Nội dung chính

Giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm

Trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hãy cập nhật ngay nguyên nhân và cách phục phục ra mồ hôi trộm ở trẻ dưới đây nhé!

Giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm
Giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Mồ hôi trộm là thuật ngữ chỉ tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm mà không có sự tác động của yếu tố nhiệt độ. Mồ hôi thường ra nhiều nhất ở đầu, bàn tay, bàn chân, nách, trán, lưng, bởi ở đó tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất.

Trong thành phần của mồ hôi chứa tới 90% là nước, còn lại là muối và các chất cặn bã. Chình vì vậy, việc trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi và suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này ở trẻ để tìm cách khắc phục, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phân loại mồ hôi trộm

Có 2 loại mồ hôi trộm là mồ hôi trộm bệnh lý và mồ hôi trộm sinh lý. Cụ thể như sau:

  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Đây là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh còi xương. Trẻ bị còi xương thường đổ rất nhiều mồ hôi vào ban ngày và cả ban đêm. Bên cạnh đó, trẻ bị còi xương còn có các dấu hiệu khác như đầu xương to, thóp chậm liền, ngực nhô mình gà, chân đi vòng kiềng
  • Mồ hôi sinh lý: Tốc độ trao đổi chất ở giai đoạn từ trẻ sơ sinh đến 1 tuổi nhanh hơn 50% so với người trưởng thành. Chính vì vậy, ra nhiều mồ hôi chính là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, đổ mồ hôi trộm là vô hại
Đa phần trẻ ra mồ hôi trộm là do sinh lý
Đa phần trẻ ra mồ hôi trộm là do sinh lý

Nhận biết trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ

Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm có thể nhận biết qua những triệu chứng sau:

  • Đỏ bừng mặt hoặc toàn thân
  • Thân nhiệt có thể tăng cao trên 38 độ C
  • Rùng mình
  • Da sần sùi, ẩm ướt
  • Gắt gỏng, quấy khóc
  • Đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ khó chịu, gây xáo trộn giấc ngủ vào ban đêm

Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm

Đa số trẻ bị ra mồ hôi trộm thường không đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương hướng xử lý hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi trộm:

  • Thiếu vitamin D: Trẻ dưới 1 tuổi hay thiếu vitamin D, bởi đây là giai đoạn các hệ cơ quan, đặc biệt là xương phát triển rất mạnh. Lúc này, cha mẹ sẽ thưởng thấy trẻ hay quấy khóc, ngủ giật mình, không sâu giấc. Đồng thời trẻ cũng bị ra rất nhiều mồ hôi ở gáy, trán ngay cả khi trời lạnh. Trẻ còi xương, nhẹ cân, sinh non hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn là những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D và bị đồ mồ hôi trộm. Cha mẹ cần hết sức lưu ý
  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Giống như ở người lớn, hội chứng này khiến bàn tay và bàn chân trẻ luôn trong tình trạng ẩm ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi. Điều này xảy ra bất kể khi trẻ ở trong phòng mát mẻ và thoáng đãng
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Nếu trẻ ra mồ hôi trộm xuất hiện cả trong khi ngủ và khi tham gia các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh lý tim mạch
Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm
Nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Trẻ sinh non, thiếu tháng là đối tượng dễ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài trong 20 giây. Lúc đó, bên cạnh tình trạng ra mồ hôi nhiều, da trẻ còn có thể bị tái nhợt, kèm theo tiếng thở khò khè
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Trường hợp trẻ ngủ trong không gian quá kín mít, ngột ngạt có thể dẫn đến đột tử và ra nhiều mồ hôi trộm

Làm gì khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm?

Với trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên, cha mẹ nên đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra giải pháp. Ngược lại, với trẻ đổ mồ hôi trộm do sinh lý, để giúp con dễ chịu hơn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, dao động trong khoảng 26 – 27 độ. Mặt khác, phòng ngủ của bé lên được vệ sinh sạch sẽ, mở cửa sổ thường xuyên để không khí luân chuyển.

Lựa chọn quần áo thoáng, có chất vải mềm mại

Mẹ hãy cho bé mặc những trang phục thoải mái, thoáng mát nhất. Đặc biệt ưu tiên những bộ quần áo có chất liệu thấm hút để tránh gây bí da. Bên cạnh đó, đối với drap giường cũng nên chọn chất liệu cotton dễ thoát hơi và thấm hút.

Lựa chọn quần áo thoáng, có chất vải mềm mại
Lựa chọn quần áo thoáng, có chất vải mềm mại

Sử dụng tã phù hợp

Tã cũng là “vật dụng” luôn gắn liền với bé trong giai đoạn sơ sinh. Mẹ chọn quần áo, đồ dùng cho bé mềm mại như thế nào thì đối với tã cũng cần được trú trọng. Tã của bé cần có tính năng thấm mồ hôi hiệu quả để luôn mang lại cảm giác khô thoáng, dễ chịu, tránh đổ mồ hôi nhiều gây nhiễm lạnh.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp gắn canxi vào xương. Vì vậy, sự bổ sung này là thực sự cần thiết, nhất là với trẻ bị còi xương. Có rất nhiều cách bổ sung vitamin D cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, ngoài việc bú sữa mẹ, bạn có thể tích cực cho bé tắm nắng vào buổi sáng, vào khung giờ từ 6 – 9 giờ.

Bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm, từ nguyên nhân cho tới cách khắc phục. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng để con sớm thoát khỏi phiền toái này nhé!

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này