Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trong giai đoạn dưới 1 tuổi. Tình trạng này kéo dài khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Thông tin bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề này.
- Bỏ túi những món ăn bổ máu cho trẻ em hiệu quả, dễ làm
- Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Cách điều trị hiệu quả?
Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng huyết sắc tố và hồng cầu suy giảm. Khiến cơ thể thiếu hụt oxy gây bất lợi đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể do sinh lý hoặc các bệnh lý liên quan.

Một số tài liệu y khoa cho biết, khi bị thiếu máu, trẻ nhỏ sẽ có triệu chứng điển hình như:
- Da xanh, niêm mạc tái
- Mắt và môi kém sắc, lòng bàn tay lạnh, móng tay đóng màng
- Trẻ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ngủ gà, ngủ gật, thường xuyên cáu gắt
- Một số bé bỏ ti, hơi thở yếu hoặc thở gắng sức
- Chiều cao và cân nặng chậm tăng trường hơn bình thường
- Ngoài ra ở giai đoạn nặng bé còn xuất hiện triệu chứng sưng phù tay chân
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh:
- Sinh non, vỡ mạch máu ở bánh rau hoặc dây rốn
- Bị tan máu bẩm sinh hoặc bất sản tủy xương
- Trẻ sinh thiếu tháng, cơ thể ít sắt hoặc bị rối loạn hấp thu
- Bị chảy máu bất thường do tai nạn hoặc xuất huyết
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu kéo dài khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh thiếu máu có nguy hiểm không? Bỏ túi đáp án trong phần viết sau.
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh thiếu máu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Sức khỏe suy giảm nghiêm trọng
Thiếu máu kéo dài sẽ khiến cơ thể không đủ oxy để hoạt động. Trẻ nhỏ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, thiếu hụt năng lượng. Nếu để kéo dài, tình trạng này còn khiến bé lười vận động, chậm hoặc ngừng tăng cân. Đặc biệt thiếu máu ở mức độ nhiều, trẻ có thể bị kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ.
Não bộ chậm phát triển
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé chậm phát triển não bộ. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết não bộ có vai trò quan trọng với cơ thể. 20% hàm lượng oxy được cung cấp cho bộ phận này. Do vậy thiếu máu kéo dài, não bộ sẽ không đủ oxy để hoạt động. Từ đó gây ra tổn thương với hệ thần kinh như:

- Đau đầu
- Chóng mặt, ù tai
- Bé mất tập trung, chậm biết nói và trở nên lười vận động
Nhiều báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh khi thiếu máu thường kém tập trung, hay ngủ gà, ngủ gật. Phần lớn các bé nếu không được khắc phục và cải thiện sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập trong tương lai.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Thiếu máu khiến tim phải hoạt động liên tục để cung cấp máu và oxy cho các tế bào. Tuy nhiên với tần suất làm việc như vậy cơ tim sẽ bị suy giảm, trẻ có nguy cơ mắc các biến chứng như:
- Suy tim: Việc hoạt động liên tục khiến tim dần suy yếu là xuất hiện các triệu chứng như khó thở, thở hụt hơi, đau thắt vùng ngực
- Rối loạn nhịp tim: Hệ tim ở trẻ sơ sinh còn khá non yếu và đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy việc thiếu máu kéo dài sẽ khiến nhịp tim trở nên bất thường, thậm chí đe dọa tính mạng
- Nhồi máu cơ tim: Là câu trả lời xác thực cho việc bé bị thiếu máu có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, nhồi máu cơ tim là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên nó có mức độ nghiêm trọng rất cao. Tình trạng này nếu để kéo dài, bé có thể đối mặt nguy cơ hoại tử cơ tim, tử vong đột ngột
Hô hấp khó khăn
Trẻ sơ sinh thiếu máu có thể ảnh hưởng đến hô hấp. Lý do là bởi cơ thể không đủ oxy để hoạt động. Do đó các bé sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, thở nhanh, gắng sức. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những trường hợp thiếu máu đột ngột như xuất huyết tiêu hóa, chấn thương,…
Miễn dịch suy giảm
Miễn dịch suy giảm là cũng là đáp án của câu hỏi thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, máu là dung môi quan trọng góp phần tạo ra kháng thể bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ bệnh tật. Tình trạng thiếu máu kéo dài khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ nhỏ có nguy cơ bị tiêu chảy, viêm họng, cảm cúm,…

Nguy cơ tử vong
Trẻ sơ sinh thiếu máu cấp hoặc bị sốc do mất máu có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này bé có các biểu hiện như da xanh, niêm mạc tái, đầu chi và môi thâm tím, bé thở nhanh, đái ít thậm chí là vô niệu. Tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm.
Điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phần viết trên đã giải đáp chi tiết. Để hạn chế biến chứng nguy hiểm này mẹ có thể bỏ túi cách điều trị và phòng ngừa dưới đây.
Cách điều trị thiếu máu
Dựa vào kết quả xét nghiệm sinh học và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Trường hợp cần thiết, trẻ nhỏ sẽ được chỉ định truyền máu để hạn chế biến chứng xảy ra. Cụ thể:
- Thiếu máu do thiếu đồng thời sắt và kẽm: Thiếu máu không đơn thuần thiếu sắt mà còn đi kèm với thiếu kẽm. Cùng với sắt, kẽm được chứng mình có vai trò quan trọng trong phát triển tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình tạo máu. Vì vậy, nếu chỉ tập trung nạp sắt mà thiếu đi kẽm thì quá trình tạo máu không đạt hiệu quả tối ưu.
- Thiếu máu do thiếu acid folic hoặc vitamin B12: Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng thông qua thức ăn và thuốc uống hàng ngày
- Thiếu máu do suy tủy: Trường hợp này bệnh nhân sẽ được thực hiện ghép tủy, điều trị theo từng nguyên nhân. Có thể thực hiện truyền máu để bảo toàn tính mạng cho bé
- Thiếu máu do bị tan máu: Trẻ gặp tình trạng này sẽ được truyền máu định kỳ và ghép tủy sớm
- Thiếu máu do tan máu miễn dịch: Với trường hợp này bé được chỉ định sử dụng corticoid 1mg/ ngày, duy trì trong 4 tuần. Bé có thể phải dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch với trường hợp thiếu máu nặng

Phòng ngừa thiếu máu cho trẻ sơ sinh
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây:
- Bé dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên tăng cường cho con sử dụng sữa mẹ trong trong giai đoạn đầu. Mỗi ngày cho bé uống khoảng 780ml sữa. Trường hợp thiếu máu nặng mẹ có thể sử dụng viên uống bên ngoài. Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
- Bé trên 6 tháng tuổi: Ở độ tuổi này mẹ có thể bổ sung sắt cho con bằng thực đơn hàng ngày. Tăng cường thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, các loại hạt và rau xanh. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này rất hay biếng ăn. Hơn nữa. việc chỉ bổ sung sắt cho trẻ qua chế độ ăn uống không thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể. Do đó, trẻ có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Để phòng ngừa, mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng sắt cho bé thông qua các sản phẩm chức năng. Đặc biệt nên ưu tiên chọn các sản phẩm có chứa đồng thời kẽm, giúp hỗ trợ tăng hấp thu sắt cho cơ thể. Fitobimbi Ferro C là TPBVSK hỗ trợ bổ sung sắt kẽm hữu cơ cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng. Sản phẩm được chiết xuất dạng siro, không tanh, không chát nên dễ dàng cho trẻ sử dụng. Đặc biệt, tỷ lệ sắt/kẽm trong sản phẩm là 1/1, phù hợp với nhu cầu bổ sung dự phòng. Vì vậy, mẹ có thể cho bé uống sắt kẽm mỗi ngày mà không lo lắng tình trạng dư thiều hay thiếu hụt.
- Trẻ sinh non: Bổ sung sắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ
- Để hạn tình trạng thiếu máu do các bệnh lý liên quan đến tủy và cấu tạo hồng cầu mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe và tăng cường dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Hạn chế cho bé tiếp xúc với chất độc hại như khói bụi, mỹ phẩm,…
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết. Để bảo vệ sức khỏe con nhỏ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để có thể khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: mayoclinic