Nội dung chính

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và cách điều trị hiệu quả

Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh là cách tốt nhất để mẹ kịp thời đưa ra biện pháp chữa trị. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ tổng hợp lại các dấu hiệu thường gặp của bệnh cảm lạnh và gợi ý mẹ cách điều trị tốt.

Cảm lạnh ở trẻ là gì?

Cảm lạnh là bệnh phổ biến ở trẻ, nhất là độ tuổi từ 1-2. Bệnh do virus gây ra, trong đó thủ phạm chính là rhinovirus. Trong vòng một năm đầu đời, hầu hết các bé sơ sinh đều bị cảm khoảng 8-10 lần. Con số này sẽ giảm bớt khi bé lớn hơn.

Theo các chuyên gia, những đợt cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Nhưng chúng có thể để lại biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị cảm trong độ tuổi 2-3 tháng đầu mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra, nhất là khi có dấu hiệu sốt cao.

Bệnh cảm lạnh thường gặp ở trẻ
Bệnh cảm lạnh thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh giúp mẹ sớm nhận biết bệnh

Dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ nhỏ cũng gần giống với cảm cúm. Dưới đây là những triệu chứng điển hình giúp mẹ phân biệt được bệnh.

Sổ mũi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đầu tiên mà mẹ có thể nhận thấy đó là xuất hiện dịch đặc ở mũi, khiến con khó chịu khi ngủ cũng như đi học. Ban đầu, dịch mũi thường có màu trong và loãng, dễ “hỉ”. Nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm dịch trở nên đục, xanh.

Sốt

Khác với cúm mùa, dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thường chỉ sốt nhẹ, 38 độ C. Triệu chứng này không quá rõ rệt và sẽ thuyên giảm sau một vài ngày.

Hắt hơi

Biểu hiện trẻ bị cảm lạnh tiếp theo mà mẹ có thể nhận thấy đó là hắt hơi, nói giọng bằng mũi. Theo các chuyên gia, cảm lạnh thường khiến nước mũi chảy nhiều, khiến trẻ khó chịu. Vì vậy các bé thường có xu hướng hắt hơi kéo dài.

Cảm lạnh khiến con hắt hơi liên tục
Cảm lạnh khiến con hắt hơi liên tục

Ho, đau họng

Cảm lạnh là bệnh về đường hô hấp phía trên. Vì vậy khi bị mắc bệnh con sẽ có các triệu chứng như ho, đau họng kéo dài. Thời gian đầu trẻ sẽ ho có đờm sau đó là các biểu hiện nghẹt mũi, há miệng để thở và ngủ ngáy.

Biếng ăn

Do nghẹt mũi và ho nên trẻ cũng sẽ gặp phải khó khăn trong ăn uống bởi vị giác đã bị thay đổi. Vì vậy lúc này mẹ nên bổ sung thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp đồng thời hạn chế ép buộc các con.

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ điển hình

Những ngày tiếp theo, khi mà triệu chứng ban đầu thuyên giảm, trẻ nhỏ lại xuất hiện thêm các triệu chứng điển hình, dễ nhận biết như:

  • Trẻ sốt cao
  • Nôn trớ
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Bú kém
  • Quấy khóc
  • Chảy nước mắt
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ hoặc sau đầu
Cảm lạnh khiến con mệt mỏi, khó chịu
Cảm lạnh khiến con mệt mỏi, khó chịu

Nôn trớ – Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mẹ chớ xem thường

Ngoài những dấu hiệu cảm lạnh của trẻ sơ sinh kể trên thì một số bé còn có biểu hiện nôn trớ. Nguyên nhân của tình trạng này là do bé nuốt phải nước mũi, nước bọt, thậm chí là đờm vào trong dạ dày. Những dịch tiết này khiến con đầy bụng và nôn. Đây được coi là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước tác nhân ngoài.

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có sao không?

Với những em bé bị nôn trớ nhẹ, không quấy khóc và bị sốt thì mẹ không cần lo lắng. Hãy cho bé nghỉ ngơi sau nôn, không bắt con ăn uống thêm thứ gì trong 30 phút đến 1 tiếng sau.

Tiếp theo, để giúp bé dễ chịu mẹ hãy xoa bụng một cách nhẹ nhàng. Sau khi bé nghỉ ngơi sau nôn thì cho con bú hoặc ăn nhẹ bằng bánh quy, bánh mì, trái cây tùy theo độ tuổi.

Nôn trớ cũng là dấu hiệu cảm lạnh không thể xem thường
Nôn trớ cũng là dấu hiệu cảm lạnh không thể xem thường

Nguyên nhân khiến trẻ dễ hay bị cảm lạnh

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh là bước ban đầu để mẹ có thể xây dựng phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên biết nguyên nhân dưới đây để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

  • Trẻ bị cảm lạnh là do virus cảm gây kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng. Loại virus này có thể lây lan qua không khí hoặc khi con tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
  • Ngoài ra việc bị dị ứng thời tiết, thường xuyên hít phải khói thuốc cũng khiến miễn dịch suy giảm và trẻ dễ bị bệnh hơn
  • Đặc biệt nếu môi trường sống không được đảm bảo, thời tiết thay đổi thường xuyên cũng sẽ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho con

Cách điều trị cảm lạnh hiệu quả
Bổ sung nhiều nước cho bé

Nước và sữa là hai loại thức uống được khuyến khích bổ sung cho trẻ khi bị cảm lạnh. Uống nhiều nước không chỉ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mất nước mà còn có tác dụng làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi. Mẹ nên cho bé bú sữa hoặc sữa công thức thường xuyên. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt hoặc nước trái cây đóng chai vì chúng có chứa hàm lượng đường cao, gây kích ứng cổ họng khiến bệnh lâu phục hồi.

Nếu mẹ muốn biết trẻ uống đủ nước hay chưa thì có thể kiểm tra màu sắc nước tiểu. Trẻ uống đủ nước sẽ có nước tiểu màu nhạt. Nếu màu sắc nước tiểu của trẻ đậm thì nên bổ sung nhiều nước hơn.

Bổ sung nước cho bé
Bổ sung nước cho bé

Hút sạch mũi cho trẻ

Trị cảm lạnh cho trẻ bằng cách hút sạch mũi là phương pháp vô cùng hiệu quả được chuyên gia khuyến khích dùng. Cảm lạnh khiến mũi bé tăng chiết chất nhầy, gây nghẹt mũi. Do đó, rửa mũi bằng dung dịch nước muối là cách chữa cảm lạnh cho bé hết sức cần thiết. Để làm sạch mũi bé, mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Nó có thiết kế hai đầu ống và 1 bầu bóp để tạo áp lực hút. Sau khi vệ sinh mũi bé sạch sẽ, mẹ nên dùng nước muối lau nhẹ nhàng vùng mũi và miệng bé. Đồng thời rửa dụng cụ bằng xà phòng sau khi sử dụng.

3 cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả tại nhà

Hút sạch mũi cho bé
Hút sạch mũi cho bé

Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, cũng như hóa lỏng chẩy nhầy. Từ đó giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh cho trẻ hiệu quả. Các mẹ có thể tìm mua các loại thuốc nhỏ hoặc tự pha thuốc theo tỷ lệ 1 thìa muối ăn và 1 cốc nước ấm. Cách nhỏ mũi cho bé được thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch, sau đó giữ nguyên tầm 5 giây. Lau sạch hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy.

Nâng cao đầu giường của trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh này giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Bởi ở tư thế nằm cao, chất nhầy sẽ thoát ra dễ dàng mà không bị vướng ở họng, nên trẻ sẽ dễ thở hơn. Mẹ có thể đặt cuốn sách hoặc chiếc khăn dưới gối để nâng cao đầu của bé.  

Cho trẻ ăn súp gà

Bên cạnh các cách trị cảm lạnh cho bé, mẹ cũng nên chú trọng vấn đề dinh dưỡng. Súp gà là lựa chọn tuyệt vời cho bé khi bị cảm lạnh. Nghiên cứu cho thấy, thịt gà chứa nhiều đạm và protein, giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra, trong thịt gà còn chứa hàm lượng selenium, loại chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những đặc tính này sẽ giúp sức khỏe trẻ nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa các loại bệnh tật.

Cho trẻ ăn súp gà
Cho trẻ ăn súp gà

Sử dụng máy tạo ẩm phun sương

Tăng cường độ ẩm trong phòng có thể giúp giảm ho và nghẹt mũi cho bé. Lưu ý, khi sử dụng máy tạo độ ẩm mẹ nên điều chỉnh hơi nước phù hợp để tránh ảnh hưởng đến bé. Đặc biệt cần làm vệ sinh và thay nước mỗi ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Xông hơi

Một cách trị cảm lạnh cho bé khác là xông hơi trong phòng tắm. Phương pháp này có tác dụng giảm nghẹt mũi, từ đó ngăn ngừa được triệu chứng ho, khó thở do cảm lạnh. Mẹ cho bé tắm nước nóng và đóng kín cửa để tăng lượng hơi nước trong phòng. Sau đó, xông hơi cùng trẻ trong phòng tắm từ 10 – 15 phút. Thời điểm lý tưởng để xông hơi là trước khi ngủ.

Cho bé xông hơi trong phòng tắm
Cho bé xông hơi trong phòng tắm

Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để giúp bé có một đêm ngon giấc, hãy làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối và dụng cụ hút mũi. Và dành thật nhiều âu yếm, vì điều này có thể làm dịu cảm giác khó chịu cho bé.

Dấu hiệu cảm lạnh của trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ?

Khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu dưới đây mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tránh gặp biến chứng nguy hiểm trên hệ hô hấp.

  • Sốt cao trên 38.5 kèm phát ban
  • Da tái xanh, môi nhợt nhạt
  • Trẻ bị mất nước, đi tiểu ít một cách bất thường
  • Khó thở, thở gấp
  • Ho dai dẳng
  • Thường xuyên bị nôn, ọc sữa
  • Tiêu chảy
  • Dịch mũi có màu xanh hoặc lẫn máu
  • Mắt đỏ hoặc tiết dịch
  • Quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân

Trên đây là những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mà mẹ không nên bỏ qua. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng sẽ giúp các bé nhanh chóng khỏi bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: nhsinform, kidshealth, webmd

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/lungs-and-airways/if-your-child-has-cold-or-flu-symptoms
https://kidshealth.org/en/parents/cold.html
https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/children_colds#1
Chia sẻ bài viết này