Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị đau bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu

Trẻ sơ sinh bị đau bụng không hiện tượng hiếm gặp nhưng lại khiến cho bố mẹ lo lắng. Vậy vì sao bé đau bụng từng cơn, dấu hiệu và cách chữa trị thế nào? Hãy cùng Fitobimbi đi tìm lời giải trong bài viết sau.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là gì?

Đau bụng là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng vì con chưa biết nói, nên khi cơn đau kéo đến bé sẽ biểu hiện bằng khóc. Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi hờn khóc lâu nhất cũng chỉ 3 giờ/ ngày. Khi được 3-4 tháng tuổi, thời gian khóc này có thể giảm xuống 1-2 giờ/ ngày. Thời gian còn lại, bé sẽ ăn chơi ngoan ngoãn và không quấy khóc. Điều này hoàn toàn bình thường và không có gì lo ngại.

Tuy nhiên, nếu trẻ khóc không ngừng nghỉ và không thể dỗ thì rất có thể đã bị đau bụng.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nó có thể tiềm ẩn những bệnh lý khác mà mẹ không biết. Theo các chuyên gia, đau bụng ở trẻ sơ sinh thường sẽ xuất hiện sau sinh khoảng 2-3 tuần và tự biến mất khi bé được 3-4 tháng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, tình trạng này kéo dài khiến sức khỏe con ảnh hưởng.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng qua 3 biểu hiện

Tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh
Tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là bị bệnh gì?

Mặc dù tình trạng đau bụng vẫn thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nó cũng có thể tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cụ thể:

Trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh đau bụng có thể là do trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng cơ vòng thực quản bên dưới không đủ trương lực để giữ sữa trong dạ dày. Khiến cho axit di chuyển ngược lên thực quản gây ra các cơn đau bụng. Để hạn chế được tình trạng này mẹ cần:

  • Không cho các bé bú quá no
  • Sau bú nên vỗ ợ hơi
  • Luôn luôn cho bé nằm đầu cao, kê vai và đầu lên 30 độ

Đau bụng colic hay khóc dạ đề

Colic cũng là nguyên nhân khiến bé sơ sinh đau bụng. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh 2-3 tuần tuổi và kéo dài đến khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. 

Có khoảng 20% trẻ khóc dạ đề sẽ có biểu hiện đau bụng. Theo các chuyên gia, khóc dạ đề không làm ảnh hưởng sức khỏe của bé và thường khỏi dần khi con lớn lên. Tuy nhiên việc để các bé khóc nhiều có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, không dung nạp các chất trong sữa vì nuốt phải khí quá nhiều. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể thử các cách như sau:

  • Cho trẻ bú no trước ngủ và ợ hơi tốt
  • Phòng ngủ thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng là 26 độ C
  • Hạn chế cho bé chơi trò kích thích về đêm
  • Khi trẻ khóc mẹ hãy ôm ấp, vỗ về, hát ru nhẹ nhàng

Táo bón

Trẻ sơ sinh bị đau bụng cũng không loại trừ nguy cơ táo bón. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do dị ứng sữa, chế độ ăn thiếu chất xơ, không đủ nước hoặc nhịn đi cầu. Mẹ có thể quan sát thấy phân của bé khô, cứng hoặc gặp căng thẳng khi đi cầu. Để cải thiện được tình trạng này trước tiên mẹ cần xem lại loại sữa công thức có phù hợp không, lượng nước pha đủ chưa. Nếu bé bú mẹ, thì chế độ ăn hàng ngày cần tăng cường thêm rau xanh, trái cây để bé dễ tiêu, bớt bón.

Táo bón có thể khiến bé đau bụng
Táo bón có thể khiến bé đau bụng

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị đau bụng. Theo các chuyên gia, tiêu chảy thường sẽ xảy ra khi cơ thể bé tiếp xúc với virus rota hoặc các chủng khuẩn như campylobacter, salmonella, escherichia coli,… Ngoài việc đau bụng, trẻ sơ sinh còn xuất hiện thêm triệu chứng phân lỏng, quấy khóc, nôn ói, sốt cao. Để điều trị tiêu chảy mẹ nên bù nước và dùng một số loại men vi sinh theo đơn bác sĩ.

Trẻ đau bụng buồn nôn, nguy hiểm “rình rập” sức khỏe trẻ

Trẻ bị đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị

Lồng ruột

Là tình trạng hiếm gặp gây ra triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh khi được 8-14 tháng tuổi. Tình trạng này xảy ra khi một phần của ruột trượt sang phần khác gây ra tắc nghẽn và đau. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này dựa vào các dấu hiệu như: bé đau bụng quằn quại, thường xuyên nôn mửa, đi ngoài phân có màu sẫm và lẫn máu nhầy. Trẻ sơ sinh khi bị lồng ruột mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng mà các bác sĩ có thể chỉ định tháo lồng bằng hơi hoặc phẫu thuật tháo lồng

Không dung nạp lactose tạm thời

Đây là tình trạng cơ thể của bé không sản xuất được enzyme lactase để phân hủy đường trong sữa. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các bé sơ sinh bị mắc bệnh viêm dạ dày ruột và tiêu chảy. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ như tiêu chảy, đau quặn bụng, chướng hơi, phân có mùi chua, loét hậu môn,…

Viêm ruột thừa

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh đau bụng là viêm ruột thừa. Ngoài triệu chứng đau bụng, khi bị mắc căn bệnh này trẻ sơ sinh còn nôn mửa, sốt cao và bị tiêu chảy. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị viêm ruột thừa là do vi khuẩn mắc kẹt trong ruột gây ra sưng tấy và đau.

Viêm ruột thừa khiến bé đau bụng dữ dội
Viêm ruột thừa khiến bé đau bụng dữ dội

Thoát vị thành bụng

Là tình trạng ruột non hoặc ruột già bị trượt ra khỏi khoang bụng. Từ đó gây ra khó chịu và tắc nghẽn ruột. Tình trạng này thường được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau, bụng căng tròn, nôn mửa, sốt cao. Để điều trị được tình trạng thoát vị thành bụng mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được can thiệp phẫu thuật kịp thời, tránh gây hoại tử.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có dị tật đường tiểu đi kèm. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới. Ngoài ra bé còn có các triệu chứng như sốt, khóc, nước tiểu có mùi lạ,…

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng

Thay vì nói “mẹ ơi, con đau bụng” trẻ sơ sinh sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc. Do đó mẹ phải chú ý quan sát để sớm nhận biết ra tình trạng bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Bé khóc khác thường

Nếu như để ý mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc đau bụng và khóc bình thường ở trẻ. Thông thường những trẻ đau bụng thường khóc rất to, tiếng khóc the thé, liên tục và khó dỗ dành.

Khóc từng cơn một

Trẻ sơ sinh bị đau bụng chủ yếu xảy ra vào khoảng giữa trưa và tối. Nên khi mẹ đã cố gắng dỗ dành, cho bé ăn, ru bé ngủ mà con không chịu ngừng khóc thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo đau bụng.

Bé khóc từng cơn, không dỗ dành được
Bé khóc từng cơn, không dỗ dành được

Cử chỉ, tư thế bất thường khi khóc

Khi bị đau bụng, trẻ sơ sinh thường còng lưng, ưỡn ngực và nắm chặt tay. Ngoài ra, vì đau nên bé còn có xu hướng hít nhiều không khí. Vì vậy con sẽ ợ hơi nhiều hơn.

Mẹ cũng có thể quan sát thấy khuôn mặt bé đỏ ửng, bụng cứng hơn bình thường. Nếu trẻ khóc nhiều mà không biết rõ nguyên nhân. Tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng mà con gặp phải.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?

Bé sơ sinh bị đau bụng mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau để con cải thiện nhanh chóng.

Dùng men vi sinh

Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn nên rất tốt cho hệ thống đường ruột của bé. Vì vậy khi trẻ sơ sinh đau bụng mẹ hãy cân nhắc cho con dùng chế phẩm này. Tuy nhiên trước khi áp dụng hãy tham khảo qua ý kiến bác sĩ.

Dùng thuốc giảm đau

Trẻ sơ sinh khi bị đau bụng có thể dùng thuốc để ngăn tình trạng này kéo dài. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên đưa bé đi khám và dùng theo đơn theo bác sĩ. Ngoài ra, khoảng thời gian này mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn để giúp thải độc dễ dàng.

Dùng sữa công thức

Với những bé sơ sinh đau bụng do bị dị ứng sữa mẹ thì hãy chuyển sang dùng sữa công thức. Loại sữa này giúp bé tiêu hóa dễ hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Vuốt lưng và bụng sau ăn

Trẻ sơ sinh hít nhiều không khí vào bụng khi ăn. Nếu như không được thải hết ra ngoài bé sẽ đối mặt với các tình trạng như khó tiêu, đau bụng, chướng hơi. Vì vậy sau mỗi lần ăn mẹ nên thực hiện động tác vuốt nhẹ sống lưng và bụng. Hãy đặt con ở tư thế thẳng đứng rồi dùng bàn tay nhẹ nhàng vuốt lưng để con ợ hơi dễ dàng.

Vuốt nhẹ sống lưng cho bé sau ăn
Vuốt nhẹ sống lưng cho bé sau ăn

Cho trẻ tập bài tập gập gối

Gập gối cũng là bài tập giúp giảm vấn đề tụ khí và đau bụng nhiều ở trẻ sơ sinh. Theo đó, mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, dùng tay gập gối của con, sau đó đẩy về phía bụng. Thực hiện 4-5 lần mỗi ngày tình trạng ợ hơi, chướng bụng sẽ được cải thiện hiệu quả.

Massage cho bé

Massage cho trẻ với dầu cũng rất hiệu quả trong việc phòng tránh đau bụng. Không chỉ thế, biện pháp này còn giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa sự hình thành khí trong bụng. Mẹ có thể dùng dầu oliu, hạnh nhân, dầu tràm để massage nhẹ theo hình vòng tròn ở bụng của bé.

Tắm nước ấm

Trẻ sơ sinh bị đau bụng tắm nước ấm cũng là một cách để giúp giảm đau, đồng thời thư giãn cơ thể để bé ngủ ngon. Mẹ hãy đổ đầy nước ấm vào chậu sau đó vuốt ve vùng bụng để đẩy khí thừa ra ngoài.

Cách phòng ngừa tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau bụng do nhiều nguyên nhân tuy nhiên mẹ vẫn có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng cho bé.

  • Cho trẻ bú đúng tư thế, tránh lượng hơi trong bụng tích tụ quá nhiều. Tư thế bú đúng cho bé là giữ đầu cao hơn dạ dày để sữa dễ dàng chảy xuống, giảm việc nuốt khí vào bụng và dễ ợ hơi
  • Cho trẻ ợ hơi sau ăn để đẩy khí thừa bên trong dạ dày ra ngoài. Cách thực hiện khá đơn giản mẹ chỉ cần để đầu bé tựa vai mình hoặc đặt nằm sấp trên đùi, tay còn lại khum rồi vỗ nhẹ vào lưng
  • Điều chỉnh lượng sữa phù hợp theo tuổi của con, tránh việc cho bé sử dụng quá nhiều
  • Khám sức khỏe định kỳ cho bé để sớm phát hiện và điều trị bệnh liên quan
Cho bé bú đúng tư thế để tránh đau bụng
Cho bé bú đúng tư thế để tránh đau bụng

Trẻ sơ sinh đau bụng khi nào gặp bác sĩ?

Đau bụng ở trẻ sơ sinh không phải loại bệnh nghiêm trọng. Nhưng khi có dấu hiệu sau mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ:

  • Bé bị tiêu chảy hoặc có lẫn máu trong phân
  • Tình trạng sốt cao trên 38 độ kéo dài
  • Trẻ không chịu ăn và cân bị chững
  • Bé nôn trớ, căng bụng thường xuyên
  • Con thường rơi vào trạng thái buồn ngủ, lờ đờ

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là hiện tượng hay gặp. Để nhận biết bệnh mẹ cần chú ý tới cách trẻ khóc. Hy vọng với những kiến thức này Fitobimbi sẽ giúp các mẹ biết cách chăm con hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này