Bé bị thiếu sắt thiếu máu là nỗi lo lớn nhất của các bậc phụ huynh. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con nhỏ. Vậy thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ là gì, cách điều trị và phòng ngừa ra sao.
Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt là hiện tượng gì?
Thiếu máu thiếu sắt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này khởi phát do lượng hồng cầu giảm dưới mức cho phép. Từ đó khiến cơ thể không tự tổng hợp được hemoglobin và myoglobin để vận chuyển oxy đến tế bào.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh thiếu sắt là vấn đề thường gặp tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy, có tới 30% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu do chế độ ăn uống không đủ sắt.
Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ rất nguy hiểm bởi nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất và tinh thần của trẻ như: Chậm làm lành vết thương, tập trung, kém, mệt mỏi, uể oải,… Không chỉ thế, thiếu máu ở trẻ sơ sinh còn ảnh hưởng đến chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ sau này của các con. Do đó mẹ cần chủ động quan sát và điều trị từ sớm, tránh để lâu ngày gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bé bị thiếu máu thiếu sắt khi:
- Huyết sắc tố (hemoglobin) < 110g/l với trẻ từ 2-6 tuổi
- Lượng huyết sắc tố (hemoglobin) < 115g/l với trẻ từ 6-12 tuổi
Nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị thiếu sắt thiếu máu
Các nguyên nhân chính khiến bé bị thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
- Trẻ bị thiếu sắt dự trữ khi trong bụng mẹ: Thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã biết tích lũy và dự trữ sắt. Quá trình tích lũy này diễn ra khá sớm, nên khi đủ tháng bé đã có khoảng 25-3.000mg sắt. Lượng sắt này đủ dùng trong 3-4 tháng đầu đời khi dinh dưỡng chưa kịp đáp ứng. Trường hợp trẻ sinh ra thiếu sắt dự trữ là do sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ
- Trẻ tăng trưởng quá nhanh: Trẻ sinh non thường có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Do đó cần một lượng lớn sắt để hấp thụ. Nếu sữa mẹ và sữa ngoài không đủ để cung cấp thì nguy cơ thiếu máu là rất lớn
- Chế độ ăn uống ít sắt: Ăn uống thiếu khoa học, không đủ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh
- Mắc các bệnh lý khác: Trẻ nhỏ mắc các bệnh như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa, viêm ruột, thiếu transferrin bẩm sinh sẽ khiến sắt giảm hấp thụ và gây ra thiếu máu

Dấu hiệu nhận biết bé bị thiếu sắt
Bé bị thiếu máu thiếu sắt thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên nếu cha mẹ quan sát tỉ mỉ thì khả năng nhận diện triệu chứng là rất cao. Dưới đây là 8 dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể bắt gặp:
- Trẻ yếu ớt, kém hoạt bát: Khi thiếu sắt lượng hầu cầu trong cơ thể sẽ không đủ để cung cấp oxy cho các tế bào. Vì vậy hầu hết các bộ phận trên cơ thể trẻ đều rất mệt mỏi và yếu ớt. Không chỉ thế, với những trẻ đang độ tuổi đi học thì thiếu máu có thể làm giảm chỉ số thông minh, khả năng tư duy và tập trung của bé
- Nước da xanh xao: Là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiếu máu phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Lý do là bởi khi thiếu máu, số lượng hồng ít đi sẽ làm làn da trở lên nhạt màu và xanh xao hơn
- Biếng ăn: Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường được nhận biết bởi tình trạng biếng ăn. Hiện tượng này được lý giải bởi tình trạng thiếu máu sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó khăn trước những hoạt động thường ngày, trong đó có ăn uống
- Nhịp tim nhanh: Thiếu máu khiến hồng cầu vận chuyển oxy bị giảm, các bộ phận trong cơ thể thiếu oxy. Do đó, để bù lại cơ thể buộc phải tăng nhịp tim, đẩy mạnh tốc độ vận chuyển oxy đến các mô
- Khó thở: Cũng là dấu hiệu thường gặp khi bé bị thiếu máu thiếu sắt. Lý do là bởi lượng hồng cầu sụt giảm khiến cơ thể không đủ cung cấp oxy cho tim. Từ đó gây ra khó thở, thở gấp
- Suy giảm sức đề kháng: Khi thiếu hồng chức năng miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm. Trẻ thường xuyên bị nhiễm khuẩn, ốm vặt hoặc bị rối loạn đường tiêu hóa
- Rối loạn ăn uống: Thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ăn uống. Biểu hiện thường gặp là trẻ có sở thích ăn những thứ không phải thực phẩm như: đất, cát sỏi,…
- Sụt cân: Thiếu máu lâu ngày sẽ khiến trẻ biếng ăn. Đó là lý do vì sao phần lớn các bé bị thiếu máu thiếu sắt đều sụt cân hoặc không đạt mức cân theo tiêu chuẩn

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Bé bị thiếu máu, thiếu sắt có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, máu có nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến các tế bào. Do vậy khi cơ thể thiếu máu, hầu hết các bộ phận đều bị ảnh hưởng, mức độ này có thể từ ít tới nhiều. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là những biến chứng thường gặp trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh thiếu máu có nguy hiểm không.
- Suy giảm sức khỏe: Bé bị thiếu máu thiếu sắt lâu ngày sẽ khiến cơ thể thiếu hụt oxy. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, bỏ ti, quấy khóc. Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị kiệt sức, giảm cân, não bộ chậm phát triển
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Não là cơ quan thần kinh quan trọng của cơ thể. Bộ phận này cần rất nhiều oxy để hoạt động. Do đó trong trường hợp thiếu máu, oxy không đủ cho não hoạt động sẽ khiến hệ thần kinh bị suy giảm. Trẻ phải đối mặt với các vấn đề như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, ngủ gà, ngủ gật trong lớp
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở hoặc thở gắng sức. Tình trạng này thường gặp ở những bé bị thiếu máu cấp tính do xuất huyết tiêu hóa hoặc chấn thương
- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Máu là dung môi sản sinh ra các kháng thể. Vì vậy khi cơ thể thiếu máu hệ miễn dịch sẽ kém nhạy cảm với các tác nhân lạ. Trẻ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, viêm phổi, viêm họng, cảm cúm,…
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Tim là bộ phận có nhiệm vụ co bóp để vận chuyển máu đến các tế bào. Khi cơ thể thiếu máu, tim buộc phải hoạt động nhiều hơn. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra hiện tượng như: suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ, tử vong
Có thể thấy bé bị thiếu máu thiếu sắt tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi thấy con nhỏ có những triệu chứng tương tự mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh thiếu máu phải làm sao? Cách chẩn đoán
Trẻ bị thiếu máu thời kỳ đầu không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy để phát hiện bệnh sớm mẹ cần con đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm chuyên sâu khi có nghi ngờ. Cụ thể:
- Tầm soát bé bị thiếu máu thiếu sắt: WHO khuyến cáo, với những trẻ nhỏ dưới 12 tuổi bố mẹ nên cho con tầm soát thiếu máu bằng các xét nghiệm huyết sắc tố. Việc làm này sẽ giúp bé tránh được các biến chứng nguy hiểm đồng thời tìm ra các nguy cơ để phòng tránh
- Xét nghiệm Hemoglobin và hematocrit: Là xét nghiệm máu phổ biến nhất hiện nay. Theo đó xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đo được nồng độ hemoglobin và hematocrit trong máu. Từ đó đưa ra kết luận chuẩn xác
- Xét nghiệm phân tích tế bào máu: Là xét nghiệm giúp kiểm tra số lượng, chất lượng của tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Ngoài ra phương pháp này còn giúp bác sĩ nhận biết được các bệnh về máu ác tính
- Xét nghiệm tế bào ngoại vi: Thông qua quan sát mẫu máu dưới kính hiển vi bác sĩ sẽ nhận biết được tình trạng bất thường của các tế bào máu
- Xét nghiệm sắt huyết thanh: Xét nghiệm này thường được làm bổ trợ để giúp nhận biết tình trạng bé bị thiếu máu thiếu sắt là do đâu
Cách điều trị cho bé bị thiếu máu thiếu sắt
Bé bị thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó mẹ cần tìm khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là những cách điều trị hiệu quả góp phần trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị thiếu máu phải làm sao?
Điều trị Tây y
Bé bị thiếu máu thiếu sắt đa phần đều được bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Cụ thể các bác sĩ sẽ bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thông qua các biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc sắt cho trẻ sơ sinh dạng uống như: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate….Tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của trẻ mà liều lượng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên liều lượng thường dùng là 2mg/ kg/ ngày. Thời gian uống nên duy trì từ 6 đến 12 tháng
- Ngoài sử dụng chế phẩm dạng uống thì cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thông qua truyền tĩnh mạch cũng được rất nhiều người áp dụng. Theo đó tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ sử dụng Iron sucrose; Iron dextran để bổ sung cho trẻ theo liều lượng quy định

Lưu ý:
- Sắt sẽ được hấp thụ tốt nhất vào lúc đói vì thế mẹ nên cho con dùng trước bữa ăn
- Mẹ nên cho con dùng thêm vitamin C hoặc nước cam để tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể
- Trường hợp bé bị các bệnh về dạ dày như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng thì mẹ có thể sử dụng sau bữa ăn
- Một số loại đồ ăn như sữa, trà, cà phê, nước ngọt sẽ giảm hấp thụ sắt do đó nên tránh cho con sử dụng
Sử dụng các viên uống hoặc siro tổng hợp sắt cho trẻ
Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Ngoài các biện pháp Tây y được chỉ định từ bác sĩ mẹ cũng có thể tham khảo cho con một số viên uống hoặc siro tổng hợp.TPBVSK siro Ferro C được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên giúp hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ nhỏ là gợi ý mà mẹ có thể tham khảo.
Theo điều tra, phần lớn trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm. Mặc dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ thể, nhưng 2 vi chất này lại giữ vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là chức năng miễn dịch ở trẻ. Hơn nữa, sự có mặt của kẽm còn giúp bổ trợ chuyển hóa sắt, từ đó tối ưu khả năng hấp thu cho cơ thể.
Theo đó, Fitobimbi Ferro C là một trong những sản phẩm hiếm hỏi đáp ứng được tiêu chí này, giúp hỗ trợ bổ sung sắt và kẽm hữu cơ cho trẻ nhỏ. Sản phẩm được khuyên dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Sản phẩm hiện đang có bán tại tất cả các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Bổ sung sắt cho bé qua các thực phẩm?
Bé bị thiếu máu thiếu sắt một phần do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Vì vậy cách tốt nhất để bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thiếu máu là thông qua chế độ ăn uống. Cụ thể:
Chế độ ăn uống của mẹ
Trẻ sơ sinh thiếu máu nên ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên lượng sắt của bé chủ yếu được hấp thụ qua sữa mẹ. Chính vì vậy để con có sức khỏe tốt mẹ cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp. Vậy trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì?
- Súp lơ xanh: Thực phẩm này rất giàu sắt và các loại vitamin nên đặc biệt tốt cho bé trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú
- Rau chân vịt: Là loại rau chứa tới 3.2mg sắt trong ½ bát canh. Ngoài ra nó còn có một lượng lớn vitamin C và canxi cho mẹ bầu
- Thịt bò: Là đáp án không thể thiếu khi được hỏi trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì. Theo đó loại thịt này chứa tới 2,1 mg sắt trong 85mg thịt nên đặc biệt tối cho bé bị thiếu máu thiếu sắt
- Ức gà: Các nghiên cứu chỉ ra răng cứ 100mg ức gà sẽ cho tới 0,7mg sắt nên rất thích với những trường hợp thiếu máu
- Gan động vật: Cũng là nguồn cung cấp sắt hữu ích cho mẹ và bé. Trung bình cứ 100g gan lớn sẽ cho tới 12mg sắt
Ngoài các thực phẩm kể trên khi bé bị thiếu máu thiếu sắt mẹ cũng cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga,…
Chế độ ăn uống cho trẻ
Đối với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm hoặc lớn hơn 1 tuổi mẹ hoàn toàn có thể bổ sung sắt cho con thông qua các loại thực phẩm như:
- Thịt đỏ: Các loại thịt như bò, heo, cừu là nguồn cung cấp sắt vô cùng dồi dào cho con nhỏ. Theo các chuyên gia 100g thịt bò có tới 3.1mg sắt; 100mg thịt lợn thăn có tới 0,8mg sắt…
- Hải sản: Được xếp vào các loại thực phẩm bé bị thiếu máu thiếu sắt nên ăn nhờ tác dụng cung cấp sắt dồi dào. Cụ thể 100g cua đồng có chứa 4,7 mg sắt, 100g tôm khô có chứa 4.6mg sắt,…
- Các loại hạt và đậu: Không chỉ là nguồn cung cấp sắt dồi dào các loại hạt và đậu còn là món ăn vặt yêu thích của các bé.
- Ngũ cốc nguyên cám: Đây là gợi ý mẹ không nên bỏ qua khi muốn bổ sung sắt cho bé. Loại thực phẩm này có thể làm tăng mức độ huyết sắc tố đồng thời giúp bé ăn dặm tốt hơn
Bên cạnh các loại thực phẩm này mẹ cũng nên hạn chế cho con sử dụng đồ uống có ga, thức ăn cay, nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, chân gà chiên xù, xúc xích,…

Cách phòng ngừa tình trạng bé bị thiếu sắt
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ, mẹ nên áp dụng các biện pháp này từ sớm:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 18 tháng đầu đời. Bởi đối với trẻ dưới 1 tuổi không nguồn cung cấp sắt nào tốt bằng sữa mẹ. Trường hợp mẹ cũng bị thiếu máu sau hậu sản gia đình có thể tham khảo một số loại sữa bổ sung cho bé
- Mẹ nên thiết lập cho con chế độ ăn dặm phù hợp sao cho bé hấp thụ lượng sắt dồi dào từ các loại thực phẩm
- Ngoài việc bổ sung sắt mẹ cũng nên cho con dùng vitamin C để hỗ trợ quá trình hấp thụ và tổng hợp sắt tạo máu
- Khi sử dụng viên uống tổng hợp sắt để phòng ngừa cho con mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần, cách dùng
- Với những bé sinh non mẹ nên chủ động các biện pháp bổ sung sắt cho con ngay từ khi chào đời
Bé bị thiếu máu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó ngay khi nhận thấy triệu chứng nghi ngờ mẹ cần chủ động đưa con đi thăm khám và chẩn đoán, điều trị.
Nguồn tham khảo: WHO