Ăn dặm kiểu Nhật đang là phương pháp được các mẹ bỉm sử dụng hiện nay. Vậy mẹ đã biết ăn dặm kiểu Nhật là gì chưa? Muốn con khỏe mạnh, ăn dặm thành công hãy trang bị ngay cho mình kiến thức dưới đây.
- ✔️ Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng cần lưu ý những gì?
- ✔️ Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng cách để mẹ “nhàn tênh”
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm với nhau để tạo nên một thực đơn đa dạng. Từ đó kích thích sự thèm ăn ở trẻ đồng thời giúp bé tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Khác với cách ăn truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật không dùng cách thức xay nhuyễn thức ăn. Thay vào đó mẹ sẽ dùng cối để giã và rây đến khi thức ăn đạt được độ mịn phù hợp.

Chìa khóa của phương pháp này nằm ở hương vị nguyên bản của các món ăn. Theo đó, thức ăn của bé sẽ được để riêng, không trộn với nhau. Từ đó giúp trẻ phát triển vị giác, kích thích thèm ăn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm kiểu Nhật đặc biệt đề cao yếu tố thẩm mỹ. Hầu hết bữa ăn của trẻ đều mang màu sắc và được tạo hình bắt mắt.
Ưu điểm ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Áp dụng ăn dặm kiểu Nhật từ sớm trẻ sẽ có sự phát triển như sau:
- Trẻ phân biệt được mùi vị: Ăn dặm kiểu Nhật đề cao hương vị nguyên bản nhờ đó vị giác của bé sẽ nhanh nhạy hơn. Không chỉ thế cách thức ăn này còn giúp bé cảm thấy ngon miệng và không bị chán vì những bữa cơm có vị “na ná” như cách truyền thống
- Trẻ có kỹ năng xử lý thức ăn: Với cách ăn dặm kiểu Nhật độ thô sẽ được tăng dần cho bé. Bắt đầu từ việc ăn cháo từ loãng đến đặc, từ rây mịn đến hạt vỡ. Vì vậy kỹ năng nhai, nuốt của trẻ sẽ thuần thục hơn
- Bé tự lập hơn: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú ý nhiều hơn đến từng giai đoạn của bé. Từ ăn bốc, chuyển sang học cách cầm thìa, dùng đũa. Nhờ đó bé sẽ học rèn tính tự lập khi ăn uống sớm
- Dễ phát hiện khi con bị dị ứng: Khác với cách ăn của các mẹ Việt, mẹ Nhật sẽ không bao giờ thúc ép trẻ ăn. Mặt khác cách thức ăn này không trộn thực phẩm chung cùng với nhau nên mẹ có thể dễ dàng nhận biết bé bị dị ứng với đồ ăn nào
- Đảm bảo đủ chất: Khẩu phần và các thức ăn của Nhật thay đổi theo từng giai đoạn của bé nên mẹ có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất

Nhược điểm khi ăn dặm kiểu nhật là gì?
Bên cạnh ưu điểm “tuyệt vời” thì cách ăn kiểu Nhật cũng tồn tại một vài khuyết điểm như sau:
- Mất thời gian: Bởi vì chú trọng đến cách trình bày thế nên với kiểu ăn này mẹ sẽ mất nhiều thời gian để nghĩ công thức, lên thực đơn, chọn nguyên liệu. Nếu là một người bận rộn thì cách ăn này có thể khiến mẹ cảm thấy “khó chịu”
- Tốn nhiều chi phí: Để chuẩn bị một bữa ăn dặm kiểu Nhật mẹ sẽ phải cần huy động kha khá đồ đạc trong nhà như: nồi áp suất, dao, thớt, thìa, muôi, bát ăn dặm riêng,… Ngoài ra, mẹ sẽ phải chuẩn bị thêm một bộ dụng cụ chế biến ăn dặm như đĩa, mài, ray, vắt,…
- Bé có thể không ăn nhiều: Chìa khóa ăn dặm kiểu Nhật nằm ở tôn trọng sở thích của con. Vì thế thời gian ban đầu trẻ có thể ăn khá ít. Nhưng đừng vội lo mẹ nha. Hãy kiên nhẫn và thường xuyên thay đổi thực đơn để những món ăn đẹp mắt, ngon miệng thì chắc chắn rằng bé sẽ không phụ lòng của mẹ đâu nha
- Mẹ có thể dễ bỏ cuộc: Cũng bởi tốn nhiều thời gian, tiền bạc mà bé ăn được rất ít nên nhiều mẹ bỉm đã bỏ cuộc ngay
Khi nào cho bé ăn dặm kiểu Nhật? Thích hợp với đối tượng nào?
Thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật là khi được 6 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn từ tháng 5 hay sang đến tháng thứ 7 bởi nếu ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa chưa kịp hoàn thiện con sẽ rối loạn hấp thụ. Ngược lại nếu sang đến tháng thứ 7 thì đã qua mất thời điểm lý tưởng để trẻ khám phá mùi vị thức ăn. Vậy phương pháp ăn dặm này thích hợp cho đối tượng nào?
- Với các bé: Ăn dặm kiểu Nhật phù hợp với tất cả các bé
- Đối với mẹ: Cho con ăn dặm kiểu Nhật là cả 1 quá trình dài, đòi hỏi mẹ thật kiên nhẫn. Theo đó cách thức ăn này sẽ thích hợp hơn với mẹ có nhiều thời gian rảnh rỗi, có điều kiện một chút để sắm sửa đồ dùng cho con và quan trọng hơn là mẹ phải thật kiên trì, khéo léo và có đam mê chế biến món ăn kiểu Nhật

Nguyên tắc cho bé ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Để đảm bảo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đem lại hiệu quả cao, bố mẹ cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Không nêm nếm gia vị vào thức ăn của trẻ
- Cân bằng 3 nhóm thực phẩm là tinh bột, đạm và vitamin
- Cho bé ăn theo nhu cầu, không cố “chèo ép”
- Không đi rong hoặc cho bé vừa ăn vừa chơi vì như thế sẽ khiến con học tính không kỷ luật
- Sử dụng nước dashi để bé ăn cùng với cháo và các món ăn thay vì dùng thêm gia vị
- Tạo không khí vui vẻ để bé ngon miệng hơn
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh
- Căn cứ vào sự phát triển mà mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn thô sớm hoặc muộn. Mức thô nên được thay đổi phù hợp với sự phát triển và tiếp nhận đồ ăn của trẻ
Chuẩn bị gì khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Ăn dặm kiểu Nhật là gì phần viết trên đây đã giải đáp rõ. Dưới đây là những dụng cụ mẹ cần chuẩn bị để bé có thể ăn dặm kiểu này.
Đồ chế biến
- Bộ đồ chế biến của cách ăn này sẽ gồm bàn mài, rây, chày nghiền, dụng cụ vắt, bát và thìa. Nếu không có bộ đồ này mẹ có thể dùng các đồ dùng trong nhà như máy xay, dao, thớt, miễn là đảm bảo có thể chế biến đồ thô cho trẻ
- Dùng bát hoặc cốc để nấu cháo vì nếu nấu cả nồi sẽ gây lãng phí
Dụng cụ cho bé tập ăn
- Bộ bát và thìa ăn dặm: Mẹ nên lựa chọn bát nhỏ, vì lượng thức ăn không nhiều. Loại thìa cần dùng là khoảng 5ml. Đến giai đoạn cứng hơn thì mới chuyển sang thìa to như của người lớn
- Yến ăn dặm nên chọn loại có máng, mềm, màu sắc trầm để dễ vệ sinh
- Ghế ăn dặm nên chọn loại vừa phải, giúp bé tập trung, không mải chạy nhảy, nô nghịch khi ăn
- Đồ trữ đông có nắp để mẹ có thể tiết kiệm thời gian và bảo quản thức ăn khi chế biến nhiều

Các giai đoạn để bé ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật tập trung vào việc phân chia thời gian thành từng giai đoạn. Cụ thể đó là:
Từ 5- 6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé tập ăn. Vì vậy thức ăn nên được nấu theo dạng bột để con dễ dàng nuốt hơn. Trong giai đoạn này mẹ nên cho bé làm quen với những thực phẩm như: Khoai luộc, rau luộc, cháo trắng, đậu hũ non, cà rốt, bí đỏ nghiền nhuyễn, để riêng từng loại.
Nên tăng độ thô từ loãng đến đặc và dần sánh lại để bé phản xạ nhai nuốt. Với trẻ 5 tháng mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa, sang tháng thứ 6 có thể tăng lên 2 bữa một ngày.
Từ 7-8 tháng tuổi
Là giai đoạn bé đang tập nhai nhệu nhạo. Con sẽ dùng lưỡi để đẩy và nhai thức ăn vì vậy mẹ nên ninh nhừ, nghiền sơ.
Ngoài những món ăn của giai đoạn trước, mẹ nên bổ sung trứng, thịt lườn gà, nấm hoặc các loại cá. Nếu bé đã thích nghi tốt mẹ hãy chuyển sang băm nhuyễn thay vì nghiền nhỏ thức ăn.
Từ 9-11 tháng tuổi
Giai đoạn này mẹ đã có thể tăng dần độ cứng thức ăn để bé tóp tép nhai như người lớn. Sau đó đến cuối tháng 10 có thể tăng dần lên thành cháo nguyên hạt. Có thể dùng thêm tôm, thịt, bò, gà, bún, miến đổi vị cho con.
Giai đoạn từ 1 tuổi trở lên
1 tuổi trẻ đã mọc răng được 6-7 cái răng vì vậy con đã ăn thô “lão luyện”. Không những thế bé còn có thể sử dụng thìa, dĩa một cách thuần thục.
Theo các chuyên gia, giai đoạn 1 tuổi mẹ nên cho bé cố định ăn 3 bữa một ngày là vào sáng, trưa và tối. Bé có thể ăn được hầu hết thức ăn và hấp thu dinh dưỡng cũng như năng lượng tích cực từ các thực phẩm. Vì vậy mẹ nên xây dựng thực đơn bổ dưỡng, đảm bảo chứa nhiều vitamin cũng như hạn chế muối và chất béo.

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Nếu mẹ cũng đang tìm kiếm thức đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé thì đừng bỏ lỡ gợi ý dưới đây của Fitobimbi.
Ngày 1, 2,3:
- Cháo trắng 1:10
Ngày 4,5,6:
- Khoai lang hấp rây qua rồi trộn với sữa
Ngày thứ 7:
- Cháo trắng rây nhuyễn
- Khoai lang hấp trộn cùng với sữa rồi đem rây kỹ
Ngày thứ 8:
- Cháo rây
- Khoai tây hấp, trộn sữa rồi rây
Ngày thứ 9:
- Súp khoai tây
- Cháo trắng 1:10 rây kỹ
Ngày thứ 10:
- Cháo trắng
- Bí đỏ, khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn
- Khoai tây trộn sữa, rây qua
Ngày thứ 11:
- Cháo trắng
- Bí đỏ, khoai tây hấp chín
Ngày thứ 12:
- Cháo bí
- Chuối nghiền nhuyễn trộn cùng với sữa
Ngày thứ 13:
- Chuối trộn sữa
- Cháo khoai lang
Ngày thứ 14:
- Cà rốt hấp
- Chuối nghiền
- Cháo rây
Ngày thứ 15:
- Cháo cà rốt
- Bí đỏ hấp
- Sữa tươi
Ngày thứ 16:
- Cà rốt hấp
- Cháo
Ngày thứ 17:
- Lê hấp với sữa
- Cháo
- Khoai lang nghiền nát
Ngày thứ 18:
- Súp cà rốt
- Lê hấp trộn sữa
- Cháo
Ngày thứ 19:
- Lê hấp
- Cháo trắng
- Khoai tây trộn chuối, rây kỹ

Ngày thứ 20:
- Cháo
- Khoai lang nghiền
Ngày thứ 21:
- Cháo bánh mì
- Khoai tây nghiền, trộn với sữa
Ngày thứ 22:
- Cháo bí
- Bí đỏ hấp
- Chuối
Ngày thứ 23:
- Cháo trắng
- Bơ nghiền
Ngày thứ 24:
- Cháo hạt sen
- Lê hấp
- Bơ nghiền
Ngày thứ 25:
- Cháo hạt sen
- Cà rốt hấp
Ngày thứ 26:
- Cháo rau chân vịt
- Bí đỏ hấp
Ngày thứ 27:
- Cháo trắng
- Rau củ quả nghiền
Ngày thứ 28:
- Cháo khoai lang
- Rau nghiền nhuyễn
Ngày thứ 29:
- Táo hấp sữa
- Cà rốt nghiền
- Cháo
Ngày thứ 30:
- Táo hấp
- Cháo hạt sen
- Rau, củ hấp
Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời câu hỏi ăn dặm kiểu Nhật là gì? Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết cách lên thực đơn hợp lý cho bé.