Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Phòng ngừa như thế nào

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nấc cụt là gì?

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường, bắt nguồn từ cơ hoành – một cơ nằm giữa bụng và ngực. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Thông thường, khi chúng ta lấy không khí vào phổi, cơ hoành sẽ hạ xuống. Sau đó từ từ thả lỏng để không khí được trả ngược lại. Tuy nhiên, nếu có tác nhân nào đó tác động, cơ hoành sẽ bị co thắt. Lúc này, dây thanh quản đóng lại rất nhanh, tạo ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt.

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một cơn nấc cụt bình thường kéo dài không quá 24 giờ, với tần suất từ 2 – 60 lần/phút. Hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và không cần can thiệp. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy trẻ sơ sinh nấc nhiều có ảnh hưởng gì không? Cùng theo dõi những thông tin tiếp theo trong bài viết nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?

“Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều có sao không?” còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Cụ thể như sau:

Em bé bú quá no

Bé bú no bị nấc cụt là tình trạng thường gặp và không có gì đáng lo ngại. Khi bé bú no, dạ dày sẽ bị giãn ra đột ngột. Điều này làm co thắt cơ hoành, gây ra hiện tượng nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt và cách chữa trị cho con

Bé nuốt phải nhiều không khí vào bụng

Trường hợp này thường xảy ra ở những em bé bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách, sai tư thế, sẽ khiến bé nuốt phải lượng lớn không khí vào bụng. Nếu không giúp bé ợ hơi đúng cách, cơn nấc sẽ ập đến, làm gián đoạn bữa ăn của bé.

Nhìn chung, nấc cụt do nuốt nhiều không khí vào bụng không quá nguy hiểm. Mẹ chỉ cần vỗ lưng bé nhẹ nhàng là cơn nấc sẽ nhanh chóng biến mất mà không để lại di chứng.

Bé bú nuốt nhiều hơi vào bụng
Bé bú nuốt nhiều hơi vào bụng

Hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Trường hợp trẻ bị nấc cụt do hen suyễn, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý càng sớm, càng tốt.

Trẻ bị hen suyễn có thể bắt nguồn từ các tác nhân ở môi trường bên ngoài như lông vật nuôi, khói thuốc lá hay ô nhiễm không khí. Hoặc cũng có thể là do di truyền, thậm chí từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Khi cơn hen suyễn khởi phát, không khí đi vào phổi sẽ bị hạn chế, do sự tắc nghẽn tại phế quản phổi. Lúc này, cơ hoành co thắt, dẫn đến việc trẻ bị nấc cụt.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ khiến thức ăn dễ ứ đọng. Điều này khiến trẻ nuốt hơi nhiều hơn, gây kích thích cơ hoành, tạo thành nấc cụt.

Với nguyên nhân này, trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, chiếm tới 50%. Trào ngược bình thường là vô hại. Những biến chứng của trào ngược chỉ gặp vào khoảng 1% số trẻ. Nó gây tắc nghẽn đường thở, chậm tăng cân, viêm thực quản. Vì vậy, với trường hợp này, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc hợp lý, tình trạng của bé sẽ được thuyên giảm.

Bé nấc cụt do bị trào ngược thực quản
Bé nấc cụt do bị trào ngược thực quản

Các bệnh về thận

Hẳn mẹ sẽ bất ngờ khi nghe nói nấc cụt là dấu hiệu cảnh báo chức năng thải độc của thân đang suy yếu. Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều, kèm theo tình trạng mất nước, co giật cơ, da xanh xao, rất có thể đang mắc bệnh lý về thận cần đi khám ngay.

U não

Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng nấc cụt kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh u não. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nấc cụt kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 – 2 ngày.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Khi nào cần đi bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? Những trường hợp nấc cụt cần theo dõi là:

  • Trẻ nấc cụt liên tục, kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày. Kèm theo đó là tiếng thở khò khè, thì đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám nhé!
  • Trẻ bị nấc cụt khi bú hoặc ngủ
  • Khi bé bị trào ngược thực quản

Nấc cụt có phòng ngừa được không?

Thực tế, cơn nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa. Cha mẹ hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé!

  • Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh bằng cách giữ nhiệt độ phòng ổn định, thoáng mát. Không nên mờ quá nhiều cửa sổ hoặc đặt bé nằm ở hướng điều hòa. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng khăn xô để tránh gió cho bé
  • Khi tắm cho bé, cần chuẩn bị nước ấm, không nên dùng nước quá lạnh, chênh lệch so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, cần bật đèn sưởi khi tắm
  • Không cho bé bú khi quá no hoặc quá đói. Với trẻ bú bình, cần nâng cao đầu trẻ, không nên cho bú quá nhanh, cần có khoảng nghỉ để bé ợ hơi rồi mới tiếp tục
Phòng ngừa nấc cho trẻ sơ sinh
Phòng ngừa nấc cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều, làm sao cho hết?

Chữa nấc cụt cho bé rất đơn giản, mẹ có thể áp dụng một số mẹo hay sau:

  • Bịt lỗ tai hoặc hai bên cánh mũi của trẻ: Việc làm này sẽ giúp cơ hoành căng cứng, không bị cơ thắt, cơn nấc sẽ tự hết
  • Cho bé bú sữa: Cơn nấc sẽ được dập tắt khi mẹ cho bé bú sữa (trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi) hoặc uống xíu nước (bé đã ăn dặm)
  • Thay đổi tư thế bú: Cách này áp dụng khi bé bú bình. Mẹ có thể cho bé nằm trên đùi, một tay giữ đầu, tay còn lại điều chỉnh núm vú. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không dùng các loại bình có núm ti quá lớn. Điều này sẽ khiến bé nuốt phải nhiều không khí hơn
  • Vỗ lưng bé: Bế bé dựa vai, mặt quay ra phía sau. Sử dụng tay vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp thoát hết khí trong bụng. Cách này còn giúp bé giảm tình trạng trào ngược dạ dày nữa

Trên đây là giải đáp “trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?”. Hy vọng với thông tin này, cha mẹ có thể hiểu đúng được hiện tượng nấc ở trẻ. Qua đó có biện pháp cải thiện và xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết này