Nội dung chính

Thiếu máu sinh lý ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị 

Thiếu máu sinh lý ở trẻ em là hiện tượng thường gặp. Dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là da xanh xao, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, móng tay giòn. Dưới đây là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thiếu máu sinh lý ở trẻ em là gì? Phân biệt với thiếu máu bệnh lý

Thiếu máu là sự suy giảm khối lượng hồng cầu hoặc hemoglobin có dấu hiệu bất thường. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do yếu tố sinh lý hoặc các bệnh lý liên quan.

Trong đó thiếu máu sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra ở giai đoạn 1 tuổi khi lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.

Theo Ths.Bs Lê Bích Liên (Bệnh viện Nhi Đồng 1): “Hemoglobin là yếu tố quan trọng giúp tạo nên hồng cầu, đồng thời vận chuyển oxy đến các tế bào. Thời kỳ nhau thai Hemoglobin chủ yếu tồn tại dưới dạng HbF. Sau khi sinh được 6-12 tháng HbF sẽ chuyển dần thành HbA”. Vì vậy thiếu máu sinh lý chủ yếu xảy ra trong thời gian này.

Thế nào là thiếu máu sinh lý ở trẻ nhỏ?
Thế nào là thiếu máu sinh lý ở trẻ nhỏ?

Tuy nhiên chúng không quá nguy hiểm và ít gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trẻ vẫn có thể ăn uống và vui chơi bình thường. Sau 2 tuổi khi chế độ ăn dặm và khả năng tiêu hóa được ổn định, tình trạng này sẽ cải thiện dần.

Khác với thiếu máu sinh lý, thiếu máu bệnh lý thường nguy hiểm hơn. Trường hợp này bé sẽ có dấu hiệu biếng ăn, ít chơi, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên khó thở. Nếu quan sát kỹ mẹ còn thấy hiện tượng đau đầu, chóng mặt, ù tai, móng tay nhạt màu,… Thiếu máu bệnh lý cần được điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể là hệ quả của thiếu máu sinh lý kéo dài. Vì vậy với những trường hợp thiếu máu sinh lý mẹ cần chủ động quan sát và điều trị từ sớm, tránh để biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thiếu máu sinh lý

Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh khởi phát chủ yếu do những yếu tố như:

  • Thiếu sắt: Sắt là thành phần quan trọng góp phần tổng hợp Hemoglobin, chất có mặt trong các tế bào hồng cầu với nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, lượng sắt dự trữ trong bào thai có thể đủ dùng trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ sẽ cần bổ sung sắt từ chế độ dinh dưỡng bên ngoài như thức ăn, sữa uống. Nếu chế độ ăn không đảm bảo, nguy cơ thiếu sắt ở trẻ là rất cao
  • Thay đổi cơ quan tạo máu: Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có lượng hồng cầu rất thấp do lúc này cơ quan tạo máu đang trong quá trình thay đổi. Nếu như thời kỳ còn trong bào thai trẻ chủ yếu tạo máu bằng gan lách thì sau sinh bé sẽ sử dụng tủy xương để sản sinh hồng cầu. Việc thay đổi cơ quan tạo máu có thể khiến trẻ nhỡ nhịp và gây ra tình trạng thiếu máu
  • Trẻ sinh non: Sinh non cũng là nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu sinh lý. Khi lượng sắt dự trữ không đủ, kèm theo đó là sự thay đổi cơ quan tạo máu có thể khiến bé rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng
  • Bé bị rối loạn hấp thu: Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Vì vậy các bé có thể gặp phải tình trạng rối loạn hấp thu khiến lượng sắt cung cấp không đủ và gây ra tình trạng thiếu máu
Trẻ sơ sinh thiếu máu sinh lý do?
Trẻ sơ sinh thiếu máu sinh lý do?

Dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu sinh lý thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên tình trạng này nếu để kéo dài có thể chuyển sang thiếu máu bệnh lý với các triệu chứng điển hình như:

  • Da xanh xao, niêm mạc tái, lòng bàn tay, niêm mạc mắt trở nên nhạt màu
  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ
  • Hay cáu gắt, khó chịu và lười vận động
  • Bé có xu hướng bỏ ti mẹ, thở khó, hụt hơi
  • Chiều cao, cân nặng chậm tăng trưởng hơn bạn bè đồng trang lứa
  • Ngoài ra tình trạng thiếu máu kéo dài còn có thể khiến trẻ suy giảm miễn dịch, thường xuyên mắc các bệnh lý viêm nhiễm

Thiếu máu sinh lý có nguy hiểm không?

Thiếu máu sinh lý ở trẻ em có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng này khởi phát ở mức độ nhẹ và dường như không có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trẻ có thể vẫn ăn uống, vui chơi bình thường. Tuy nhiên nếu sau 2 tuổi thiếu máu sinh lý không được cải thiện bé có thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu bệnh lý. Lúc này tình trạng sẽ nguy hiểm hơn, trẻ có thể gặp một số biến chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và bỏ ti mẹ
  • Bé có nguy cơ sụt cân, chậm phát triển, não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
  • Thiếu máu kéo dài còn khiến tim phải hoạt động liên tục, bé có nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là rối loạn nhịp tim
  • Hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ viêm nhiễm và ốm vặt tăng cao
Thiếu máu sinh lý kéo dài có thể chuyển thành bệnh lý
Thiếu máu sinh lý kéo dài có thể chuyển thành bệnh lý

Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan và không tìm cách khắc phục từ sớm bệnh có thể tiến triển xấu hơn, thậm chí đe dọa đến sự phát triển của bé.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu máu sinh lý ở trẻ?

Như đã nói ở trên, tình trạng thiếu máu sinh lý ở trẻ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống hàng ngày và đường uống bổ sung. Cụ thể mẹ có thể bỏ túi cách làm đơn giản sau:

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Để cải thiện tình trạng thiếu máu sinh lý, giai đoạn ăn dặm mẹ có thể tăng cường thực phẩm bổ máu như sắt, acid folic hoặc vitamin B12. Một vài gợi ý cho mẹ lúc này là:

  • Sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn để nấu cháo hoặc ninh nhừ
  • Bổ sung các loại hải sản giàu sắt và vitamin B12 như tôm, cua, ốc, hến, sò,…
  • Có thể sử dụng các loại rau xanh hoặc trái mọng như súp lơ, kiwi, rau bina, nho khô. Đây cũng là thực phẩm giàu sắt và tốt cho trẻ thiếu máu
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng ngũ cốc, yến mạch, socola đen hoặc trứng để tăng cường bữa phụ cho bé. Các loại thực phẩm này ngoài sắt còn cung cấp vitamin tốt cho quá trình tạo máu
  • Bên cạnh thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 và acid Folic, giai đoạn này mẹ đừng quên cho bé sử dụng các loại quả chứa nhiều vitamin C
Trẻ thiếu máu sinh lý cần bổ sung sắt qua đường ăn
Trẻ thiếu máu sinh lý cần bổ sung sắt qua đường ăn

Cho con bú mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà không loại sữa nào có thể thay thế. Trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 0,35mg sắt, nhưng nhờ giá trị sinh học rất cao nên việc sử dụng vẫn được khuyên dùng trong 24 tháng đầu. Vì thế, giai đoạn này mẹ cần tăng cường dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm giàu sắt để bé có thể hấp thụ hiệu quả.

Cho bé dùng sắt bổ sung

Cho bé dùng sắt bổ sung là điều vô cùng cần thiết. Theo nghiên cứu, bữa ăn của trẻ em chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sắt. Chưa kể, trẻ trong độ tuổi này rất hay biếng ăn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, để phòng ngừa thiếu hụt sắt cũng như giúp trẻ nhận đủ lợi ích từ các chất dinh dưỡng, ba mẹ nên chủ động bổ sung bằng các sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu.

Để tăng chuyển hóa, tối ưu hấp thu sắt cho cơ thể, chuyên gia khuyên mẹ nên chọn các sản phẩm có chứa đồng thời kẽm. Sự có mặt của kẽm sẽ giúp tăng protein thụ thể mRNA và DMT1, góp phần hấp thu sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt có trong sản phẩm cũng là yếu tố mà ba mẹ nên chú ý khi lựa chọn. Với những bé bổ sung sắt với mục đích dự phòng, mẹ nên chọn những loại sản phẩm có hàm lượng sắt vừa đủ, đặc biệt tỷ lệ sắt/kẽm nên là 1/1, giúp tăng hấp thu cũng như tránh được nguy cơ thiếu hụt hay dư thừa.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ nhạy cảm với mùi vị, mẹ nên cân nhắc đến các sản phẩm chứa sắt kẽm hữu cơ, không tanh để trẻ dễ tiếp nhận. Cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất, sản phẩm dùng cho bé cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng an toàn từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tránh “tiền mất tật mang”.

Phòng ngừa thiếu máu sinh lý ở trẻ em bằng cách nào?

Thiếu máu sinh lý ở trẻ em có thể phòng ngừa bằng những cách làm đơn giản sau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Với những mẹ không đủ sữa bé có thể dùng thêm sữa công thức ngoài
  • Hạn chế cho con uống sữa bò quá nhiều vì thực phẩm này có thể làm giảm hấp thụ sắt của cơ thể
  • Trẻ 6 tháng mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng, tăng cường thịt và các loại thực phẩm giàu sắt
  • Với trẻ sinh non mẹ cần bổ sung sắt cho bé từ 2 tuần tuổi theo chỉ định của bác sĩ
  • Đặc biệt tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé khi được 2 tuổi trở lên

Thiếu máu sinh lý ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ được phép chủ quan. Hy vọng với những biện pháp mà Fitobimbi giới thiệu mẹ bỉm có thể chăm con khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: msdmanuals, sciencedirect

https://www.msdmanuals.com/professional/pediatrics/perinatal-hematologic-disorders/perinatal-anemia
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0022347671800768
Chia sẻ bài viết này