Nội dung chính

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt xuất huyết là một dạng bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan từ người sang người. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể gây ra biến chứng. Dưới đây là cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em mà mẹ có thể bỏ túi.

nguyen nhan va cach dieu tri benh sot xuat huyet o tre em

Trẻ bị sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây ra. Bệnh thường lây từ người sang người khác thông qua vật chủ trung gian là muối cái vằn.

Sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ thường có biểu hiện như đau nhức cơ, phát ban, bị sốt. Các triệu chứng này có thể nghiêm trọng khi bệnh tiến triển nặng hơn chẳng hạn như chảy máu, tụt huyết áp, tử vong,…

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện có 4 loại virus gây sốt xuất huyết là Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Khi muỗi cái vằn đốt lên da, virus sẽ thâm nhập vào máu nếu trẻ chưa có kháng thể. Ngược lại, nếu trẻ đã bị nhiễm bệnh trước đó, virus sẽ được truyền sang cho muỗi.

Thông thường, một người sau khi điều trị khỏi sốt xuất huyết thì hệ miễn dịch đã có khả năng chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể mắc bệnh do 3 chủng loại còn lại gây ra. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sẽ bùng phát mạnh vào những mùa mưa. Bởi đây là lúc thích hợp để muỗi vằn sinh sôi, phát triển.

Trẻ bị sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền nhiễm
Trẻ bị sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền nhiễm

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là virus Dengue. Thường thì vào khoảng tháng 3- tháng 4 hoặc đầu tháng 7- tháng 11 bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ. Bởi đây là mùa sinh sản của muỗi.

Trẻ nhỏ được coi là đối tượng dễ bị muỗi tấn công bởi bản tính hiếu động, ham chơi, thích những nơi tối. Mà đây là chỗ muỗi thường lựa chọn hoạt động. Ngoài ra, do thân nhiệt, nhịp thở của trẻ tăng cao so với người lớn, tình trạng ra mồ hôi nhiều cũng dễ khiến muỗi phát hiện và đốt.

Ngoài muỗi vằn, trẻ có thể bị nhiễm virus Dengue thông qua đường máu như dùng chung kim tiêm hoặc lây từ mẹ sang con,…

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Cũng giống như các bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết trước khi có biểu hiện ra ngoài sẽ ủ bệnh khoảng 3-14 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa cũng như miễn dịch của bé. Sau khoảng thời gian ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ phát ra ngoài, kéo dài khoảng 7-10 ngày. Trong đó chia làm các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn sốt: Thường kéo dài 3 ngày, có khi lên tới 7 ngày. Trẻ sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, đau hai hốc mắt, đau tức thượng vị kèm tiêu chảy. Ngoài ra bé còn có thể xuất hiện các nốt phát ban dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thường kéo dài 3-4 ngày, kể từ khi bé bị sốt. Lúc này trẻ sẽ có thể xuất huyết dưới da, các nốt ban đỏ nổi lên trước mặt và hai cẳng chân. Trường hợp nặng có thể bị xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, lợi hoặc tiểu ra máu. Nặng hơn là xuất huyết nội tạng, xuất huyết não,…
  • Giai đoạn phục hồi: Thường xảy ra 1-2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Lúc này thể trạng người bệnh đã dần tốt lên, bé có thể hết sốt, thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều

Bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất nhanh, các biểu hiện nặng lên theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát ban với những cơn sốt bệnh sẽ khỏi dần sau khoảng 7-10 ngày.

Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ

Các cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiện tại mới chỉ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng, giảm bớt khó chịu cho bé. Cụ thể:

Hạ sốt cho bé

Thân nhiệt tăng cao là điều không thể tránh khỏi khi trẻ bị sốt xuất huyết. Do đó, 24/24 giờ mẹ cần theo dõi nhiệt độ của con bằng cách sử dụng nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Trường hợp dưới 38.5 mẹ có thể hạ sốt bằng cách đơn thuần như chườm ấm, mặc quần áo mỏng, để nhà thoáng mát mà không cần dùng đến thuốc.

Trường hợp nếu thân nhiệt lên cao, trên 38,5 mẹ hãy cho bé uống paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg trọng lượng cơ thể. Liều dùng cách nhau tối thiểu 6 giờ 1 lần nếu vẫn sốt cao. Sau khi cho bé uống thuốc hạ sốt mẹ nhớ đo lại thân nhiệt thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ thì đo 1 lần. Tuyệt đối không cho bé dùng aspirin vì đây là chất có thể làm rối loạn đông máu, gây chảy máu kéo dài, nguy hiểm cho trẻ.

Hạ sốt cho bé bằng cách đơn giản
Hạ sốt cho bé bằng cách đơn giản

Bổ sung điện giải

Trẻ bị sốt cao trong thời gian dài, trên 39 độ sẽ làm mất nước và chất điện giải. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thậm chí co giật. Vì vậy giải pháp tốt nhất lúc này là hãy cho bé uống nước để bù đắp lại lượng mất đi. Nếu trẻ uống được oresol càng tốt. Trường hợp không có oresol, mẹ có thể cho bé uống nước cam, chanh tươi để bổ sung vitamin C.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con

Dinh dưỡng là yếu tố then chốt trong cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Theo chuyên gia, khi bị bệnh trẻ nhỏ thường rất chán ăn. Do đó, lúc này mẹ cần cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, sữa chua kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn trớ thì nên chia nhỏ bữa ăn, tránh suy dinh dưỡng. Với trẻ còn đang bú mẹ thì nên kéo dài thời gian. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng bên ngoài. Bên cạnh đó, giai đoạn này mẹ cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu, đồ uống có ga hoặc cay nóng. Những thực phẩm này có thể khiến cho thân nhiệt tăng cao, bệnh khó phục hồi.

Đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu việc điều trị tại nhà không có hiệu quả, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ có những biểu hiện như sau, mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.

  • Tay chân lạnh
  • Bé nằm 1 chỗ không chơi
  • Bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
  • Đau bụng, nôn khan
  • Quấy khóc, bứt rứt
  • Da bầm, môi tím
  • Trẻ sốt li bì, ngày càng vật vã
  • Dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao liên tục nhiều ngày
Nếu bệnh chuyển nặng cần đưa con đến gặp bác sĩ
Nếu bệnh chuyển nặng cần đưa con đến gặp bác sĩ

7 cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ theo WHO

Những việc cần tránh khi điều trị bệnh sốt xuất huyết cho bé

Để cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đạt hiệu quả, mẹ bỉm cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Không tùy tiện sử dụng Aspirin hay Ibuprofen khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì điều này có thể gây xuất huyết dạ dày
  • Tuyệt đối không cạo gió vì sẽ làm đau và gây chảy máu, nhiễm trùng da bé
  • Không cho bé uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi. Vì nó dễ gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa
  • Không cho bé truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ vật tư
  • Không nên tự ý áp dụng phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Do chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết nên cách tốt nhất để giảm biến chứng là hãy phòng ngừa cho con bằng biện pháp sau.

  • Chống muỗi đốt bằng cách xịt hoặc mắc màn ngủ
  • Diệt muỗi và loăng quăng ở gần nơi sinh sống
  • Mẹ nhớ giữ cho nhà cửa sạch sẽ, khô ráo vì môi trường ẩm thấp sẽ tạo điều kiện để muỗi cư trú, phát triển
  • Phát quang bụi rậm, đậy kín thùng trữ nước, dọn dẹp nơi trũng sau trời mưa, tránh muỗi sinh nở
  • Tăng cường dinh dưỡng để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người nhất là nơi có mầm bệnh xuất hiện

Câu hỏi liên quan đến sốt xuất huyết

Ngoài dinh dưỡng thì vấn đề sinh hoạt của trẻ cũng được mẹ bỉm quan tâm. Cụ thể:

Trẻ bị sốt xuất huyết có kiêng tắm gội không?

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, rất nhiều mẹ bỉm lo lắng không dám tắm rửa cho con. Bởi vì sợ bé ốm hoặc sốt nặng. Tuy nhiên, theo chuyên gia khi bị sốt xuất huyết trẻ nhỏ hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Nhưng mẹ nên dùng nước ấm có độ vừa phải, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Trường hợp gội đầu cho bé cần phải sấy khô, tránh để tóc ẩm khiến cơ thể lạnh. Ngoài ra nếu trẻ bị sốt xuất huyết và hạ tiểu cầu mẹ cần tránh kỳ cọ khi tắm bởi vì điều này sẽ gây chảy máu dưới da nguy hiểm.

Sốt xuất huyết có kiêng gió quạt không?

Theo như quan điểm dân gian, trẻ bị bệnh cần phải kiêng gió và nước. Bởi vì điều này có thể khiến cho mạch máu giãn nở, dẫn đến tử vong. Thêm vào nữa, khi đang bị bệnh nếu bị trúng gió sẽ rất nguy hiểm. Trẻ có thể bị chóng mặt, buồn nôn, thậm chí nặng hơn là co cứng chân tay,…

Vậy sốt xuất huyết có phải kiêng gió quạt không? Câu trả lời là không. Thời gian bị bệnh trẻ vẫn có thể nằm quạt. Tuy nhiên mẹ hãy bật quạt ở mức vừa phải, tránh rọi trực tiếp vào người của bé để đảm bảo an toàn. Việc bật quạt không những giúp bé dễ chịu mà còn thoát nhiệt tốt hơn.

Trên đây là cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Trường hợp áp dụng không có hiệu quả mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp tốt hơn.

Nguồn bài viết: mayoclinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/symptoms-causes/syc-20353078
Chia sẻ bài viết này