Nội dung chính

Cách chăm sóc ĐÚNG khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

Thay vì người nóng, đổ mồ hôi nhiều, nhiều trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy chăm sóc trẻ sốt chân tay lạnh như thế nào? Cùng Fitobimbi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là gì?

Dưới chỉ đạo của “vùng dưới đồi”, sốt được tạo ra để chống lại sự nhiễm trùng. Do đó, không phải tất cả các trường hợp trẻ sốt đều đáng lo ngại.

Giải thích về hiện tượng trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh, chuyên gia cho rằng: Sốt cao là triệu chứng, chân tay lạnh là hệ quả của sốt. Đa số trường hợp trẻ sốt tay chân lạnh đầu nóng đều bắt nguồn từ cơ chế điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi. Khi nhận tín hiệu có sự xâm nhập của tác nhân “lạ”, khu vực này sẽ kích thích chế độ làm mát, bằng cách phóng thích các chất khiến mạch máu ở tay và chân co lại. Vì vậy, khi sốt, trẻ mới có hiện tượng đầu nóng nhưng chân tay lạnh.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ sốt đầu nóng tay chân lạnh lại là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Cụ thể, siêu vi sẽ tấn công trực tiếp vào não bộ và các mạch máu của tay chân, gây nguy cơ viêm màng não, thậm chí là nhiễm trùng máu. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ mắc phải, cha mẹ nên đưa đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân trẻ sốt chân tay lạnh

Trẻ sốt do nhiều nguyên nhân. Trong đó đa số trường hợp là do virus, còn lại là vi khuẩn và một số nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:

  • Trẻ bị sốt do virus: sốt xuất huyết, sốt do virus cúm, sốt do virus sởi, sốt do thủy đậu, sốt do bệnh chân – tay – miệng
  • Sốt do nhiễm trùng: sốt phát ban, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng gan, nhiễm khuẩn não, viêm amidan, viêm tai giữa,…
  • Nguyên nhân khác: trẻ sốt do tiêm chủng, sốt do mọc răng
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như: mất nước, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh

Mẹ có thể nhận biết trẻ sốt đầu nóng chân tay lạnh thông qua một số dấu hiệu sau:

Triệu chứng thông thường

Trẻ sốt 37.5 – 38 độ C, tay chân lạnh nhưng vẫn có màu da bình thường, môi và lưỡi không khô. Trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, cười, nói và ăn uống bình thường.

Triệu chứng nguy hiểm

Cha mẹ tuyệt đối không được ngó lơ với những biểu hiện ở trẻ sốt chân tay lạnh dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sốt trên 39 độ C
  • Trẻ ít cười, không khóc và trả lời bạn trong vài giờ
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Mắt có hiện tượng thóp trũng, môi và lưỡi khô
  • Trẻ có biểu hiện ớn lạnh, rùng mình
  • Theo dõi thấy trẻ thở ngực lõm, bụng phình
  • Nổi mẩn khi đè ép

Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng?

Sau khi nhận chẩn đoán chính xác từ bác sĩ, trẻ được yêu cầu theo dõi tại nhà hoặc bệnh viện. Để thúc đẩy quá trình điều trị ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau:

Trẻ sốt dưới 38 độ C

Trường hợp trẻ bị sốt chân tay lạnh dưới 38 độ C không quá đang lo. Đây chỉ là phản ứng của hệ miễn dịch tạo ra nhằm ngăn cản các tác nhân gây hại. Vì vậy, cha mẹ không nên vội vàng cho bé uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó hãy chăm sóc trẻ theo các cách sau:

  • Bổ sung nước cho trẻ: Nước lọc và các loại chất lỏng đều có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ không nên cho bé uống nước lạnh, nước đá hoặc các loại nước ngọt có gas nhé! Những đồ uống này không hề tốt cho cổ họng của bé
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt
  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng: Không nên cấm trẻ nằm yên một chỗ, nhưng cũng không cho trẻ hoạt động ngoài trời quá lâu. Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, buổi trưa nên ngủ từ 1 – 2 tiếng để cơ thể được phục hồi. Ngoài ra, hãy cho trẻ vận động nhẹ nhàng, đi bộ quanh khuôn viên gia đình để đầu óc được thư thái, thoải mái. Điều này sẽ rất hữu cho quá trình điều trị ở trẻ
  • Mặc quần áo thoáng mát: Khi xác định trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát. Tuyệt đối không được đắp chăn kín đầu. Điều này sẽ làm cơ thể trẻ khó thoát nhiệt, khiến bệnh tình trở nặng hơn
  • Bổ sung vitamin C: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Một vài gợi ý bổ dưỡng mà mẹ có thể dành cho bé là quýt, bưởi, cam, dưa hấu, nho, thanh long, kiwi,…

Trẻ sốt trên 38 độ C

Đối với trẻ sốt cao trên 38 độ C, mẹ cần tiến hành hạ sốt và lau mát. Paracetamol là loại thuốc hạ sốt được khuyên dùng cho trẻ em. Liều lượng dùng sẽ được tính trên số cân nặng của bé. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc này.

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng trên 38 độ C có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Viêm màng não nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến di chứng nguy hiểm sau này, thậm chí có thể gây tử vong.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh

Dưới đây là một số điều cha mẹ không nên làm khi con bị sốt:

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh tại nhà
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh tại nhà
  • Lau người cho bé bằng nước lạnh, thậm chí là chườm đá. Đây là cách hạ sốt cho bé hoàn toàn sai lầm, không những không giúp giảm nhiệt mà còn khiến tình trạng của con tồi tệ hơn. Khi tiếp xúc với nhiệt lạnh, da của bé sẽ se lại, gây giữ nhiệt. Thậm chí một số trường hợp còn gây bỏng lạnh, suy hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
  • Không nên cạo gió hay bôi dầu khi con bị sốt: Làn da của trẻ rất mỏng manh, việc bôi dầu hay cạo gió sẽ tạo nhiều ma sát với nhiệt lượng lớn. Vì vậy sẽ dễ làm tổn thương da của trẻ
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc: Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Nhất là khi dùng các loại thuốc hạ sốt chứa ibuprofen hay aspirin

Trên đây là những thông tin về tình trạng “trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng”. Mong rằng chia sẻ này sẽ cho bạn cái nhìn chính xác về tình trạng này ở trẻ. Nếu còn thắc mắc gì trong chăm sóc trẻ, bạn đọc hãy truy cập vào Fitobimbi ngay nhé!

Chia sẻ bài viết này