Nội dung chính

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em qua từng giai đoạn

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù vẫn chưa có thuốc đặc trị, nhưng việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em có thể kịp thời chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Cùng tìm hiểu nhé!

triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 – 16 tuổi. Đặc biệt tỷ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Theo đó, triệu chứng quai bị ở trẻ em cũng khác nhau ở hai giới.

Những biểu hiện quai bị chung ở bé gái và bé trai

Mumps là loại virus gây nên quai bị. Chúng xâm nhập vào cơ thể và cư trú tại niêm mạc miệng, mũi, kết mạc, sau đó tấn công vào nội tạng qua đường máu. Lúc này, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của quai bị.

Giai đoạn ủ bệnh

Phần lớn trẻ bị quai bị thường không có bất kỳ triệu chứng trong giai đoạn ủ bệnh. Vì thế rất dễ lây lan cho người khác do bệnh chưa được phát hiện nên chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 – 24 ngày.

Giai đoạn phát bệnh

Trước giai đoạn phát bệnh, trẻ bắt đầu có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt. Sau đó là những cơn sốt cao trên 38 độ C kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Từ đó, các triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em bắt đầu rõ rệt hơn:

  • Nhức tai
  • Đau đầu
  • Ngủ kém, biếng ăn, suy nhược cơ thể
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Đau nhức cơ
  • Tuyến mang tai đau nhức, sưng to

Những biểu hiện quai bị chung ở bé gái và bé trai

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau khỏi?

Bệnh quai bị có bị lần 2 không?

Giai đoạn phát bệnh hoàn toàn

Sau giai đoạn phát bệnh, trẻ bị quai bị sẽ chuyển sang giai đoạn phát bệnh hoàn toàn. Biểu hiện đặc trưng nhất của giai đoạn này là sưng viêm tuyến mang tai. Thông thường, trẻ sẽ bị sưng cả hai bên má, trong đó một bên sưng lên trước và bên còn lại sẽ sưng lên sau khoảng 1 – 2 ngày.

Tình trạng sưng viêm ở hai tuyến mang tai không giống nhau, một bên nhỏ, một bên to. Mẹ quan sát sẽ thấy vùng da bị sưng căng bóng, không đau, không đỏ, khi dùng tay nhấn thấy không cứng, có tính đàn hồi và cảm giác nóng hơn những vùng da khác. Do tuyến mang tai sưng to làm mất rãnh trước và sau tai nên mẹ sẽ thấy mặt bé phình to ra, cằm xề cổ bành.

Giai đoạn phát bệnh hoàn toàn

Bên cạnh đó, quai bị còn khiến trẻ khó há miệng, nói hay nhai nuốt. Cơn đau có thể lan rộng sang hai tai, hàm và gây viêm họng. Biểu hiện quai bị ở trẻ khiến trẻ khó chịu nay càng thêm khó chịu hơn.

Giai đoạn lui bệnh

Hầu hết các trường hợp trẻ bị quai bị thường khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Trong giai đoạn lui bệnh, các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ giảm nhẹ và dần biến mất. Tình trạng sưng viêm tuyến mang tai bớt đau và giảm sưng hơn nhiều.

Những dấu hiệu quai bị ở trẻ em khác nhau giữa bái gái và bé trai

Bên cạnh các triệu chứng chung, bệnh quai bị còn có biểu hiện khác nhau giữa bé trai và bé gái. Cụ thể như sau:

Quai bị ở bé trai có thể gây viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới. Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn dậy thì, với các biểu hiện như tinh hoàn sưng và đau, có hiện tượng căng, đỏ, phù nề,. Trường hợp nặng, trẻ còn có thể bị tràn dịch mào tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.

Quai bị ở bé trai có thể gây viêm tinh hoàn

Thông thường, các triệu chứng viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai diễn ra sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn, rất hiếm gây viêm cả hai bên. Nếu bị viêm tinh hoàn, trẻ bị quai bị sẽ sốt cao hơn, kéo dài 3 – 5 ngày và phải mất 3 – 4 tuần tinh hoàn mới hết sưng.

Bị quai bị có vô sinh không? Nguyên nhân vì sao

Quai bị ở bé gái có thể gây viêm buồng trứng

Mặc dù biến chứng này hiếm xảy ra, với tỷ lệ khoảng 7% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể dẫn đến viêm buồng trứng ở bé gái. Ngoài ra, biến chứng này cũng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ và hiếm gây vô sinh nếu được chăm sóc đúng cách.

Hướng dẫn mẹ chăm sóc bé bị quai bị

Bên cạnh tìm hiểu các triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em, mẹ cũng nên quan tâm đến cách chăm sóc tại nhà. Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị. Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc hiệu. Cách điều trị tốt nhất là nghỉ ngơi tuyệt đối để triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ khi chăm sóc trẻ bị quai:

  • Giảm đau, hạ sốt: Nếu bé có triệu chứng đau đầu, đau họng, sốt cao, bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Chăm sóc đặc biệt: Trong thời gian bé mắc bệnh quai bị, bạn cần chăm sóc đặc biệt để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên cho bé nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cho bé ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người khác để tránh lây
  • Theo dõi triệu chứng: Bạn cần theo dõi triệu chứng của bé và đưa bé đến bác sĩ nếu thấy bé có các triệu chứng nguy hiểm như đau bụng, khó thở, buồn nôn, co giật, mất ý thức…

Trên đây là một số triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em. Nếu mẹ nghi ngờ trẻ mắc quai bị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nguồn: nhs, cedars-sinai

https://www.nhs.uk/conditions/mumps/
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/m/mumps-in-children.html
Chia sẻ bài viết này