Nội dung chính

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ mới sinh có làn da vàng hơn so với trẻ lớn. Nguyên nhân là do nồng độ bilirubin trong máu cao. Tình trạng vàng da sinh lý sẽ tự biến mất trong 1 – 2 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu vàng da là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng theo dõi nhé!

Giải đáp : Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Giải đáp : Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da

Trước khi giải đáp “vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé!

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh vàng da. Vàng da có thể là do sinh lý và hiếm khi do bệnh lý. Nguyên nhân chủ yếu gây vàng da ở trẻ là do sự dư thừa Bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng được tiết ra do quá trình giải phóng và phá vỡ các tế bào hồng cầu. Trẻ sơ sinh có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại liên tục được thay mới và phá vỡ. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, không đủ khả năng để xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin, dẫn đến hiện tượng vàng da.

Trong khi vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi, sau 1 – 2 tuần thì vàng da bệnh lý cần được bác sĩ chuyên khoa chữa trị bằng những biện pháp khác nhau, tùy vào mức độ bệnh.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ lo lắng không biết em bé bị vàng da có nguy hiểm không. Trên thực tế, ảnh hưởng của bệnh còn tùy thuộc nguyên nhân vàng da do sinh lý hay bệnh lý:

Vàng da sinh lý

Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý thì không có gì đáng ngại. Hiện tượng vàng da sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Để biết bé có thực sự bị vàng da sinh lý hay không, mẹ có thể nhận biết qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé bị vàng da đơn thuần với các vùng như bụng, mặt, cổ, ngực
  • Trẻ bị vàng da thông thường, không kèm theo các triệu chứng bất thường
  • Nồng độ bilirubin trong máu không vượt quá 5mg% đối với trẻ sinh non tháng và 12mg% với trẻ sinh đủ tháng
  • Trẻ có chỉ số bilirubin/máu trong vòng 24 giờ sau sinh không vượt quá 5mg%
Trẻ bị vàng da sinh lý
Trẻ bị vàng da sinh lý

Vàng da bệnh lý

Bệnh vàng da có nguy hiểm không? Với vàng da bệnh lý, trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Vàng da nhân: Xét nghiệm máu sẽ cho kết quả nồng độ bilirubin vượt qua mức cho phép khiến gan không kịp để đào thải. Từ đó khiến bé bị vàng da nhân. Bệnh lý này gây tổn thương nặng nề cho não bộ khiến cơ quan này không thể phục hồi, thậm chí là tử vong
  • Bilirubin não cấp tính: Sự tích tụ bilirubin sẽ gây ảnh hưởng đến các tế bào, khiến bé phải đối mặt với các triệu chứng như sốt cao, ngủ li bì, bỏ bú, không tập trung

Để biết “vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?”, mẹ cần phải nhận biết các dấu hiệu của vàng da sinh lý:

  • Bé bị vàng da toàn thân, bao gồm cả mắt, kết mạc, lòng bàn tay và chân
  • Tình trạng vàng da không biến mất sau 1 – 2 tuần
  • Nồng độ bilirubin trong máu cao hơn bình thường
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như hôn mê, lừ đừ, co giật, hạ thân nhiệt….

Cách điều trị vàng da ở trẻ em

Với thông tin trên đây, hẳn mẹ đã biết “trẻ bị vàng da có nguy hiểm không?”. Trường hợp trẻ vàng da do bệnh lý, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh:

Chiếu đèn

Chiếu đèn là biện pháp điều trị vàng da hiện đại nhất. Kỹ thuật này được đưa vào điều trị trong những bệnh viện lớn, có đủ trang thiết bị. Đây là phương pháp khá đơn giản, chỉ cần chiếu đèn lên trẻ với ánh sáng thích hợp. Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần theo dõi tình trạng của bé hàng ngày để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời.

Phương pháp chiếu đèn trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Phương pháp chiếu đèn trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Thay máu

Trẻ sơ sinh bị vàng da thể nặng có nguy cơ đối mặt với biến chứng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định thay máu để giảm  nhanh Bilirubin. Khi qua giai đoạn nguy hiểm, trẻ chỉ cần truyền nước hoặc chiếu đèn để giảm dần  nhanh Bilirubin về mức bình thường.

Nếu quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, vàng da sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần. Khi chỉ số  nhanh Bilirubin về mức an toàn, cha mẹ có thể yên tâm theo dõi và điều trị trẻ tại nhà.

Truyền Immunoglobulin

Immunoglobulin là một loại huyết thanh miễn dịch, có tác dụng tương tự như một loại vắc xin, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Từ đó cải thiện dần tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất để sữa mẹ có đủ dưỡng chất cho bé. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có tính thanh mát, giúp giải độc, từ đó hỗ trợ loại bỏ Bilirubin ra ngoài cơ thể.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau sinh
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau sinh

Cách phòng tránh vàng da ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có bắt đầu có dấu hiệu vàng da, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây để tránh gây nên biến chứng trầm trọng hơn:

  • Mẹ nên cho bé bú ngay trong 24 giờ sau sinh để đảm bảo cung cấp cho bé lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ
  • Nếu sữa mẹ chưa về hoặc ít hơn so với nhu cầu của bé, mẹ có thể tham khảo thêm sữa công thức
  • Theo dõi bé trong 5 – 7 ngày sau sinh để sớm nhận biết các triệu chứng vàng da. Nếu thấy các biểu hiện cần đưa bé đi khám ngay

Nhìn chung, vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không còn tùy thuộc từng loại vàng da mà trẻ mắc phải. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi phát hiện thấy có dấu hiệu vàng da bất thường. Khi trẻ mắc bệnh, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ bác sĩ chỉ định để trẻ sớm khỏi bệnh!

Chia sẻ bài viết này