Nội dung chính

Top 5 nguyên nhân trẻ bị sốt mẹ đừng chủ quan

Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý và là phản ứng miễn dịch tự nhiên. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng Fitobimbi điểm qua top 5 nguyên nhân trẻ bị sốt trong bài viết sau.

Sốt là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt

Sốt là tình trạng gia tăng thân nhiệt tạm thời do có phản ứng với các tác nhân như: Virus, vi khuẩn, bệnh tật,… Theo chuyên gia, nhiệt độ cơ thể sẽ không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, nếu vượt quá 38 độ C, trẻ đã bị sốt. Ngoài việc gia tăng thân nhiệt, khi sốt trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Bé thấy khó chịu và không hoạt bát như trước
  • Bé quấy khóc nhiều hơn
  • Ăn ít và khát nước thường xuyên
  • Mặt đỏ bừng
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Cơ thể lạnh run
  • Hơi thở nhanh, nhịp tim mạnh
Trẻ bị sốt khi thân nhiệt tăng cao
Trẻ bị sốt khi thân nhiệt tăng cao

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt, phụ huynh nên làm gì?

Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Top các nguyên nhân gây sốt ở trẻ mẹ nên “nằm lòng”

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tăng nhiệt độ là cách hiệu quả để cơ thể bé chống chọi lại với tác nhân nhiễm trùng. Sau đây là những nguyên nhân gây sốt ở trẻ.

1. Nhiễm trùng

Đa số nguyên nhân trẻ bị sốt là do nhiễm trùng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại tác nhân ngoài. Cụ thể các bệnh nhiễm trùng có thể gây sốt ở trẻ gồm:

  • Viêm họng: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt. Theo chuyên gia khi bị viêm họng trẻ sẽ sốt cao tầm 39-40 độ kèm theo triệu chứng đau rát cổ họng, khản tiếng, mệt mỏi,…
  • Nhiễm trùng hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng hô hấp có thể gây sốt ở trẻ như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm amidan, viêm phổi,… Khi mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ sốt cao kèm theo ho đờm, đau ngực
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Trẻ sốt kèm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi hoặc màu lạ thì rất có thể con đang bị viêm cầu thận hoặc bàng quang
  • Sốt phan ban: Trẻ sốt phát ban ngoài tăng thân nhiệt còn kèm triệu chứng nổi đỏ li ti. Tuy nhiên mẹ không phải lo vì nốt phát ban sẽ tự biến mất sau khi bé khỏi
  • Nhiễm trùng gan-mật: Trường hợp trẻ sốt, vàng da, kèm theo phần gan đau tức thì rất có thể con đã bị bệnh nhiễm trùng gan-mật
  • Nhiễm khuẩn não hoặc màng não: Trẻ sốt cao, đau đầu, buồn nôn thậm chí là có dấu hiệu co giật, li bì, phần thóp phập phồng mẹ cần để ý. Đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo bé đang nhiễm khuẩn màng não

Ngoài ra các bệnh lý nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm amidan,.. cũng là nguyên nhân trẻ bị sốt.

2. Sốt do virus

Nhiễm virus cũng là nguyên nhân trẻ sốt mà nhiều mẹ bỉm bỏ qua. Theo chuyên gia, khi nhiễm virus cơ thể của bé sẽ tự phản vệ và gây ra sốt. Một số bệnh lý có thể gây sốt virus gồm:

Nhiễm virus có thể khiến trẻ bị sốt
Nhiễm virus có thể khiến trẻ bị sốt
  • Sốt xuất huyết: Ở căn bệnh này trẻ sẽ sốt cao liên tục từ 2-6 ngày kèm theo những mảng xuất huyết dưới da
  • Sốt do virus cúm: Nếu nhiễm virus cúm trẻ sẽ sốt cao kèm theo triệu chứng tắc mũi, hắt hơi hoặc ho có đờm
  • Sốt do virus sởi: Biểu hiện điển hình của sởi là sốt cao liên tục nhiều ngày kèm theo triệu chứng ho nhiều, chảy nước mũi tương tự như cúm. Tuy nhiên căn bệnh này có thêm biểu hiện mắt đỏ
  • Sốt do bệnh chân-tay-miệng: Với căn bệnh này trẻ sẽ bị sốt và xuất hiện thêm những nốt phồng rộp ở tay, chân, quanh miệng. Trẻ bị bệnh tay, chân miệng thường quấy khóc, bỏ ăn liên tục
  • Sốt do thủy đậu: Virus gây bệnh thủy đậu cũng sẽ khiến trẻ sốt nhẹ và bị đau đầu

3. Sốt do tiêm chủng

Nguyên nhân trẻ bị sốt có thể là do vừa mới tiêm phòng. Theo các chuyên gia, sốt nhẹ là phản ứng bình thường của trẻ sơ sinh sau tiêm, đặc biệt là các mũi nặng như uốn ván, 5 trong 1,… Tuy nhiên các bậc phụ huynh không phải lo lắng vì triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm sau 2-3 ngày.

4. Sốt do mọc răng

Mọc răng là lý do khiến triệu chứng sốt của bé trở nên nghiêm trọng. Thông thường, hiện tượng sốt này sẽ chỉ kéo dài 1-2 ngày nên mẹ không cần lo lắng. Trường hợp bé bị sốt cao, kèm theo biểu hiện co giật thì hãy đưa bé đi gặp bác sĩ.

5. Rối loạn mô liên kết

Rối loạn mô liên kết cũng là nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Theo chuyên gia, bệnh lý này xảy ra do sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch dẫn đến các mô tổn thương. Các bệnh rối loạn mô liên kết có thể gây sốt ở trẻ bao gồm:

  • Lupus ban đỏ
  • Viêm động mạch tế bào
  • Viêm khớp dạng thấp tự phát
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh Kawasaki

Ngoài ra một số bệnh lý rối loạn mô liên kết ác tính như bạch cầu cấp, lymphoma cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt.

Sốt do trẻ bị rối loạn mô liên kết
Sốt do trẻ bị rối loạn mô liên kết

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Tùy vào tình trạng bị sốt của trẻ mà mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau.

Trường hợp sốt nhẹ

Nếu trẻ sốt nhẹ 38 độ C mẹ hãy cho con mặc quần áo mỏng, có độ thấm hút mồ hôi. Có thể cởi bớt quần áo, theo dõi thân nhiệt sau khoảng 4 giờ. Bên cạnh đó việc bổ sung nước cũng sẽ giúp bé hạ nhiệt tốt hơn. Với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thêm sữa và nước trái cây.

Trường hợp trẻ bị sốt vừa

Nếu trẻ sốt khoảng 38-38,5 mẹ hãy cởi bớt quần áo để dễ thoát nhiệt. Đồng thời cho bé nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng. Lúc này chưa cần cho bé uống thuốc, thay vào đó mẹ hãy bổ sung nước và dùng miếng dán hạ nhiệt. Có thể lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 4-5 chiếc khăn ngấm nước đặt ở những vùng có mạch máu lớn đi qua như nách, bẹn hoặc lau khắp người. Thời gian trẻ bị sốt mẹ cũng có thể dùng nước ấm thấp hơn cơ thể 2 độ để tắm. Tuyệt đối không dùng nước lạnh để lau cho bé.

Trường hợp sốt cao hoặc rất cao

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 mẹ hãy sử dụng các biện pháp hạ nhiệt tạm thời như uống thuốc, lau người. Có thể cho bé sử dụng paracetamol theo liều chỉ định dạng sủi hoặc viên. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Trường hợp bé bị sốt cao kèm các biểu hiện co giật, li bì, khó thở, tím tái mẹ cần đưa con đến các cơ sở gần nhà để được tư vấn.

Cho bé uống thuốc hạ sốt khi cần
Cho bé uống thuốc hạ sốt khi cần

Cách phòng ngừa cơn sốt cho trẻ

Dựa vào nguyên nhân trẻ bị sốt mẹ có thể chủ động phòng ngừa theo những cách sau.

  • Tăng cường đề kháng: Bổ sung cho bé các loại vitamin nhất là vitamin C để tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Cho trẻ ăn uống đầy đủ, bao gồm 4 nhóm chất như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ,…
  • Cho bé tiêm vắc xin đầy đủ: Mẹ nhớ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như sởi, thủy đậu, quai bị, rubella,… Điều này sẽ giúp các bé tránh nguy cơ nhiễm trùng cũng bị sốt virus
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Phụ huynh nên tập cho bé thói quen rửa tay trước hoặc sau ăn để tránh vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh
  • Cách ly bé với nguồn bệnh: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên cần cách ly khỏi các nguồn bệnh tránh bị tấn công và lây lan

Trên đây là những nguyên nhân trẻ bị sốt. Tùy vào trường hợp mà mẹ sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu bé không có sự cải thiện thì cách tốt nhất là nên đưa đến cơ sở y tế gần nhà.

Chia sẻ bài viết này