Trẻ bị sốt là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bỉm. Căn bệnh này khởi phát do nhiều nguyên nhân, trong đó có mọc răng. Vậy làm thế nào để phân biệt được trẻ sốt do mọc răng hay do bệnh lý? Hãy cùng tìm hiểu top 9 dấu hiệu trẻ sốt mọc răng dưới đây.
✔️✔️✔️ Mẹ cần lưu ý:
Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng?
Trẻ nhỏ mọc răng trong khoảng thời gian từ 4-7 tháng tuổi. Trường hợp đặc biệt bé sẽ có thể mọc răng sớm từ khi vừa tròn 3 tháng. Thông thường, thứ tự mọc răng của trẻ như sau: Hai răng cửa dưới, hai răng cửa trên, hai răng cửa hàm trên, hai răng cửa hàm dưới, răng hàm, răng nanh,
Khi tròn 3 tuổi các bé sẽ có 20 chiếc răng. Do đó, nếu ở tuổi này mà con chưa mọc đủ răng mẹ cần đưa bé đi khám để biết rõ hơn tình trạng sức khỏe.
Một số trường hợp trẻ mới chào đời đã có 1-2 răng sữa hoặc mọc răng chỉ sau vài tuần sinh. Việc mọc răng sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình bú cũng như gây nghẹt cho trẻ nếu răng lung lay. Do đó mẹ cần đưa bé đi khám để được tư vấn kỹ hơn về cách khắc phục.

Top 9 dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
Sốt là biểu hiện mọc răng ở trẻ. Tuy nhiên căn bệnh này còn khởi phát do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ có nhận biết tình trạng sốt do mọc răng.
- Nhiệt độ sốt: Biểu hiện của sốt mọc răng đặc trưng bởi nhiệt độ. Thông thường bé chỉ sốt khoảng 38.5 độ C đổ xuống, ít khi sốt cao trên con số này. Lý giải vấn đề này chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây sốt mọc răng là do phần lợi tách ra để răng trồi lên, khiến nướu tổn thương và bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy nó sẽ không gây sốt cao như sốt virus
- Thời gian cơn sốt: Biểu hiện trẻ sốt mọc răng mà mẹ có thể nhận thấy là thời gian sốt kéo dài 1 đến 2 ngày. Sau khi răng được mọc lên cơn sốt của bé sẽ tự thuyên giảm
- Thời điểm bị sốt: Sốt do mọc răng thường diễn ra vào ban đêm, khi bé đang ngủ. Lúc này tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng hơn có thể khiến trẻ bị mệt và sốt

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng còn đặc trưng bởi:
- Trẻ chảy nước dãi nhiều do miệng tăng tiết nước bọt. Đây là dấu hiệu của trẻ mọc răng thường gặp nhất
- Trẻ bị phát ban trên mặt do nước dãi chảy và gây kích ứng
- Trẻ cáu kỉnh, quấy khóc hoặc bị khó ngủ do nướu sưng đau. Cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến bé khó chịu, mệt mỏi
- Không chỉ thế dấu hiệu bé sốt mọc răng còn rất thích nhai hoặc gặm. Lý do là bởi khi mọc răng vùng nướu bị ngứa nên trẻ hay có xu hướng gặm nhấm đồ vật xung quanh giải tỏa
- Ngoài ra dấu hiệu trẻ sốt mọc răng có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy nếu bị vi khuẩn, virus xâm nhập khi con gặm, cắn đồ vật không hợp vệ sinh
- Bên cạnh đó một số bé khi sốt mọc răng còn có dấu hiệu lạnh tay hoặc chân
Phân biệt dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và sốt thông thường
Cơ thể trẻ nhỏ nhạy cảm nên dễ bị sốt. Do đó nếu không để ý mẹ sẽ nhầm lẫn với sốt thông thường dẫn đến chăm sóc sai cách. Dưới đây là cách phân biệt dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và sốt bệnh lý.
Triệu chứng sốt mọc răng | Triệu chứng sốt thông thường | |
Dấu hiệu phân biệt | – Sốt do mọc răng thường nhẹ dưới 38.5 độ C và rất ít khi sốt cao – Triệu chứng phổ biến nhất đi kèm với sốt là chảy nước dãi – Kèm triệu chứng sưng, đau nhức, khó chịu ở vùng nướu – Trẻ sốt do mọc răng thường thích gặm nhấm những đồ vật cứng xung quanh – Trẻ hay khó chịu, cáu kỉnh những vẫn sinh hoạt một cách bình thường – Sốt do mọc răng thường ít xảy ra biến chứng | – Trẻ sốt bệnh lý thường có nhiệt độ dao động từ 38 độ C trở lên, kèm theo hiện tượng như: rét run người hoặc là hay bị đổ mồ hôi trộm – Ít hoặc không chảy nước dãi – Kèm triệu chứng như sổ mũi, đau họng, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi – Trẻ không hoặc ít gặm đồ vật cứng – Trẻ hay mệt mỏi, uể oải và ít vận động hơn bình thường – Sốt do bệnh lý thường dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn |

✔️✔️✔️ Phân biệt trẻ sốt mọc răng với các loại sốt bệnh lý khác xem rõ hơn TẠI ĐÂY
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng?
Trẻ sốt do mọc răng thường sẽ tự hết sau 2-3 ngày. Tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bé. Vậy khi trẻ bị sốt mọc răng mẹ cần tìm cách hạ sốt hiệu quả. Dưới đây là những gợi ý mà mẹ có thể tham khảo, áp dụng.
- Massage nướu cho trẻ: Massage là cách hạ sốt cho trẻ mọc răng hiệu quả. Cách làm này chẳng những gãi ngứa mà còn hỗ trợ lưu thông mạch máu, giãn nở các dây thần kinh và giảm triệu chứng khó chịu do sốt
- Chườm hạ sốt: Sốt do mọc răng thường dưới 38,5 độ nên mẹ có thể lau chườm hạ sốt. Theo các chuyên gia, việc chườm ấm sẽ giúp mạch máu dưới da giãn nở, tăng cường lưu thông máu, từ đó hỗ trợ hạ nhiệt
- Bổ sung nhiều nước: Sốt kéo dài có thể khiến trẻ mất nước và bị mệt mỏi. Do đó mẹ cần tăng cường bổ sung điện giải, nước hoa quả, nước lọc hoặc các món như soup, canh, cháo, sữa,…
- Lựa chọn quần áo thoáng mát: Quần áo quá chật hoặc đắp chăn dày sẽ làm cản trở mồ hôi thoát ra, khiến bé bức bối, khó chịu. Do đó với trẻ bị sốt khi đang mọc răng mẹ cần lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi để con cảm thấy dễ chịu
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 mẹ cần cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với trẻ sơ sinh quá trình này cần phải hết sức thận trọng, tránh gây tác dụng nguy hiểm
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm: Bị sốt khi mọc răng khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, kén ăn. Vì vậy lúc này việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò lớn. Mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, bột, sinh tố, nước ép hoặc sữa tươi
Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng cần đưa đi gặp bác sĩ?
Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ dưới 38,5 độ. Tuy nhiên một số trường hợp bé có thể xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đưa con đi khám để kịp thời phát hiện bất thường.
- Trẻ sốt cao trên 39 độ
- Có dấu hiệu co giật, hôn mê
- Trẻ sốt kéo dài nhiều hơn 5 ngày mà các dấu hiệu không thuyên giảm
- Trẻ sốt mọc răng kèm tiêu chảy do bị rối loạn tiêu hóa
- Trẻ bỏ bú, chán ăn trong thời gian dài
Trên đây là 9 dấu hiệu trẻ sốt mọc răng mẹ cần lưu ý. Trường hợp sốt cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới bé. Do đó mẹ cần nắm rõ để có biện pháp xử lý kịp thời.