Khi thấy làn da mong manh của trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, chắc hẳn mẹ nào cũng cảm thấy xót xa. Thay vì hoảng hốt, mẹ hãy bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt. Hãy cùng Fitobimbi truy tìm “thủ phạm” để tìm cách bảo vệ con yêu, mẹ nhé!
Mụn kê
Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần tuổi. Nốt mẩn đỏ xuất hiện nhiều ở má, trán hay thái dương. Nếu để ý kỹ, nốt mẩn đỏ trên mặt bé giống như những nhọt do muỗi đốt. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng sẽ ngày càng đỏ và lan rộng sang các vùng da lân cận.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do mụn kê không phải do bụi bẩn. Vì vậy, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc bôi cho trẻ. Thay vào đó, hãy vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, làm mát da, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da. Sau 3 tháng tuổi, nếu tình trạng da của bé vẫn tiếp dẫn, mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Chàm
Chàm cũng là bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ sở hữu làn da khô. Bệnh chàm thường gặp ở trẻ từ 1 – 5 tháng tuổi, với các dấu hiệu điển hình như: da mẩn đỏ quanh vùng má, miệng, sau tai và mu bàn tay. Một số khác có thể kèm theo viêm mũi, hen suyễn. Phần lớn trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do chàm là do dị ứng với sữa. Những tổn thương này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé lớn và thường không để lại sẹo.
Nếu mẹ đang cho con bú, hãy lưu tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, sữa bò, tôm, cua, cá, đậu nành, đậu phộng,… Đồng thời khi chăm sóc da cho bé, mẹ nên chọn các sản phẩm lành tính, không có mùi thơm.
Khuẩn nấm
Nếu nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở khu vực quanh mắt hoặc miệng thì thiên thần nhỏ có thể đã bị nhiễm khuẩn nấm. Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, do đó rất dễ bị vi trùng nấm men (Candida) làm phiền. Tỷ lệ nhiễm bệnh này đặc biệt tăng cao ở nhóm trẻ sinh non, suy dinh dưỡng hay nhẹ cân.
Nhìn chung, trẻ bị nhiễm khuẩn nấm không quá đáng no. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm trẻ khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến chuyện ăn uống. Với trường hợp da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do khuẩn nấm, mẹ nên dùng khăn sữa lau sạch miệng bé sau mỗi lần bú hoặc có thể pha nước với chút muối để rửa. Nếu những nốt mẩn đỏ cứng đầu này không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Muỗi đốt
Trẻ nhỏ là đối tượng “hấp dẫn” muốn tìm đến của những con muỗi. Lý do bởi làn da bé có chứa rất nhiều các vi sinh vật. Chúng đốt là do cần cung cấp dinh dưỡng để sản xuất trứng và sinh sôi nản nở.
Trẻ nhỏ là đối tượng “hấp dẫn” muốn tìm đến của những con muỗi. Lý do bởi làn da bé có chứa rất nhiều vi sinh vật. Muỗi đốt người do chúng cần cung cấp dinh dưỡng để sản xuất trứng và sinh sôi nản nở. Khi muỗi đốt, vòi của chúng sẽ tiết ra một chất làm giãn mạch máu. Lúc này, cơ thể sẽ bảo vệ bằng cách tạo ra các histamin khiến da xung quanh vết đốt bị ngứa. Lúc này, trẻ thường có phản ứng gãi để giảm ngứa, từ đó khiến da đỏ và sưng lên.
Nếu xác định trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt thật sự là do muỗi đốt thì cách xử lý đơn giản là thoa dầu hoặc sử dụng loại thuốc bôi muỗi cắn.
Tay chân miệng
Tay chân miệng có biểu hiện gần giống với một số bệnh ngoài da như muỗi đốt hay viêm da. Bởi trong 1 – 2 ngày đầu, trẻ mắc tay chân miệng sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Sau đó, các nốt ban này mới hình thành bóng nước. Có nhiều mẹ tưởng bé bị muỗi đốt nên chủ quan đến khi con có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, sốt thì mới vội vàng cho bé đi khám.
Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện mụn nước đỏ ở các vị trí như khuỷu tay, đầu gối, mông, miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu khác đi kèm để phát hiện và xử lý kịp thời.
Nên làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người?
Tùy theo nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt mà sẽ có cách xử lý phù hợp. Nếu nguyên nhân là do chàm thì bạn nên vệ sinh da trẻ thường xuyên để giảm viêm và ngứa. Đồng thời, trẻ cần sử dụng những loại thuốc bác sĩ kê đơn để nhanh khỏi bệnh. Khi trẻ bị mẩn đỏ do côn trùng cắn thì mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể sử dụng khăn mát để chườm lên vùng da bị đốt để giảm hiện tượng sưng đỏ. Bên cạnh đó có thể sử dụng các loại thuốc bôi da để giảm tình trạng ngứa, sưng đỏ.
Trường hợp mẩn đỏ do trẻ bị tay chân miệng hay nấm thì mẹ cần hạn chế trẻ gãi cào lên da. An toàn nhất là cắt mỏng tay cho trẻ. Sau đó cho trẻ mặc những bộ đồ thoáng mát, dễ thấm hút để tránh gây kích ứng da.
Bên cạnh những cách điều trị riêng, mẹ cần lưu ý một vài điều sau:
- Tắm rửa cho bé hàng ngày. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để cho trẻ không gian sinh hoạt thoáng mát
- Khi trẻ bị mẩn đỏ, mẹ cần tránh để trẻ gãi hay cào vào các nốt
- Sử dụng thuốc diệt muỗi trong nhà để loại bỏ chỗ trú ẩn của bé
- Ưu tiên dùng các sản phẩm chăm sóc da bé dịu nhẹ, không mùi, không hóa chất
- Khi chọn trang phục cho bé, mẹ nên ưu tiên các bồ đồ mềm mại, mỏng nhẹ, thoáng mát để da bé luôn được dễ chịu
Bài viết trên đây đã cung cấp với các mẹ những thông tin về trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích được các mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!
Nguồn: Tổng hợp