Nội dung chính

Sốt phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6-36 tháng. Đây là lứa tuổi mà hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Vì vậy nếu không chăm sóc đúng cách trẻ rất có thể gặp biến phải chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin cơ bản về sốt phát ban ở trẻ em. Mẹ hãy theo dõi, phòng khi cần dùng.

Bé bị sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban ở trẻ em hay còn gọi là Roseola. Đây là căn bệnh nhiễm trùng do virus. Bệnh thường xảy ra ở trẻ, trong độ tuổi từ 6-36 tháng. Hầu hết trẻ nhỏ đều bị bệnh này ít nhất 1 lần trong đời, thậm chí có thể nhiều hơn.

Hiện có 2 loại sốt phát ban phổ biến là ban đỏ và ban đào. Khi bị, trẻ sẽ sốt trong vài ngày sau đó nổi mẩn trên da. Thường thì triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau ở từng bé. Có trẻ chỉ bị ban đào rất nhẹ và không có triệu chứng gì rõ rệt. Trong khi đó, có bé lại gặp đầy đủ triệu chứng của bệnh.

Nói chung, sốt phát ban ở trẻ thường không nghiêm trọng. Nhưng nếu bị sốt trong thời gian dài thì rất có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy quá trình chăm sóc cho bé, phụ huynh không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao bệnh lý.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt phát ban
Trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt phát ban

Nguyên nhân sốt phát ban đỏ ở trẻ em

Sốt phát ban ở trẻ hầu hết là do virus gây ra. Đây cũng là lý do vì sao bé bị phát ban nhiều lần trong đời. Theo chuyên gia, virus Herpes 6 là thủ phạm chính gây ra bệnh này. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, sốt phát ban lại do virus Herpes 7 gây ra.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như: Phát ban do chấy rận, phát ban do ruột, phát ban do mò mạt trong bụi,…

Dấu hiệu điển hình của sốt phát ban

Thông thường khoảng 1-2 tuần sau khi tiếp xúc nguồn bệnh trẻ mới xuất hiện triệu chứng. Theo chuyên gia, triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban là sự gia tăng thân nhiệt, khoảng từ 38,8 đến 40,5 độ C. Ngoài ra trẻ còn xuất hiện các nốt phát ban trên người. Thường thì cơn sốt kéo dài khoảng 3-7 ngày. Sau khi cơn sốt thuyên giảm các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện, khoảng 12-24h sau.

Sốt cao là triệu chứng điển hình của bệnh
Sốt cao là triệu chứng điển hình của bệnh

Trẻ bị phát ban sẽ có nốt hoặc mảng nhỏ màu hồng, phẳng hoặc sần sùi. Chúng xuất hiện ở bụng sau đó lan ra mặt, tay, chân. Ngoài ra sốt phát ban trẻ còn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thường xuyên cáu gắt, khó chịu
  • Mi mắt sưng
  • Cơ thể co giật
  • Họng đau và ho
  • Bị tiêu chảy nhẹ
  • Bé bị chán ăn
  • Vùng tai đau nhức

Cách phân biệt sốt phan ban và sởi ở trẻ

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý khác nhau. Thế nhưng rất nhiều mẹ bỉm nhầm lẫn vì những biểu hiện giống nhau như: sốt cao, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, xuất hiện phát ban sau khi hết sốt,… Tuy nhiên theo các chuyên gia, để nhận biết 2 căn bệnh này mẹ có thể dựa vào dấu hiệu như sau:

  • Sốt phát ban: Nốt phát ban trên người thường có màu hồng hoặc đỏ. Sờ vào thấy mịn và chúng xuất hiện khắp cơ thể không theo thứ tự nhất định. Thường sau khoảng 5-7 ngày nó sẽ biến mất mà không để sẹo
  • Đối với bệnh sởi: Các nốt phát ban trên người thường có màu đậm, sần sùi, nổi gồ trên da. Ban đầu sởi sẽ xuất hiện ở tai sau đó lan xuống lưng, bụng rồi mới phủ kín toàn thân. Khi lặn chúng sẽ để lại vết thâm

Sốt ban đỏ ở trẻ em có lây không? Con đường lây nhiễm

Trẻ thường bị sốt phát ban ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên tùy vào sức khỏe cũng như đề kháng mà số lần bị có thể nhiều hơn. Thông thường virus gây bệnh đều là lành tính. Vì vậy bé sẽ tự khỏi trong khoảng 5-7 ngày nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Trường hợp trẻ sốt phát ban không rõ nguyên nhân cũng như chăm sóc sai cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe sau này.

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh lây nhiễm cộng đồng, nhất là môi trường nhà trẻ, trường học, khu vui chơi,… Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp khi trẻ ho hoặc hắt hơi. Lúc này những giọt nước bọt có chứa virus bắn ra môi trường bên ngoài và bị bé khác hít phải.

Khác với thủy đậu, sốt phát ban hiếm khi bùng phát thành dịch. Dù vậy mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm.

Theo thống kê, trẻ sơ sinh là đối tượng có tỉ lệ mắc phát ban cao nhất. Lúc này hệ thống miễn dịch của con chưa được hoàn thiện. Không chỉ thế kháng thể nhận từ sữa mẹ cũng bị thuyên giảm theo thời gian. Do đó trong khoảng từ 6 tháng đến 2 tuổi trẻ thường dễ bị bệnh hơn.

Sốt phát ban thường lây qua đường thở
Sốt phát ban thường lây qua đường thở

Sốt phát ban ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh hầu hết có thể phục hồi sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, bố mẹ không được chủ quan. Vì dù hiếm gặp nhưng biến chứng này có thể gây ảnh hưởng rất lớn với sức khỏe bé. Cụ thể khi bé bị sốt phát ban sẽ đối mặt với các nguy cơ như:

  • Co giật: Nếu bị sốt cao đột ngột trẻ có thể co giật. Thậm chí bất tỉnh trong thời gian ngắn, kèm theo co giật tay chân. Không chỉ thế con sẽ bị mất kiểm soát tiểu tiện, gây ra rối loạn nhu động ruột
  • Suy giảm miễn dịch: Nổi ban đỏ ở trẻ em nếu để kéo dài cũng sẽ khiến cho miễn dịch suy giảm, cơ thể không có khả năng chống lại tác động bất thường của virus. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm trùng và gặp di chứng sau sốt phát ban như viêm phổi, viêm màng nào,…
Sốt phát ban kéo dài có thể gây nhiều biến chứng
Sốt phát ban kéo dài có thể gây nhiều biến chứng

Về căn bản, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nếu như mẹ biết chăm sóc, điều trị. Ngược lại có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và khiến các bé bị tái sốt thường xuyên.

Sốt phát ban ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Bé sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Theo các chuyên gia, rất khó xác định được thời gian chính xác để trẻ khỏi bệnh. Bởi sốt phát ban có chóng lành không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thời gian phát hiện sớm hay muộn?
  • Triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ?
  • Khả năng miễn dịch của bé thế nào?
  • Các biện pháp điều trị, chăm sóc ra sao?

Tuy nhiên thường thì sau khoảng 3-7 ngày, tình trạng bệnh lý của bé sẽ có thuyên giảm. Vì thế mẹ không cần lo. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy con bạn sắp hết phát ban:

  • Bé đã hết sốt
  • Cơ thể thoải mái, dễ chịu
  • Mắt hết viêm kết mạc
  • Các triệu chứng sổ mũi, đau họng giảm dần
  • Những vết ban đỏ lặn dần hoặc biến mất

Sốt phát ban ở trẻ em khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu các biện pháp điều trị không có hiệu quả, phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Bên cạnh đó việc xuất hiện các triệu chứng sau cũng là dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm:

  • Sốt cao trên 39 độ
  • Trẻ sốt cao và không hạ nhiệt dù đã xuất hiện phát ban
  • Các nốt phát ban không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 3 ngày
  • Trẻ có biểu hiện bất thường như lừ đừ, mệt mỏi, ngủ mơ
  • Trẻ bị khó thở, nhịp nhanh, hơi gấp
  • Con có dấu hiệu co giật kèm theo sốt cao hoặc bị mất nước do tiêu chảy

Cách xử trí tình trạng nổi ban đỏ ở trẻ em

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ chủ yếu là do virus lành tính. Vì vậy mẹ có thể điều trị tại nhà. Trường hợp không có chuyển biến tích cực mới cần đưa bé đến các cơ sở y tế điều trị. Dưới đây là những nguyên tắc giúp mẹ chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà hiệu quả.

✔️✔️✔️ Sốt phát ban có ngứa không? Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban

Hạ sốt đúng cách cho bé

Khi trẻ bị sốt phát ban các bậc phụ huynh thường lo con lạnh mà mặc thật nhiều. Tuy nhiên đây là việc làm hết sức sai lầm. Vì chúng sẽ khiến thân nhiệt của bé tăng cao. Thay vào đó khi trẻ bị sốt ban đỏ mẹ hãy lựa chọn quần áo thật mỏng, có độ thấm hút mồ hôi. Như vậy nhiệt độ sẽ được hạ nhanh, trẻ thấy thoải mái hơn nhiều.

Ngoài việc mặc quần áo mỏng, phụ huynh đừng quên hạ sốt cho bé bằng cách lau ấm toàn thân, đặc biệt là ở vùng nách hoặc bẹn. Thực hiện thường xuyên sau khoảng 2-3 giờ để con hạ sốt tốt hơn.

Riêng với trường hợp sốt cao, khoảng từ 38,5 mẹ nên cho bé dùng thuốc. Có thể dùng thuốc dạng bột hoặc đặt hậu môn. Nhưng tốt nhất là tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Với Paracetamol liều dùng an toàn là 10-15mg/ kg, cách nhau khoảng 4-6 giờ.

Hạ sốt giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
Hạ sốt giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn

Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trẻ sốt cao cơ thể bị mất nhiều nước. Do đó, mẹ hãy chú ý tăng cường điện giải. Có thể cho bé dùng nước ép trái cây để cung cấp vitamin và tăng đề kháng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng Oresol. Đây là dung dịch bổ sung điện giải thích hợp cho trẻ mất nước do bị sốt cao.

Theo các chuyên gia, khi sốt đề kháng của trẻ giảm đi rất nhiều. Vì vậy tăng cường đề kháng là điều cần thiết cho con bấy giờ. Mẹ hãy bổ sung thật nhiều vitamin A, C, chất xơ trong rau, củ, quả. Hạn chế thực phẩm dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng,…

Không chỉ thế với trẻ sốt phát ban thực đơn hàng ngày nên ở dạng lỏng như cháo, súp, sữa tươi để con dễ dàng hấp thụ.

Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không? Tắm thế nào?

Cải thiện triệu chứng liên quan cho bé

Ngoài việc hạ sốt và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì tùy vào triệu chứng mà mẹ có thể áp dụng biện pháp khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu trẻ có triệu chứng ho hoặc đau rát họng mẹ có thể cho bé dùng siro ho hoặc áp dụng các mẹo dân gian như quất non hấp đường, gừng tươi hấp mật ong. Tuy nhiên cần phải thận trọng với trẻ dưới 1 tuổi
  • Nếu trẻ bị tắc hoặc ngạt mũi mẹ hãy làm sạch bằng muối sinh lý nồng độ 0,9% để con dễ chịu và bớt nhiễm khuẩn

Cách phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ em

Sốt phát ban ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng cũng khiến cho sức khỏe của bé ảnh hưởng. Vì vậy tốt nhất mẹ hãy phòng ngừa bằng biện pháp sau:

  • Luôn giữ cho da của bé sạch sẽ, khô thoáng bằng cách tắm rửa mỗi ngày
  • Tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn cơm và sau  đi vệ sinh
  • Cách ly trẻ với nguồn bệnh, nhất là khi trường, lớp có người bị sốt phát ban
  • Khi trẻ bị bệnh không nên đưa đến những nơi đông người, hạn chế lây nhiễm cộng đồng
  • Mẹ nhớ tiêm phòng đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng cho con để sức đề kháng khỏe mạnh, chống lại bệnh tật

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa. Vì vậy cách tốt nhất để bé hạn chế nguy cơ mắc bệnh là hãy vệ sinh cơ thể thường xuyên.

Chia sẻ bài viết này