Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường. Mặc dù sốt do mọc răng không gây nguy hiểm nhưng nó lại khiến trẻ bứt rứt, khó chịu. Điều này đôi khi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bố mẹ một số cách xử lý, cùng Fitobimbi tham khảo nhé!
Trẻ sốt mọc răng là như thế nào?
Theo lý thuyết, khi trẻ sơ sinh được 4-7 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khỏi hàm. Lúc này nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng lên nhẹ. Người ta gọi đó là hiện tượng “sốt mọc răng”.
Có vẻ như tình trạng này sẽ kéo dài mãi cho tới khi trẻ 2 tuổi. May mắn thay trong những lần mọc răng tiếp theo, hiện tượng sốt của trẻ sẽ giảm dần. Khi quá trình mọc răng ở trẻ hoàn tất, những cơn sốt cũng sẽ không còn nữa.
✔️✔️✔️ Xem thêm:
- Trẻ bị sốt có nên tắm không? Hướng dẫn cách tắm đúng chuẩn
- Trẻ bị sốt tắm lá gì? Mách mẹ 6 loại lá an toàn, dễ kiếm
- Top 5 nguyên nhân trẻ bị sốt mẹ đừng chủ quan
Trẻ sốt mọc răng mấy ngày?
Sốt mọc răng ở trẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, triệu chứng sẽ tự hết sau 3-4 ngày kể từ khi răng nhú lên.

Về bản chất, việc trẻ mọc răng không trực tiếp gây ra sốt. Trong quá trình mọc răng, phần nướu sẽ bị rách, gây đau và ngứa cho trẻ. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng cho tay vào miệng để giảm sự khó chịu, điều này vô hình chung tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Để chống lại tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ sinh ra phản ứng sốt. Đây có thể được coi là cơ chế tự nhiên của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt kéo dài trên 39 độ C thì khả năng cao trẻ bị bệnh khác không liên quan tới mọc răng.
Phân biệt trẻ sốt do mọc răng và do bệnh lý
Trẻ sơ sinh cơ thể rất nhạy cảm nên thường xuyên bị ốm vắt. Nếu bố mẹ thiếu kinh nghiệm, rất có thể sẽ nhầm lẫn dựa triệu chứng sốt thường và sốt do mọc răng. Điều này sẽ dẫn đến việc chăm sóc trẻ sai cách. Vì vậy việc phân biệt do hai hiện tượng này là rất cần thiết.
Biểu hiện của trẻ mọc răng sốt
Trẻ sốt mọc răng bao nhiêu độ? – Thông thường, trẻ sốt do mọc răng thường sốt không cao, thân nhiệt khoảng dưới 38.5 độ C. Hầu hết các trường hợp trẻ mọc răng sốt đều được ghi nhận là có những biểu hiện bứt rứt, khó chịu. Khi đó, nếu bố mẹ quan sát kỹ sẽ thấy lợi bé có chiếc răng hơi nhú lên.
Dưới đây là một số biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ:
- Chảy nước dãi: Khi mọc răng, bố mẹ sẽ thấy con chảy nước dãi nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là một biểu hiện thường thấy trong giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, đây có thể không phải là một dấu hiệu cảnh báo đáng tin cậy
- Nước, lợi sưng đỏ: Nướu, và lợi của trẻ sẽ có hiện tượng sưng đỏ vài ngày trước khi mọc răng
- Phát ban quanh miệng: Nếu trẻ sốt mọc răng bị chảy nước dãi. Điều này có thể gây hiện tượng phát ban quanh miệng và cằm.
- Khó chịu, quấy khóc: Do bị viêm nướu nên trẻ sẽ trở lên khó tính, quấy khóc hơn
- Cắn: Trong thời gian mọc răng, một số trẻ sẽ có thói quen cắn hoặc gặm đồ vật nhiều hơn. Bởi làm điều này, trẻ sẽ có cảm giác dễ chịu hơn
- Tiêu chảy: Trẻ có thể bị đi ngoài phân sống hoặc phân lỏng với tần suất 3-4 lần/ngày
Biểu hiện trẻ em sốt do bệnh lý
Trẻ sốt do bệnh lý sẽ khác sốt do mọc răng bởi những đặc điểm sau:
- Sốt thường cao trên 38 độ C, thậm chí có trường hợp trên 39 độ C
- Ngoài biểu hiện thân nhiệt tăng cao bất thường, trẻ sốt do bệnh lý còn kèm theo hiện tượng co giật
- Trẻ bỏ bù, ngủ li bì, lừ đừ, một số trẻ da tím tái
- Trên da xuất hiện tình trạng phát ban
- Tiêu chảy có lẫn máu
- Mặt hốc hác, mắt trũng
- Môi khô, da mất đàn hồi
- Thở yếu, tim đập nhanh
Chăm sóc sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh

Những chiếc răng đầu tiên nhú lên bao giờ cũng khiến trẻ khó chịu, đau và bứt rứt nhất. Vì vậy, để xoa dịu cơn đau của trẻ, bố mẹ hãy thực hiện một số cách sau:
- Cho bé vật gì đó để nhai: Việc nhai sẽ giúp tạo ra áp lực ức chế lại cơn đau do răng bị đẩy lên trên. Mẹ có thể đưa cho bé một vật gì an toàn để nhai. Chẳng hạn như các loại bánh ăn dặm hoặc vòng ngậm mọc răng silicon
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: Trong giai đoạn trẻ sốt mọc răng, bố mẹ hãy thường xuyên làm lau sạch nước dãi chảy quanh miệng mỗi khi trẻ bú hoặc ăn dặm xong. Mẹ hãy sử dụng chiếc khăn mềm hoặc miếng gạc nhúng nước ấm, quấn quanh ngón tay rồi mát xa nhẹ nhàng lên phần nướu của trẻ. Cách làm này sẽ giúp bé bớt đau và khó chịu hơn
- Bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc với những vật dụng hay đồ chơi sắc nhọn. Bởi trẻ nhỏ thường cho đồ lên miệng, việc này rất có thể sẽ làm tổn thương đến phần lợi của trẻ
- Để giảm sưng và xoa dịu cơn đau, mẹ có thể cho bé ngậm miếng chuối xắt lát lạnh
- Khi trẻ mọc răng, bố mẹ không nên cho bé sử dụng thuốc giảm đau. Bởi những thành phần có trong loại thuốc này sẽ gây hại đến sức khỏe của trẻ
- Nhiều phụ huynh truyền tai nhau cho trẻ đeo vòng hổ phách sẽ giúp giảm tình trạng sốt mọc răng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh cho điều này. Vì thế, bố mẹ không nên thực hiện cách này
Cách hạ sốt cho trẻ khi mọc răng

Để triệu chứng sốt khi mọc răng không làm trẻ khó chịu, mẹ hãy tham khảo một số cách hạ sốt cho trẻ dưới đây:
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn này là cách hạ sốt cho trẻ khi mọc răng tốt nhất. Khi trẻ được dung nạp đầy đủ dưỡng chất, hệ miễn dịch và sức đề kháng sẽ được tăng cường. Từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh. Vậy trẻ sốt mọc răng nên ăn gì?
Ở giai đoạn này, mẹ nên bổ sung cho bé các thực phẩm dạng mềm như canh, cháo, súp,… để bé nhai và nuốt dễ dàng. Đồng thời, bữa ăn trong ngày cũng nên được chia nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm hàm lượng canxi trong thực đơn hàng ngày cho bé thông qua các thực phẩm như cua, cá, tôm, rau củ,…
Cho trẻ uống nhiều nước
Cơ thể trẻ sốt mọc răng dễ bị mất nước khi sốt Do đó, mẹ hãy cố gắng cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Ngoài nước đun sôi để nguội, mẹ có thể cho bé uống các loại nước khác như viên sủi, nước ép trái cây, cháo, súp,…
Nếu trẻ uống được nước oresol thì càng tốt. Loại nước này có tác dụng bù nước và điện giải cho cơ thể rất tốt. Từ đó giúp thanh lọc cơ thể và hạ nhanh cơn sốt.
Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung chất lỏng cho trẻ bằng cách tăng cường cữ bú. Nếu trẻ khó chịu không muốn ăn, mẹ có thể thay đổi tư thế bú hoặc đút sữa cho trẻ.
Lau mát người bằng nước ấm
Không chỉ riêng trường hợp sốt do mọc răng, cách lau mát người bằng nước ấm thường được các mẹ sử dụng khi phát hiện thân nhiệt trẻ tăng cao bất thường. Đây là cách hạ sốt cho trẻ khi mọc răng tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
Để lau mát người trẻ bằng nước ấm đúng cách, đầu tiên mẹ hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn mềm và chậu nước ấm. Cho bé nằm ở trong phòng thoáng mát, thấm khăn vào nước ấm, vắt khô rồi lau khắp cơ thể trẻ, nhất là những khu vực mang nhiều nhiệt như nách bẹn, trán, lòng bàn chân,…

Khi áp dụng cách này, mẹ tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước đá. Bởi điều này có thể khiến bé bị nhiễm lạnh. Bên cạnh các cách trên đây, trẻ sốt mọc răng cần chú ý những điều sau:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có độ thấm hút tốt
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Không dùng khăn lạnh, đá lạnh chườm người để hạ sốt cho trẻ
Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
Nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ, mẹ có thể cho con uống Paracetamol hạ sốt, liều lượng và hướng dẫn dùng theo chỉ định từ bác sĩ. Với trẻ sốt nhẹ, mẹ nên chăm sóc theo những cách trên thay vì sử dụng thuốc.
Sốt mọc răng ở trẻ nhỏ khi nào cần đi bác sĩ
Không phải mọi trường hợp trẻ sốt mọc răng đều an toàn. Đôi khi có những trường hợp trẻ sốt trùng lặp với bệnh lý nhiễm trùng nào đó. Chính vì thế, khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau đây, bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Trẻ sốt cao > 39 độ C
- Mặt mày tím tái, thở yếu
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc liên tục
- Ngủ li bì, lừ đừ
- Trẻ sốt cao kéo dài vài ngày, đã cho dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ
- Có biểu hiện co cứng, co giật
- Nôn mửa, tiêu chảy phân có lẫn máu
- Phát ban trên da
Trên đây là lời giải đáp về trẻ sốt mọc răng và cách phân biệt trẻ sốt mọc răng với các loại sốt bệnh lý khác. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc con yêu.