Nội dung chính

Trẻ sơ sinh mút tay: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Tại sao trẻ sơ sinh mút tay liên tục? Trẻ mút tay có hại không? Mút tay có tự hết khi trẻ lớn lên không? Phải làm sao để trẻ không mút tay? Tất cả đáp án chi tiết sẽ có ngay trong bài viết này của Fitobimbi, bố mẹ hãy theo dõi nhé!

Em bé mút tay có phải đói không?
Em bé mút tay có phải đói không?

Tại sao trẻ sơ sinh mút tay liên tục?

Trẻ sơ sinh mút tay liên tục có thể do đói bụng, tự xoa dịu bản thân, muốn bày tỏ cảm xúc, đang trong giai đoạn khám phá, mọc răng và bị đau nướu hay đơn giản, mút tay chỉ là thói quen của trẻ.

Trẻ sơ sinh mút tay do đói bụng

Có rất nhiều lý do khiến em bé mút tay và lý do đầu tiên phải để đến đó là do bé đói bụng, muốn được bú mẹ. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP – American Association of Pediatrics), phần lớn trẻ sơ sinh sẽ bú ngón tay cái khi cảm thấy đói và có nhu cầu bú sữa.

Trẻ sơ sinh mút tay do đói bụng
Trẻ sơ sinh mút tay do đói bụng

Mút ngón tay giúp trẻ cảm thấy dễ chịu bởi vì các ngón tay kích thích trong miệng tương tự như bầu sữa mẹ. Như vậy, trẻ mút tay là phản xạ tự nhiên tiếp nối sự phát triển của trẻ từ khi trong bụng mẹ. Phản xạ này sẽ giúp mẹ biết được con đang đói và cần được bú mớm.

Trẻ sơ sinh mút tay như một thói quen

Mút tay một trong những thú vui của trẻ vào những năm đầu đời, nó mang lại cảm giác thoải mái, sảng khoái để trẻ khôn lớn mỗi ngày. Trẻ sơ sinh mút tay có thể trở thành thói quen và xuất hiện ngay cả khi trẻ đã bú no.

Trẻ sơ sinh mút tay như một thói quen
Trẻ sơ sinh mút tay như một thói quen

Trong giai đoạn đầu giấc ngủ, rất nhiều trẻ thích mút tay để có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mút tay cũng cho trẻ cảm giác được bình yên, gần gũi và ấm áp. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn và vẫn còn duy trì thói quen này sẽ trở thành “tật khó chữa”, vô hình trung ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh mút tay do muốn xoa dịu bản thân

Đôi khi bố mẹ sẽ thấy trẻ mút tay ngay cả khi đã được bú no và nguyên nhân có thể do trẻ đang tự xoa dịu bản thân. Ở giai đoạn đầu của giấc ngủ trẻ thường cảm thấy khó chịu, vì vậy, trẻ có phản xạ mút tay để giảm bớt sự khó chịu đó, đồng thời cảm thấy thư giãn hơn.

Trẻ sơ sinh mút tay do muốn xoa dịu bản thân
Trẻ sơ sinh mút tay do muốn xoa dịu bản thân

Khi lớn hơn, không ít trẻ vẫn duy trì thói quen mút tay ngay cả khi đã được mẹ cho ăn no. Lý do có thể là trẻ cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi gặp người lạ hay khó chịu về một vấn đề nào đó và mút tay nằm trong “chiến lược” xoa dịu bản thân của trẻ.

Trẻ mút tay do buồn chán, mệt mỏi hay căng thẳng

Khi cảm thấy buồn chán, mệt mỏi trẻ sẽ mút tay để cảm thấy dễ chịu hơn. Theo nghiên cứu, khi trẻ mút tay sẽ kích thích não sản xuất ra một chất giảm đau nội sinh (Endorphin), khi đó, trẻ cảm thấy an toàn, thư giãn và thích thú như đang thưởng thức món ăn yêu thích.

Trẻ mút tay do buồn chán, mệt mỏi hay căng thẳng
Trẻ mút tay do buồn chán, mệt mỏi hay căng thẳng

Trẻ mút tay cũng có thể do không có mẹ bên cạnh. Lúc đó, trẻ cảm thấy lo lắng, căng thẳng và muốn tìm cảm giác bình yên. Mút tay giúp mang lại cảm giác an tâm và ấm áp giống như lúc mẹ bao bọc trẻ trong vòng tay yêu thương.

Trẻ mút tay do đang muốn bày tỏ cảm xúc

Bên cạnh đó, mút tay liên tục có thể do trẻ đang bày tỏ cảm xúc. Lúc đầu, trẻ sơ sinh sẽ quen với một lịch trình cụ thể đó là: ăn, ngủ, khóc. Thời gian sau, cảm giác chán nản sẽ xuất hiện, đó là khi mà trẻ dành nhiều thời gian hơn để thức vào mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh mút tay do đang muốn bày tỏ cảm xúc
Trẻ sơ sinh mút tay do đang muốn bày tỏ cảm xúc

Việc bố mẹ cho bé nhiều thời gian để vui chơi, khám phá là điều rất tốt. Thế nhưng, sau một thời gian tự chơi và không được người lớn ôm ấp, vỗ về, trẻ thường tỏ ra khó chịu. Lúc đó, trẻ có thể tự xoa dịu bằng cách mút tay và cũng ngầm “thông báo” để bố mẹ, con muốn đổi sang một tư thế hay không gian khác.

Trẻ mút tay do thích khám phá

Ở giai đoạn khám phá, trẻ sẽ cảm thấy đôi tay kỳ lạ và giống như một “nguồn giải trí” nên tò mò, muốn khám phá. Hơn nữa, trẻ mút tay là do bắt đầu tìm hiểu về các giác quan của mình và muốn biết mọi thứ có mùi, vị, kết cấu ra sao.

Trẻ mút tay do thích khám phá
Trẻ mút tay do thích khám phá

Khi mút tay trẻ sẽ có cảm giác trong khoang miệng và những thuộc tính của đồ vật như cứng, mềm, to, nhỏ,… Đây được xem là quá trình trẻ được trải nghiệm, khám phá những thứ lạ lẫm quanh mình, đồng thời giúp hoàn thiện dần các chức năng của khoang miệng.

Trẻ mút tay khi mọc răng hay giác quan phát triển

Thông thường, từ 4 tháng tuổi, những chiếc răng nhỏ xinh đầu tiên sẽ xuất hiện. Khi đó, nướu sẽ sưng lên khiến trẻ đau, sốt, chảy dãi, cáu gắt, quấy khóc. Một số trẻ sẽ thức vào ban đêm vì khó chịu. Khi trẻ mút tay khi mọc răng sẽ giảm bớt cảm giác đau và thấy thoải mái hơn.

Trẻ mút tay khi mọc răng hay giác quan phát triển
Trẻ mút tay khi mọc răng hay giác quan phát triển

Bên cạnh đó, các giác quan của trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi bắt đầu có sự phát triển, đặc biệt là xúc giác. Biểu hiện rõ nhất của sự phát triển xúc giác là trẻ có hứng thú với các ngón tay: vươn tay, ngắm nghía, mút hay gặm ngón tay,…

Trẻ 3 tháng tuổi thích mút tay chứng tỏ đang có sự phát triển tốt về trí lực và cũng là cách để trẻ học tập. Khi trẻ biết đưa ngón tay vào miệng một cách chính xác chứng tỏ khả năng điều khiển cơ bắp và cơ quan vận động của trẻ phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Trẻ mấy tháng biết mút tay và có tự hết khi lớn không?

Trẻ sơ sinh mút tay là phản xạ tự nhiên và có thể xuất hiện ngay từ trong bụng mẹ. Mút tay cũng được coi là sở thích bình thường và là trò chơi thú vị của trẻ trong những tháng đầu đời.

Trẻ sơ sinh mút tay là phản xạ tự nhiên và có thể xuất hiện ngay từ trong bụng mẹ
Trẻ sơ sinh mút tay là phản xạ tự nhiên và có thể xuất hiện ngay từ trong bụng mẹ

Vậy, mút tay có tự hết khi trẻ lớn lên không? Theo chuyên gia, trẻ sơ sinh sẽ phát triển và thay đổi nhanh chóng từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. Chính vì vậy, trẻ sẽ sớm tìm kiếm một thứ khác mới lạ và thú vị hơn so với việc mút tay.

Chuyên gia cũng chia sẻ, sau 6 tháng đầu tiên, phản xạ mút ngón tay của trẻ sẽ giảm dần. Khoảng 70 – 90% trẻ có thói quen mút ngón tay cái và hầu như sẽ tự động bỏ khi được 1 – 2 tuổi trẻ sẽ ngừng mút tay, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ trẻ tiếp tục duy trì thói quen mút tay khi lớn hơn (khoảng 4 – 5 tuổi).

Trẻ mút tay liên tục có hại gì không?

Trẻ mút tay chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau theo ý muốn. Đây cũng là dấu hiệu rõ ràng của sự phát triển trí lực. Ban đầu, trẻ thường có xu hướng đưa cả bàn tay vào miệng để mút.

Trẻ mút tay chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau
Trẻ mút tay chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau

Sau một thời gian mút cả bàn tay, bé sẽ chuyển sang đưa 2 ngón tay vào miệng để mút. Và cuối cùng, khi não bộ phát triển, trẻ sẽ mút 1 ngón tay mà thôi. Trẻ dưới 2 tuổi mút tay chứng tỏ não bộ đang phát triển và trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.

Vậy, trẻ mút tay liên tục có hại gì không? Nhiều bố mẹ cho rằng, trẻ mút tay không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trẻ mút tay liên tục rất dễ bị nôn trớ, lây bệnh truyền nhiễm và có thể khiến ngón tay bị biến dạng.

Trẻ sơ sinh mút tay dễ bị nôn trớ, trầy xước: Sau khi bú, nếu trẻ sơ sinh mút tay quá mạnh và quá sâu rất dễ bị nôn trớ. Một số trẻ mút tay kiểu gặm, nhai, dùng lưỡi đẩy rất dễ làm cho ngón tay bị trầy xước, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Trẻ sơ sinh mút tay dễ lây bệnh truyền nhiễm: Người lớn thường thích cầm tay trẻ để nựng nịu và có thể vô tình đưa vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Khi trẻ mút tay sẽ làm cho vi khuẩn đi vào cơ thể qua đường miệng gây bệnh chân tay miệng, cúm, thủy đậu, giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột,…

Trẻ mút tay rất dễ bị tổn thương lợi, răng và biến dạng ngón tay: Thực tế, trẻ mút tay trong thời gian dài có thể bị lệch khớp cắn, hàm răng bị hô, ảnh hưởng đến khả năng phát âm sau này. Ngoài ra, trẻ mút tay liên tục và trong thời gian dài có thể khiến ngón tay bị biến dạng.

Mút tay có thể tác động đến tâm lý của trẻ: Như đã chia sẻ ở trên, trẻ mút tay để bày tỏ cảm xúc, muốn giải tỏa lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, buồn chán. Nếu kéo dài đến khi lớn có thể gây nên những cảm xúc tiêu cực, trẻ dễ cáu gắt thường xuyên và trở nên bướng bỉnh hơn.

Làm gì nếu trẻ thích mút tay?

Trong những tháng đầu đời trẻ thường có thói quen mút tay và sẽ dần từ bỏ thói quen này khi lớn hơn. Thế nhưng, nếu trẻ mút tay thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Bố mẹ nên tham khảo một vài cách sau để hạn chế thói quen mút tay của trẻ:

Mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn để giảm cảm giác thèm mút tay. Tốt nhất, hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu mẹ gặp tình trạng ít sữa, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, cho trẻ bú đúng cách, massage ngực kích thích sữa và luôn giữ tinh thần luôn thoải mái.

Nếu trẻ đã được ăn no nhưng vẫn mút tay, bố mẹ có thể đánh lạc hướng tập trung của bằng đồ chơi. Ngoài ra, bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với con, tạo cảm giác an toàn, ấm áp, giúp con giảm cảm giác buồn chán, lo lắng, căng thẳng.

Khi trẻ mọc răng sẽ bị ngứa lợi, bố mẹ nên cho trẻ gặm nướu an toàn. Hãy vệ sinh nướu thường xuyên và sạch sẽ, tránh đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào miệng của trẻ. Ngoài ra, đeo găng tay cũng có thể hạn chế thói quen mút tay của trẻ. Ban đầu trẻ thường khó chịu, la hét nhưng một thời gian sẽ quên và bỏ mút tay.

Trẻ sơ sinh mút tay mặc dù mẹ đã cho bú đầy đủ cần được đưa đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể. Rất có thể trẻ gặp vấn đề với phản xạ ngậm, mút nên không bú được nhiều sữa như bố mẹ vẫn nghĩ, điều đó khiến trẻ luôn cảm thấy đói bụng và mút tay liên tục.

Khi lớn hơn một chút, nếu trẻ vẫn mút tay, mẹ có thể chuyển sự tập trung của trẻ sang những đồ chơi mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp cận với đồ chơi mới, tránh để trẻ ngậm đồ chơi nhỏ trong miệng vì rất dễ làm trẻ bị hóc dẫn đến khó thở, ngạt thở.

Trẻ mút tay dù bước sang tuổi mẫu giáo bắt đầu có nguy cơ ảnh hưởng đến xương hàm trên và răng (xương hàm trên bị hô và răng giữa hai hàm bị hở). Vì vậy, để tránh tình trạng trên, mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục hiệu quả.

Fitobimbi đã chia sẻ chi tiết với bố mẹ về nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ sơ sinh mút tay. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết để kịp thời giải đáp và đừng quên ghé thăm website https://fitobimbi.vn/ thường xuyên để cập nhật những bài chia sẻ hữu ích về bảo vệ, chăm sóc bé yêu đúng cách.

Chia sẻ bài viết này