Còi xương ở trẻ do nhiều nguyên nhân, trong đó dinh dưỡng là yếu tố chính. Vậy bệnh còi xương thiếu vitamin gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé.
Bệnh còi xương ở trẻ là gì?
Còi xương là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ, được biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng ở xương. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3, nhất là các bé sinh sống ở vùng miền núi, nơi có sương mù và ít ánh nắng. Từ đó khiến việc tổng hợp vitamin D bị thiếu, ảnh hưởng quá trình hấp thụ, chuyển hóa canxi, photpho.
Ngoài ra, trẻ em thành thị cũng sẽ có thể còi xương do được bao bọc quá kỹ trong nhà, không được tắm nắng thường xuyên dẫn đến thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ, tuy nhiêu yếu tố dinh dưỡng vẫn là thứ yếu. Vậy trẻ nhỏ bị còi xương khi thiếu loại vitamin nào?

Dấu hiệu nhận biết còi xương ở trẻ
Trước khi tìm hiểu trẻ bị còi xương là thiếu chất gì, mẹ cần nắm được dấu hiệu của bệnh. Theo các chuyên gia, tùy vào tình trạng mà trẻ sẽ có các dấu hiệu như:
- Biểu hiện hệ thần kinh: Khó ngủ, trằn trọc, ra mồ hôi trộm và bị rụng tóc
- Biểu hiện xương: Con chậm phát triển chiều cao, hệ xương và răng không khỏe, răng mọc không đều
- Biểu hiện vận động: Bé khó chạy nhảy, khả năng vận động kém linh hoạt, hay mỏi nhức xương khớp
- Biểu hiện toàn thân: Thường xuyên gặp tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, lá lách to, da xanh xao,…
Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?
Trẻ bị còi xương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, dậy thì sớm, xơ nang, viêm ruột, tác dụng của một số thuốc động kinh, kháng virus và do chế độ dinh dưỡng không hợp, khiến con thiếu hụt khoáng chất cần thiết. Vậy trẻ bị bệnh còi xương thiếu vitamin gì? Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt vitamin D, canxi, photphat là lý do chính khiến bé còi xương, chậm lớn hơn các bạn bè. Cụ thể:
Trẻ thiếu canxi
Bệnh còi xương thiếu vitamin gì? Đáp án đầu tiên không thể bỏ qua đó là canxi.
Đây là hoạt chất quan trọng ở trong cơ thể của người với khoảng 99% tồn tại ở xương, răng, móng chân, móng tay và 1% trong máu.
Canxi không chỉ đóng vai trò lớn với sự phát triển của xương, giúp làm chắc xương và răng, chống còi xương, nhuyễn xương mà còn duy trì hoạt động cơ bắp, phát ra tín hiệu cho các tế bào thần kinh,… Nếu như hàm lượng canxi có sự biến đổi, cơ thể sẽ phải chịu nhiều bệnh tật, trong đó có chứng còi xương.

Thiếu vitamin D
Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, cần thiết cho sự phát triển của xương. Theo các chuyên gia, hoạt chất này có vai trò lớn với việc cấu tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi, phospho đến các tế bào.
Không chỉ thế nó còn giúp tăng hấp thụ canxi ở ruột, duy trì nồng độ canxi, photphat ổn định, cho phép quá trình khoáng hóa của xương diễn ra bình thường. Việc bị thiếu hụt vitamin D có thể khiến bé rơi vào tình trạng còi xương, xương mềm yếu, bị biến dạng và đau,….
Thiếu phosphate
Giống như canxi, cơ thể của bé cũng cần phosphate để giúp hệ xương và răng chắc khỏe. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạ phospho máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra còi xương ở trẻ. Tình trạng này khởi phát là do suy giảm khoáng hóa, không đủ canxi, phốt pho để xương phát triển. Từ đó khiến xương mềm yếu, dễ bị biến dạng và gãy. Không chỉ thế ở thể nặng hơn trẻ nhỏ còn bị còi xương, đau nhức, tầm vóc kém phát triển.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể của bé đang thiếu phosphate nghiêm trọng:
- Trẻ sơ sinh thiếu phosphate chân tay thường ngắn, ngực có hình dạng bất thường, xương sọ mềm và không có khả năng tăng cân
- Thiếu phosphate ở tuổi trưởng thành các bé sẽ rụng răng sớm, tầm vóc thấp bé kèm chân vòng kiềng
Thiếu vitamin K2
Vitamin K2 cũng là đáp án của câu hỏi bệnh còi xương thiếu vitamin gì? Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin K2 có tác dụng gắn kết canxi vào xương hiệu quả. Hiểu cách đơn giản là trong quá trình tạo xương, cơ thể sẽ sản sinh ra osteocalcin, một loại protein lấy canxi từ máu để gắn vào xương.
Tuy nhiên, osteocalcin sẽ chỉ hoạt động và thực hiện đúng vai trò của mình khi đủ K2. Điều đó có nghĩa nếu cơ thể bé bị thiếu K2 thì lượng canxi vào xương sẽ bị thiếu hụt khiến con đối mặt với các vấn đề như: chậm lớn, xương mềm, còi cọc,…

Thiếu magie
Magie là một trong những khoáng chất tuyệt vời. Ngoài việc cung cấp năng lượng cho các tế bào, duy trì chức năng của hệ thần kinh nó còn tham gia vào hệ xương khớp. Cụ thể, hoạt chất này đóng vai trò lớn giúp cơ thể bé xây dựng tế bào mô xương, tăng mật độ khoáng xương và giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương. Magie cũng rất cần thiết để bé hấp thụ canxi. Vì vậy nếu không có đủ magie thì bé có thể đối mặt với các nguy cơ như còi xương, viêm khớp,…
Thiếu kẽm
Ngoài canxi thì kẽm cũng là nguyên tố cấu tạo nên xương. Nó rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương và giúp cho bộ phận này chắc khỏe. Vì vậy để bé không bị còi xương mẹ cần bổ sung canxi và kẽm hợp lý.
Cách phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ
Dựa vào đáp án câu hỏi bệnh còi xương thiếu vitamin gì, mẹ hãy phòng ngừa cho bé bằng những biện pháp dưới đây.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Thiếu hụt vi chất là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh còi xương, chậm lớn ở trẻ. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống như sau:
- Sử dụng thực phẩm có nhiều canxi như tôm, cua, cá, trứng và hoa quả sấy,…
- Bổ sung vitamin D từ các loại đậu, rau lá xanh, trứng, sữa khoai
- Tăng cường lượng kẽm từ tôm, cua, đậu nành, vừng, lạc, hàu
- Cho bé dùng thêm thực phẩm chứa nhiều magie như bơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, chuối, socola đen,…
- Bổ sung thêm vitamin K2 từ cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, gan bò, thận bò,…
- Thời kỳ mang thai mẹ nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời để tăng tiếp nhận vitamin D tránh còi xương, sinh non cho trẻ
Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng thêm chế phẩm bên ngoài để giúp bổ sung vi chất hợp lý cho con. Tuy nhiên trước khi áp dụng hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng con không bị thừa.

Tạo thói quen tắm nắng cho bé
Theo các chuyên gia, thời gian lý tưởng để bé tắm nắng mỗi ngày là vào 6-9h sáng và sau 4h chiều, mỗi ngày khoảng 30 phút để cơ thể bé hấp thụ đủ vitamin D cần thiết cho xương.
Vận động thể dục thể thao
Luyện tập thể dục, thể thao cũng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của xương. Không những kéo giãn các khớp mà còn thúc đẩy hormone tiết ra. Do đó để ngăn ngừa chứng còi xương ở trẻ mẹ hãy cho con vận động thường xuyên. Một số bộ môn thể thao thích hợp cho bé như bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, xà đơn, đạp xe,…
“Bệnh còi xương thiếu vitamin gì” bài viết trên Fitobimbi đã giải đáp rõ. Tuy nhiên để chắc chắn hơn trước khi bổ sung cho bé mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để làm xét nghiệm vi chất chuyên sâu.