Nội dung chính

[Giải đáp] Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng?

Sốt là phản ứng thường gặp sau tiêm phòng vắc xin. Vậy có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không? Cùng Fitobimbi giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé.

giai dap co nen uong thuoc ha sot sau khi tiem phong

Tại sao trẻ lại hay bị sốt sau khi tiêm phòng?

Vắc xin là dạng chế phẩm giúp trẻ tăng cường miễn dịch, chống lại nguy cơ bệnh tật. Khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng lại như cách mà virus thực sự gây ra. Lúc này cơ thể sẽ công nhận virus trong vắc xin và đáp ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể tiêu diệt mầm bệnh giống như mầm bệnh thực sự.

Quá trình này giúp hệ miễn dịch ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt nó vào lần tiếp theo. Nhờ đó khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể sẽ nhanh chóng tạo ra kháng thể tiêu diệt không cho nó có cơ hội xâm nhập, gây bệnh.

nguyen nhan tre bi sot sau tiem phong

Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của trẻ trong những năm tháng đầu đời còn yếu. Do đó không đủ sức mạnh để chống lại virus gây bệnh, dù chúng đã được làm yếu trong các vắc xin. Vì vậy cơ thể sẽ có phản ứng nhẹ như sốt dưới 38.5, đau, sưng, tấy đỏ chỗ tiêm,… Những triệu chứng này cho thấy cơ thể đang tạo kháng thể và thích ứng với vắc xin tiêm phòng. Thường thì sau khoảng 2-3 ngày các phản ứng này sẽ tự biến mất.

Trường hợp, nếu trẻ dị ứng với các vắc xin và có phản ứng bất thường như: Thay đổi tâm trạng, quấy khóc không ngừng, sốt cao trên 39 độ hoặc yếu lịm người,…thì cần đưa đi cấp cứu. Trên thực tế tỉ lệ này rất hiếm chỉ 1 trong 1 triệu trẻ có nguy cơ bị phản ứng nặng.

Trẻ tiêm phòng có nên uống thuốc hạ sốt không?

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm. Theo bác sĩ Trần Thị Lan Hương (Bệnh viện Quân y 354), mệt mỏi, sốt, đau đầu, ngứa, sưng tại chỗ là phản ứng thông thường của hệ miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin. Phần lớn triệu chứng này sẽ giảm và khỏi hoàn toàn sau 2-3 ngày.

Vậy câu hỏi đặt ra là trẻ tiêm phòng có nên uống thuốc hạ sốt không? Theo bác sĩ Trần Thị Lan Hương, thuốc hạ sốt là dạng điều trị. Vì thế chỉ khi có triệu chứng người bệnh mới cần dùng. Việc dùng thuốc điều trị dự phòng hạ sốt cho trẻ trước khi tiêm phòng vắc xin là điều không cần thiết. Bởi phản ứng cơ thể mỗi người khác nhau, không phải ai cũng bị sốt sau tiêm.

Ngoài ra, mỗi loại thuốc đều có tác dụng điều trị khác nhau. Vì vậy việc dùng không đúng chỉ định có thể đem đến tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên trường hợp sau tiêm phòng trẻ sốt cao trên 38,5 độ mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt, không chống chỉ định. Việc dùng thuốc hạ sốt chỉ đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi cũng như nguy cơ mất nước. Hiện tại cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh, thuốc sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh miễn dịch cũng như hiệu quả vắc xin.

Trẻ sốt cao trên 38,5 sau tiêm phòng có thể dùng thuốc hạ sốt
Trẻ sốt cao trên 38,5 sau tiêm phòng có thể dùng thuốc hạ sốt

Trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin nên uống thuốc gì? Liều lượng

Một trong những thuốc hạ sốt được đánh giá cao về độ an toàn cũng như hiệu quả hiện nay cho bé là Paracetamol. Tùy vào cân nặng và độ tuổi của từng bé mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ từ 1-3 tháng tuổi: 40mg
  • Trẻ từ 4-11 tháng tuổi: 80mg
  • Trẻ từ 12-23 tháng tuổi: 120mg
  • Trẻ từ 2-3 tuổi: 160mg
  • Trẻ từ 4-5 tuổi: 240mg

Ngoài ra mẹ cần lưu ý khoảng cách giữa mỗi lần dùng cho bé là từ 4-6 giờ. Không cho trẻ uống thuốc trước khi chích ngừa và nhớ hỏi qua ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng.

Một vài giải pháp gợi ý cho mẹ khi bé bị sốt sau tiêm phòng

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không phần viết trên đã giải đáp rõ. Trường hợp chưa cần dùng thuốc mẹ bỉm có thể áp dụng một vài gợi ý dưới đây.

Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho bé

Sau tiêm phòng mẹ có thể bắt gặp hiện tượng trẻ bỏ bú, quấy khóc về đêm. Với trường hợp này cách hạ sốt tốt nhất là hãy cho bé nghỉ ngơi thật nhiều, tránh vận động. Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, chia nhỏ cữ bú trong ngày.

Cho bé mặc đồ thoáng mát

Sử dụng đồ thoáng mát, rộng rãi sau tiêm phòng cũng là cách hạ sốt hữu hiệu cho trẻ. Theo chuyên gia, khi thân nhiệt tăng, vùng da tại vị trí tiêm sẽ sưng đỏ, đau nhức, khiến bé tiết nhiều mồ hôi. Do đó mẹ cần lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút cao. Bên cạnh đó, mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi ở những khu vực ít gió, tránh nằm trực tiếp trước quạt. Thay vào đó hãy đắp cho bé một tấm khăn mỏng để con có thể tản nhiệt.

Dùng miếng hạ sốt

Cách hạ sốt tiếp theo cho trẻ sau khi tiêm phòng mà không cần dùng đến thuốc là miếng dán nhiệt. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi việc dùng thuốc sốt tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ do đó mẹ không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trường hợp bé bị sốt cao trên 38,5 độ, mẹ có thể tạm thời dùng miếng hạ sốt trước khi liên hệ với bác sĩ.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Cách dùng làm sao?

Mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng miếng dán
Mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng miếng dán

Lau người bằng khăn ấm

Lau người bằng khăn ấm cũng là cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ sau tiêm phòng. Lý giải điều này chuyên gia cho biết, trẻ sốt khiến cơ thể nóng ran, khó chịu. Lúc này để hạ thân nhiệt, bố mẹ không nên chườm đá, thay vào đó hãy dùng khăn ấm để lau qua người. Nước ấm giúp trẻ dễ chịu, tăng cường thải độc và giảm thân nhiệt hiệu quả.

Cho bé uống nhiều nước

Cách hạ sốt đơn giản nhất cho trẻ là uống nước nhiều. Khi bị sốt, thân nhiệt tăng, trẻ sẽ mất nước. Do đó để ngăn ngừa điều này, mẹ nên khuyến khích các bé uống nước nhiều hơn. Trường hợp với trẻ sơ sinh mẹ hãy cho bé bú nhiều, tăng cữ bú và giảm thời gian giữa các bữa.

Trên đây là toàn bộ đáp án của câu hỏi có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không. Để đảm bảo an toàn cho bé trước khi dùng thuốc hạ sốt mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Chia sẻ bài viết này