Nội dung chính

Mẹ có biết bé 6 tháng ăn được gì?

Thời gian gần đây, Fitobimbi liên tục nhận được câu hỏi từ các mẹ: “Bé 6 tháng ăn được gì”. Hiểu được băn khoăn của mẹ về thực đơn của bé 6 tháng tuổi, trong bài viết này, Fitobimbi sẽ chia sẻ thật chi tiết, mẹ đừng bỏ qua nhé!

Trẻ 6 tháng ăn được gì?
Trẻ 6 tháng ăn được gì?

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Bé 6 tháng tuổi nên được ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Theo chuyên gia, mặc dù sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và phù hợp nhất, thế nhưng, khi được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé. Nếu không cho trẻ ăn bổ sung, trẻ có thể bị còi xương, thiếu máu, chậm phát triển về cả thể chất và trí tuệ.

Bé 6 tháng tuổi nên được ăn bổ sung ngoài sữa mẹ
Bé 6 tháng tuổi nên được ăn bổ sung ngoài sữa mẹ

Một số biểu hiện giúp mẹ nhận biết bé có thể ăn dặm bao gồm: trọng lượng cơ thể gấp đôi so với lúc mới sinh, bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù mẹ đã cho bú từ 8 – 10 lần/ngày, biết giữ đầu ở tư thế thẳng đứng mà không cần trợ giúp, có thể ngồi nếu được hỗ trợ, biết nhai thức ăn bằng nướu và tỏ ra thích thú về các loại đồ ăn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ. Mẹ nên cho bé bú đủ và đúng cách kết hợp với ăn dặm để tăng cường khả năng miễn dịch, đảm bảo cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện sau này của bé.

Các phương pháp ăn dặm được áp dụng cho bé 6 tháng tuổi bao gồm: phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và phương pháp ăn dặm 3 trong 1. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với con yêu của mình.

📌📌📌 Tìm hiểu thêm: Bé 5 tháng ăn dặm được chưa? Cần lưu ý gì khi ăn dặm

Bé 6 tháng ăn được gì?

“Bé 6 tháng ăn được những gì?” là thắc mắc của không ít phụ huynh. Theo chuyên gia, trong 6 tháng đầu đời, bé cần được bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, từ 6 tháng trở đi, phụ mẹ nên cho bé ăn bổ sung các loại ngũ cốc, rau củ, trái cây, sữa chua.

Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì” đó là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Theo chuyên gia, trong 6 tháng đầu bé cần được bú mẹ hoàn toàn. Bởi vì, trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa bệnh đường hô hấp, tiêu hóa,…

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì” đó là sữa mẹ hoặc sữa công thức
Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì” đó là sữa mẹ hoặc sữa công thức

Hơn nữa, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời còn giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú, loãng xương ở mẹ. Trường hợp sữa mẹ không đáp ứng đủ năng lượng cần thiết khiến bé đói nhanh, cáu gắt, quấy khóc, mẹ hãy bổ sung sữa công thức.

Để bé có thể hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất trong sữa, mẹ nên chọn sữa công thức phù hợp với độ tuổi và thể trạng của từng bé. Theo chuyên gia, nếu kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài, mẹ hãy cho cho bé bú sữa mẹ trước, nếu bé còn đói sẽ cho uống thêm sữa ngoài.

Nhóm ngũ cốc

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi: “Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì” đó là nhóm ngũ cốc. Ngũ cốc bao gồm gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, lúa mì, bột yến mạch,… Trong đó, gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt giàu vitamin (B1, B3, C), tinh bột, protein, canxi, sắt và rất nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sức khỏe của bé.

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi: “Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì” đó là nhóm ngũ cốc
Đáp án tiếp theo cho câu hỏi: “Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì” đó là nhóm ngũ cốc

Đặc biệt, lớp vỏ lụa của gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, chất xơ và sắt. Mẹ có thể ngâm gạo lứt để nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại yến mạch, hạt để nấu cháo thay đổi bữa cho bé.

>>> Các loại hạt cho bé ăn dặm nên cho ăn loại nào?

Nhóm rau củ

Rau củ là đáp án không thể không nhắc đến khi các mẹ thắc mắc “Bé 6 tháng tuổi ăn được gì”. Các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên nên kích thích vị giác, để bé tập ăn dễ dàng và cảm thấy ngon miệng hơn.

Rau củ là đáp án không thể không nhắc đến khi các mẹ thắc mắc “Bé 6 tháng tuổi ăn được gì”
Rau củ là đáp án không thể không nhắc đến khi các mẹ thắc mắc “Bé 6 tháng tuổi ăn được gì”

Một số loại rau, củ thường được các mẹ ưu ái lựa chọn để cho bé 6 tháng ăn dặm đó là khoai tây, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, củ dền, rau ngót, rau cải ngọt, rau chân vịt, rau, bông cải xanh, củ cải vàng,… Trước khi nấu mẹ nên nghiền mịn rau, củ để nấu cùng cháo.

>>> Bỏ túi 5 cách nấu nước Dashi cho bé 6 tháng

Nhóm trái cây

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm trái cây khi được hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì”. Cũng giống như rau xanh, trái cây là nguồn cung dồi dào vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của bé 6 tháng tuổi. Bổ sung đúng cách trái cây cho bé ăn dặm sẽ giúp cơ thể bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm trái cây khi được hỏi “Bé 6 tháng ăn dặm được những gì”
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm trái cây khi được hỏi “Bé 6 tháng ăn dặm được những gì”

Mẹ nên chọn trái cây an toàn theo mùa, rửa sạch, bỏ vỏ và lấy phần thịt xay nhuyễn. Trong 2 – 3 tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé làm quen với 2 loại trái cây là chuối và bơ. Từ tuần 4 trở đi, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng trái cây táo, xoài, dâu tây, thanh long,…

Cho bé ăn trái cây xay nhuyễn sau bữa chính khoảng 30 – 45 phút hoặc cũng có thể tách thành bữa nhỏ, cho ăn cách bữa chính từ 2 – 3 tiếng. Không nên cho bé ăn trái cây trước bữa chính, bởi vì, khi đó bé sẽ cảm thấy no và ăn được ít hơn. Do trái cây có hàm lượng fructose cao nên tốt nhất mẹ hãy cho bé ăn vào buổi sáng.

Nhóm chất đạm

Nhóm chất đạm cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm và cả sự phát triển sau này. Chất đạm (đạm động vật) có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt trắng như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, tôm, cá,… Chất đạm còn có nhiều trong gạo, đậu tương, ngô và các loại đậu (đạm thực vật).

Nhóm chất đạm cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm và cả sự phát triển sau này
Nhóm chất đạm cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm và cả sự phát triển sau này

Tuy nhiên, theo chuyên gia, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ không cần bổ sung vào khẩu phần ăn của bé quá nhiều loại thịt. Ban đầu, mẹ nên cho bé làm quen với thịt bò và thịt lợn xay nhuyễn, nấu chín. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung đạm từ các loại đậu đỏ, đậu xanh, gạo, ngô,…

Đối với các loại thủy – hải sản, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với lươn, cá sông, ếch sau đó mới đến tôm, cá biển. Thế nhưng, đây là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, mẹ nên cho bé ăn thử một lượng nhỏ và chú ý đến phản ứng của cơ thể bé.

Nhóm chất béo

Ngoài những nhóm chất kể trên, khi ăn dặm, bé 6 tháng cần được bổ sung nhóm chất béo. Nhóm chất này rất cần thiết đối với sự phát triển thể chất và não bộ của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể bổ sung nhóm chất béo đúng cách, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bé.

Bé 6 tháng cần được bổ sung nhóm chất béo trong thực đơn ăn dặm
Bé 6 tháng cần được bổ sung nhóm chất béo trong thực đơn ăn dặm

Theo chuyên gia, ngoài cung cấp năng lượng, nhóm chất béo còn giúp hòa tan một số loại vitamin (A, D, E) và khoáng chất (kẽm, sắt, canxi,…), hình thành tế bào mô và cơ thể điều hòa được các hoạt động. Nếu mẹ không bổ sung đủ lượng chất béo khi ăn dặm, con có thể biếng ăn và hấp thu kém hơn những bé khác.

Mặc dù chất béo đóng vai trò quan trọng nhưng mẹ không nên lạm dụng. Mỗi ngày, lượng chất béo cung cấp cho bé không nên quá 5ml và không quá 4 ngày/tuần. Một số loại chất béo mẹ nên bổ sung cho bé trong giai đoạn ăn dặm gồm: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá hồi,…

Bé 6,7 tháng ăn được cá gì? Top 6 gợi ý cho mẹ

Sữa chua

Đáp án cuối cùng của câu hỏi “Trẻ 6 tháng ăn được những gì” mà Fitobimbi muốn chia sẻ với mẹ đó là sữa chua. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bổ sung vitamin (nhóm A, B), protein, lipid, glucid và muối khoáng cần thiết. Ngoài ra, sữa chua còn là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột.

Sữa chua còn là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột
Sữa chua còn là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột

Bé 6 tháng tuổi, bổ sung sữa chua sẽ giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa dễ hơn. Sữa chua cũng rất tốt cho bé bị táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài. Thực phẩm này cung cấp lượng protein dồi dào, phù hợp với những bé không thích ăn thịt, cá.

Một số món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã tương đối hoàn thiện. Đặc biệt, hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng hấp thu một số loại đồ ăn thô. Những món ăn mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: chuối trộn sữa, bơ trộn sữa, cháo bí đỏ, cháo bắp cải đậu xanh, cháo thịt gà khoai lang,…

Bơ trộn sữa

Bơ có mùi vị thơm, béo, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin (A, B1, B3, B6, B9, C, E, K), chất xơ và khoáng chất (canxi, natri, kẽm, kali, magie, sắt). Bơ trộn sữa sẽ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và khiến bé ăn ngon miệng.

Bơ trộn sữa thơm ngon, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Bơ trộn sữa thơm ngon, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Chuẩn bị

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách thực hiện

  • Bơ cắt dọc, bỏ vỏ và hạt, dùng thìa xúc phần thịt vào bát nhỏ
  • Cho thịt bơ vào máy xay nhuyễn, mẹ có thể dùng rây lọc lấy phần thịt mềm mịn
  • Cho bơ ra bát, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha, trộn đều và cho bé thưởng thức

Chuối trộn sữa

Chuối giàu chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa của bé, nổi bật là pectin. Thành phần này giúp cải thiện vấn đề táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, chuối còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Món chuối trộn sữa cho bé ăn dặm
Món chuối trộn sữa cho bé ăn dặm

Chuẩn bị

  • Chuối chín
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách thực hiện

  • Bóc vỏ chuối, lấy phần thịt, thái thành lát mỏng
  • Cho chuối chín vào máy xay nhuyễn
  • Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha
  • Cho chuối và sữa ra bát nhỏ để bé thưởng thức

Cháo bí đỏ

Bí đỏ rất tốt cho sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Trong loại quả này có nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin B6, vitamin E, calo, kali, đồng, mangan, beta carotene, carbohydrate,… Cháo bí đỏ chắc chắn là món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng và hấp dẫn đối với bé yêu.

Cháo bí đỏ thơm ngon, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng
Cháo bí đỏ thơm ngon, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng

Chuẩn bị

  • Gạo
  • Bí đỏ

Cách thực hiện

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thát lát mỏng và xay nhuyễn
  • Gạo ngâm trước khi nấu cháo khoảng 20 – 30 phút
  • Cho gạo và nước sạch vào nồi, nấu theo tỷ lệ 1:10
  • Khi cháo sôi mẹ điều chỉnh lửa nhỏ, đến khi cháo nhừ thì tắt bếp, cho ra bát

Cháo bắp cải đậu xanh

Bắp cải là nguồn cung cấp dồi dào khoáng chất và vitamin như phốt pho, sắt, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Đây là những thành phần nổi bật và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao miễn dịch cơ thể. Trong khi, đậu xanh được mệnh danh là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe bé yêu.

Cháo bắp cải đậu xanh rất tốt cho sức khỏe bé yêu
Cháo bắp cải đậu xanh rất tốt cho sức khỏe bé yêu

Chuẩn bị

  • Gạo
  • Bắp cải
  • Đậu xanh

Cách thực hiện

  • Ngâm gạo từ 20 – 30 phút sau đó vớt ra, cho vào nồi nước sạch, nấu cháo theo tỷ lệ 1:10
  • Rau bắp cải rửa sạch, thái nhỏ, để ráo nước, cho vào nồi luộc chín (giữ phần nước luộc)
  • Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút, vớt ra, để ráo nước rồi mang hấp cách thủy
  • Cho đậu xanh đã hấp chín vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước sạch (nên lấy nước luộc sau)
  • Sau khi cho đậu xanh xay nhuyễn ra bát, mẹ cho bắp cải vào, tiếp tục xay cho đến khi nhuyễn mịn
  • Khi cháo sôi cho đậu xanh, bắp cải xay nhuyễn vào, khuấy đều, cháo nhừ thì tắt bếp và cho ra bát

Cháo thịt gà khoai lang

Trong thịt gà có nhiều sắt, protein, niacin, phốt pho, selen, vitamin B6, chất béo không bão hòa,… Khoai lang cung cấp hàm lượng sắt, kẽm, canxi, kẽm, magie, mangan, phốt pho, kali – những khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé diễn ra thuận lợi.

Cháo thịt gà khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé yêu
Cháo thịt gà khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé yêu

Chuẩn bị

  • Gạo
  • Thịt gà
  • Khoai lang

Cách thực hiện

  • Thịt gà rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào máy xay nhuyễn
  • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín và xay nhuyễn
  • Ngâm gạo trước khi nấu cháo khoảng 20 – 30 phút, nấu theo tỷ lệ 1:10
  • Khi cháo sôi mẹ cho khoai lang và thịt gà xay nhuyễn vào, khuấy đều
  • Ninh đến khi cháo nhừ thì cho thêm chút dầu oliu, nước Dashi, tắt bếp và cho cháo ra bát

>>> Cách nấu cháo gà cho bé – Cháo gà nấu với rau gì cho bé

Cháo bí đỏ thịt lợn nạc

Bí đỏ giàu vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường khả năng miễn dịch và giúp hệ xương của trẻ phát triển tốt. Bên cạnh đó, thịt lợn nạc chứa nhiều protein, canxi, phốt pho, kẽm, kali, natri, vitamin A, vitamin B2, vitamin B6,..

Cháo bí đỏ thịt lợn nạc
Cháo bí đỏ thịt lợn nạc

Chuẩn bị

  • Gạo
  • Bí đỏ
  • Thịt lợn nạc
  • Hành củ, nước Dashi

Cách thực hiện

  • Ngâm gạo từ 20 – 30 phút, nấu cháo theo tỷ lệ 1:10
  • Thịt lợn rửa sạch, để ráo nước và mang xay nhuyễn
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng hoặc xay nhuyễn
  • Khi cháo sôi mẹ cho bí đỏ và thịt lợn xay nhuyễn vào, khuấy đều tay
  • Tiếp tục đun cho đến khi cháo nhừ, tắt bếp và cho cháo ra bát để bé thưởng thức

Cháo rau chân vịt cá hồi

Rau chân vịt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, thường được các mẹ ưu ái lựa chọn để chế biến món ăn dặm cho bé. Trong khi đó, cá hồi giàu DHA, Omega-3, axit amin cần thiết cho sự phát triển của bé.

Cháo rau chân vịt cá hồi mẹ nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Cháo rau chân vịt cá hồi mẹ nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Chuẩn bị

  • Gạo tẻ
  • Cá hồi phi lê
  • Rau chân vịt (cải bó xôi, rau bina)
  • Hành khô, dầu oliu, nước Dashi

Cách thực hiện

  • Cá hồi rửa sạch, nếu có thời gian nên ngâm cá trong nước muối loãng + chanh + sữa tươi không đường
  • Ngâm gạo trong 20 – 30 phút, vớt ra, để ráo nước, cho vào nồi ninh trên lửa vừa
  • Rau chân vịt chọn lá non, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay thật nhuyễn
  • Hành bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, cho lên chảo phi thơm sau đó cho cá hồi vào xào qua
  • Khi cháo chín, mẹ cho rau chân vịt xay nhuyễn và cá hồi đã xào qua vào, khuấy đều
  • Tiếp tục ninh đến khi cháo nhừ thì cho thêm dầu ăn, nước Dashi, khuấy đều, tắt bếp và cho cháo ra bát

Cháo cà rốt và lòng đỏ trứng gà

Cà rốt giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Đặc biệt, beta-caroten là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà cũng là thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và chất béo.

Cháo cà rốt và lòng đỏ trứng gà
Cháo cà rốt và lòng đỏ trứng gà

Chuẩn bị

  • Gạo tẻ
  • Cà rốt
  • Lòng đỏ trứng gà

Cách thực hiện

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ và cho vào xay nhuyễn
  • Ngâm gạo 15 – 20 phút để gạo sạch và mềm hơn trước khi nấu cháo
  • Vớt gạo ra, cho vào nồi nước sạch cùng nước cà rốt, nấu theo tỷ lệ 1:10
  • Điều chỉnh lửa vừa phải, vì là cháo ăn dặm cho bé 6 tháng nên cần ninh nhừ
  • Khi cháo mềm nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều tay để không bị vón cục
  • Cho nước Dashi vào cháo trứng cà rốt, tắt bếp, cho cháo ra bát nhỏ để trẻ thưởng thức

Những lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Khi được 6 tháng tuổi, bé nên được ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Ăn dặm giúp định hình thói quen ăn uống cho bé và từ đó mẹ cũng sẽ biết con thích, không thích hay dị ứng món gì. Một số lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mẹ nên biết:

  • Nên cho bé ăn dặm vào giữa buổi sáng (từ 9 – 10h), ăn từ lỏng đến sền sệt, từ ít đến nhiều (lượng thức ăn không nên quá 60ml/ngày).
  • Đầu tiên, mẹ cho bé ăn dặm đồ ngọt sau đó mới chuyển sang mặn (VD: cháo bí ngô, cháo khoai lang,… rồi đến cháo trứng, cháo thịt,…).
  • Mẹ nên cho bé ăn thử một loại đồ ăn trong vòng 3 – 4 ngày để biết rõ khẩu vị, nếu bé không thích món gì mẹ cũng không nên ép.
  • Không nên rã đông thực phẩm bằng cách trần qua nước sôi hay để ở nhiệt độ phòng quá lâu.
  • Mẹ nên chú ý cho thêm một thìa dầu ăn vào bột khi tắt bếp (dầu ăn dành riêng cho bé ăn dặm).
  • Nên cho bé ăn trong vòng 2 tiếng sau khi nấu chín, nếu thừa mẹ hãy ăn chứ không nên cho bé ăn bữa sau.
  • Nên chọn mua thực phẩm theo mùa, rửa sạch sẽ và đảm bảo nấu chín, nghiền nhuyễn, mịn.
  • Khi nấu đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi không nên cho muối, thay vào đó mẹ hãy cho nước Dashi.
  • Khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mẹ nên tập trung quan sát để có thể kịp thời xử lý nếu bé bị nghẹn.
  • Nếu bố mẹ bị dị ứng với thực phẩm gì, tốt nhất không nên cho bé ăn dặm thực phẩm đó.
  • Bé 6 tháng tuổi nên ăn hạn chế thịt vì hệ tiêu hóa còn nhạy cảm, dễ bị dị ứng, tốt nhất nên hạn chế ốc, lươn, tôm, cua.
  • Đối với dụng cụ nấu ăn dặm cho bé, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo, cất ở nơi thoáng mát.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nên đủ những nhóm chất cần thiết đó là đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất.
  • Nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày và đảm bảo cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để tăng sức đề kháng, phát triển toàn diện.
  • Mẹ nên thay đổi thực đơn theo tuần để bé có thể làm quen với món mới và cũng tránh tình trạng dư thừa hay thiếu chất dinh dưỡng.

Bài viết đã giúp mẹ có được đáp án cho câu hỏi “bé 6 tháng ăn được gì”. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp hay người thân và đừng quên ghé thăm website https://fitobimbi.vn/ thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ khác về bảo vệ, chăm sóc bé yêu.

Chia sẻ bài viết này