Nội dung chính

Sốt siêu vi có lây không? Lây qua con đường nào?

“Sốt siêu vi có lây không?” và lây qua con đường nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.

Sốt siêu vi là gì?

Trước khi khám phá “sốt siêu vi có lây không?”, hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về loại sốt này nhé!

Sốt siêu vi là bệnh được đặc trưng bởi sốt cao, nóng rát ở mắt, đau đầu, đau nhức cơ thể và đôi khi là buồn nôn và nôn.

Bệnh phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi vì khả năng miễn dịch của họ thấp hơn. Bản thân sốt không phải là bệnh, nó là dấu hiệu hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại virus xâm nhập.

Tìm hiểu về tình trạng sốt siêu vi
Tìm hiểu về tình trạng sốt siêu vi

Nhiều người có xu hướng tự dùng thuốc, thậm chí là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt virus, chúng chỉ có thể loại trừ vi khuẩn có hại. Thuốc kháng sinh, nếu uống khi không cần thiết có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, giết chết các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, thậm chí là gây tổn thương đến gan và thận.

Nếu trẻ bị sốt trên 39 độ C và không có dấu hiệu giảm bớt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Sốt siêu vi có lây không? Lây qua những con đường nào?

Muốn biết sốt siêu vi lây nhiễm không, bạn cần biết được nguyên nhân gây bệnh. Đúng như tên gọi của nó, sốt siêu vi là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm bệnh nhiễm trùng do virus ảnh hưởng đến cơ thể. Trong đó điển hình nhất là virus cúm, Enterovirus, Coronavirus, Adenovirus, Rhinovirus,… Các loại virus này đều có kích thước rất nhỏ và khả năng lây nhiễm cao.

Nói sốt siêu vi có lây không thì bản thân hiện tượng sốt chỉ đơn thuần là sự gia tăng thân nhiệt nên không thể có khả năng lây lan. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh là virus lại có thể lây từ người này sang người khác. Vì vậy, bệnh sốt siêu vi vẫn có khả năng lây truyền mạnh mẽ.

Virus có thể lây lan nhanh chóng nên khả năng lây nhiễm của sốt siêu vi là rất cao
Virus có thể lây lan nhanh chóng nên khả năng lây nhiễm của sốt siêu vi là rất cao

Sốt siêu vi lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp. Khi người bệnh ngáp, hắt hơi, ho hoặc thậm chí nói chuyện, các chất lỏng phun ra từ cơ thể của họ có thể xâm nhập vào hệ thống của bạn, nếu ở gần. Chính vì vậy, bệnh có thể dễ dàng bùng phát thành dịch, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.

Bên cạnh đó, sốt siêu vi có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,… Những vật dụng có thể dính dịch tiết chứa virus, nếu chúng ta vô tình chạm phải rồi đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng thì sẽ bị lây bệnh.

Ngoài ra, một số ít virus có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua quan hệ tình dục, truyền máu hoặc tiêm chích.

Mách mẹ 5 mẹo chữa sốt siêu vi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Đối tượng nào dễ mắc sốt siêu vi?

Bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm sốt siêu vi nếu:

  • Đang ở gần một người bị nhiễm bệnh
  • Bạn đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh
  • Bạn sống trong một khu vực mà các loại sốt virus đang hoành hành
  • Bạn đang ở gần động vật bị nhiễm bệnh hoặc đang giết mổ chúng
  • Người có sức đề kháng yếu, khả năng bảo vệ cơ thể còn yếu: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ là gì?

Đến đây, bạn hẳn bạn đã biết “sốt siêu vi có lây không?”, vậy làm thế nào để nhận biết để xử lý kịp thời?

Theo các chuyên gia, biểu hiện chung khi bị sốt siêu vi là:

  • Sốt từ nhẹ đến cao, có thể ngắt quãng hoặc kéo dài liên tục
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho
  • Ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nóng mắt
  • Với trẻ sơ sinh thường sẽ quấy khóc nhiều và bỏ bú
Triệu chứng sốt siêu vi khá tương đồng với các loại sốt thông thường
Triệu chứng sốt siêu vi khá tương đồng với các loại sốt thông thường

Tùy vào từng loại virus mà trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sau:

  • Tiêu chảy, nôn ói, buồn nôn, đau bụng
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt
  • Xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi
  • Da nổi ban hoặc xuất hiện bọng nước

Trẻ bị sốt siêu vi cần được theo dõi, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì cần đi khám ngay:

  • Trẻ sốt liên tục trong 2 ngày không giảm, kèm theo hiện tượng lạnh chân tay, run rẩy bất thường
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, người tím tái
  • Nổi ban khắp người
  • Trẻ nôn ói, đau bụng dữ dội
  • Đi ngoài ra phân lỏng có lẫn máu

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ

Bên cạnh việc quan tâm “sốt siêu vi có lây không?”, nhiều bậc phụ huynh cũng tỏ ra lúng túng khi không biết xử lý thế nào khi trẻ bị sốt. Cho đến nay, sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng và phòng ngừa tái phát. Dưới đây là những chỉ dẫn trong chăm sóc và phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ:

Cách chăm sóc

  • Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C thì cần uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn nếu dùng Paracetamol thì nên cho bé uống 4 – 6 giờ/1 lần cho tới khi hạ sốt
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian phòng yên tĩnh, thoáng mát. Chọn cho bé những trang phục rộng rãi, dễ thấm mồ hôi
  • Chườm ấm cho bé không quá 10 phút/giờ để hạ sốt, đặc biệt chú ý tới các vùng bẹn, nách
  • Bù nước cho trẻ đúng cách bằng cách bổ sung nước ép trái cây, nước canh rau củ, nước điện giải,…
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và không cho trẻ dùng chung đồ cá nhân với bất kỳ ai
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt
Các phương pháp chăm sóc trẻ bị sốt
Các phương pháp chăm sóc trẻ bị sốt

Cách phòng ngừa

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức đề kháng và thể trạng cho cơ thể
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh xung quanh khu vực nhà cửa. Điều này giúp ngăn chặn được sự phát triển và xâm nhập của virus, vi khuẩn
  • Dạy cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đối với trẻ sơ sinh cần tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ y tế
  • Người lớn hướng dẫn trẻ dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi

Trên đây là giải đáp “sốt siêu vi có lây không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong chăm sóc và bảo vệ cho chính gia đình thân yêu của mình.

Chia sẻ bài viết này