Bé không chịu ăn gì ngoài uống sữa khiến cha mẹ đau đầu vì sợ con thiếu chất. Vậy nguyên nhân gì khiến bé không chịu ăn dặm và cách xử lý thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem nhiều hơn:
- Mách mẹ thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng “siêu chuẩn”
- 30 mẫu thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng siêu dinh dưỡng

Đâu là nguyên nhân khiến bé không chịu ăn?
Bé không chịu ăn, biếng ăn được định nghĩa là tình trạng trẻ không ăn đủ số lượng cần thiết, dẫn đến bữa ăn kéo dài trên 30 phút. Để giải quyết tình trạng này, trước hết mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm:
Chế độ ăn dặm không hợp lý
Hầu hết các bé đều bắt đầu ăn dặm khi bước sang tháng thứ 6. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo ngại bé ăn dặm khi còn quá nhỏ nên thường xay nhuyễn thức ăn cho bé dễ ăn hơn. Điều này làm giảm cơ hội rèn luyện khả năng nhai và cắn, cha mẹ khó bổ sung những thức ăn có độ thô hơn khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé không chịu ăn dặm, không muốn thử những thứ khó nhai.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Cảm giác sợ con đói là ám ảnh thường trực của các ông bố, bà mẹ hiện nay. Vì vậy, bất kể giờ giấc, cha mẹ cũng đều có thể bổ sung thức ăn cho con. Chẳng hạn như trẻ vừa ăn sữa chua được một lúc, mẹ lại cho ăn hoa quả khiến bụng trẻ được lấp đầy trước bước ăn chính. Hậu quả là bé sẽ không chịu ăn dặm, lâu dần hình thành thói quen xấu, khiến bé lười ăn, chỉ thích ăn vặt.
Thức ăn dặm quá đơn điệu
Công việc bận rộn khiến cha mẹ không có đủ quỹ thời gian để chuẩn bị đồ ăn đa dạng cho bé. Thức ăn dặm quá đơn điệu sẽ gây nhàm chán, khiến bé biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến các bé không chịu ăn dặm.
Vừa xem TV vừa ăn
Để con có thể ăn ngoan, nhiều bậc cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ đã cho trẻ xem tivi, iPad trong khi ăn. Đây là cách cho bé ăn sai khoa học, lúc này bé sẽ chỉ tập trung vào những thứ trước mắt mà không hề quan tâm đến các món ăn trên bàn. Điều này khiến bé không cảm nhận được vị ngon cũng như sức hấp dẫn của các món ăn.
Trẻ có vấn đề về sức khỏe
Trẻ biếng ăn, không chịu ăn dặm có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như viêm dạ dày, viêm phổi, viêm amidan, viêm loét miệng,…
Thức ăn nêm nếm nhiều gia vị khiến bé không chịu ăn dặm
Chức năng lọc thải của thận ở các bé dưới 9 tháng tuổi còn kém. Vì vậy, nếu cha mẹ nêm nếm nhiều gia vị mặn như muối, đường,… vào đồ ăn dặm, bé sẽ không chịu ăn. Thậm chí, việc này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nữa.
Trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói?
Nhiều cha mẹ bế tắc khi bé không chịu ăn dặm có suy nghĩ rằng liệu có nên bỏ đói con để bé ăn uống ngon hơn không? Tuy nhiên, đây không phải vấn đề đơn giản. Bởi thực tế, nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy xót ruột khi để trẻ đói, trong khi thời gian bỏ đói chưa đủ lâu để trẻ có thể cảm nhận đã vội vàng dụ dỗ, bù đắp cho con ăn thêm.

Một số khác lại có những nhận định sai về việc “bỏ đói”. “Để mặc con đói” được hiểu lầm là không cung cấp đồ ăn cho đến khi trẻ hết năng lượng. Nhưng sự thật là trẻ còn quá nhỏ đến có thể diễn đạt cơn đói của mình. Hơn nữa, cơn đói cũng sẽ bị trẻ nhanh chóng lãng quên nếu con chú tâm vào những thứ khác như điện thoại, TV,… Điều này dẫn đến việc mất năng lượng “ẩn”, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Nhìn chung, bé không chịu ăn dặm bỏ đói sẽ phát huy tác dụng nếu cha mẹ thực hiện đúng quy tắc. Ngược lại, nếu không cẩn thận sẽ gây rủi ro rất lớn.
Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?
Rất nhiều mẹ có con biếng ăn, không chịu ăn dặm đã “quay xe” chuyển sang phương pháp BLW và thu được kết quả khá tốt. Ăn dặm BLW là một phương pháp rất hay mà mẹ có thể áp dụng cho những bé biếng ăn hoặc không chịu ăn. Tuy nhiên để “trị” chứng biến ăn cho bé bằng phương pháp BLW mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
“Đả thông” tư tưởng cho cả gia đình về phương pháp ăn dặm BLW
BLW là phương pháp ăn dặm mới và khá lạ lẫm với những người lớn tuổi. Đây là cách ăn dặm trẻ tự chỉ huy, có nghĩa là con sẽ là người tự xúc, kiểm soát lượng thức ăn mà mình ăn mà không có sự ép buộc hoặc trợ giúp từ người lớn. Đây là cách ăn dặm đi ngược lại với phương pháp truyền thống nên với những ai không biết có thể sẽ khó chấp nhận. Vì vậy, trước khi tập cho bé ăn dặm tự chỉ huy, mẹ cần chỉ rõ những lợi ích về phương pháp này cho các thành viên trong gia đình để tất cả có được sự thống nhất.
Một vài những ưu điểm của BLW phải kể đến là:
- Giúp con phát triển giác quan
- Rèn luyện thói quen tự lập
- Phát triển khả năng phối hợp tay mắt và cầm nắm
- Con ăn vui vẻ và tự tin hơn

Tìm hiểu thật kỹ về ăn dặm BLW
Để khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm, bản thân mẹ phải hiểu rõ nhất về phương pháp này. Mẹ nên đọc sách, tham khảo tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ để biết cách lên thực đơn, cũng như xử lý các vấn đề thường gặp khi bé ăn dặm BLW như ọe, nghẹn, hóc,…
Tuyệt đối không ép khi bé không chịu ăn dặm
Rất nhiều bé không chịu ăn dặm và không hợp tác trong khi mẹ đã mất công chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Lúc này, mẹ nên vui vẻ, tuyệt đối không được tỏ thái độ khó chịu với bé. Nếu bé không chịu ăn, mẹ hãy cho bé bú sữa. Bởi dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi vẫn là sữa mẹ nên đừng lo con sẽ bị đói nhé!
Cho con nhiều cơ hội tiếp cận với BLW
- Cho bé ngồi cùng bàn ăn khi cả gia đình ăn cơm
- Cho bé ăn dặm BLW 2 bữa/ngày. Nếu mẹ bận thì có thể giảm xuống còn 1 bữa/ngày
- Mẹ cần chuẩn bị sẵn rau củ và đồ ăn riêng cho bé
- Chuẩn bị thực đơn đa dạng, phong phú cho bé có sự lựa chọn
- Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi, mẹ có thể giới thiệu đến bé các loại rau củ quả trong bữa ăn dặm
- Từ 7 – 9 tháng tuổi, giới thiệu các món cá, thịt và cơm
- Từ 10 tháng tuổi, khả năng cầm nắm thức ăn của bé được cải thiện đáng kể. Nhưng nếu bé không chịu ăn dặm, mẹ nên xé nhỏ thức ăn để bé thưởng thức dễ dàng hơn

Tin tưởng và tôn trọng nhu cầu ăn của con
Bao tử của bé giai đoạn từ 1 – 2 tuổi chỉ nhỏ chừng nắm tay, vì thế khi thấy bé ăn ít, mẹ hãy vẫn cứ thoải mái và vui vẻ nhé. Đừng gây bất cứ áp lực gì đến bé. Hãy tôn trọng nhu cầu ăn của bé, cho bé cơ hội được cảm nhận cơn đói. Điều đó có nghĩa là cho bé cơ hội ăn ngon miệng.
Trên đây là những nguyên nhân bé không chịu ăn dặm, cũng như phương pháp xử lý. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp sức cho cha mẹ trong giai đoạn ăn dặm của bé. Chúc bạn thành công!