời gian này lại ập tới khiến mẹ trở tay không kịp. Nào là con không chịu ăn, quấy khóc, chỉ ngậm chứ không nhai, bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ,.. Vậy mẹ phải giải quyết vấn đề trẻ không chịu ăn dặm thế nào?

Một nguyên tắc trong giai đoạn ăn dặm cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần, “không quan trọng là trẻ ăn bao nhiêu, tất cả là để chúng quen với ý tưởng ăn uống”. Bởi trẻ vẫn sẽ nhận được dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nên nếu bé có không chịu ăn dặm, mẹ cũng đừng quá nóng vội nhé!

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?
Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Những điều cần lưu ý để giúp bé ăn dặm tốt hơn:

  • Chuẩn bị ghế cao để bé có thể ngồi thẳng một cách an toàn, giúp con nuốt thức ăn và tiêu hoá tốt hơn
  • Sử dụng yếm bằng nhựa dễ lau chùi
  • Thìa ăn dặm chuyên dụng mềm mại, tránh gây tổn thương nướu và bát nhựa
  • Tránh bất kỳ phiền nhiễu nào khi đến bữa ăn, chẳng hạn như TV
  • Đa dạng khẩu phần ăn, tìm hiểu xem bé thích ăn gì, ghét ăn gì
  • Quan tâm đến cảm xúc của bé, không nên cố ép ăn khi con đang khóc. Điều này khiến bé vô tình ghét việc phải ăn
  • Không nêm nếm bất kỳ gia vị nào vào đồ ăn của bé
  • Cho bé ăn vào một khung giờ cố định để hình thành thói quen
  • Biến giờ ăn thành một hoạt động của gia đình, bằng cách cho ngồi bàn ăn cùng mọi người.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý. Từ đó kịp thời xử lý.

Trên đây là một số lời khuyên mẹ cần “nằm lòng” để “ăn dặm không phải cuộc chiến”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích đối với bạn.

Chia sẻ bài viết này