Nội dung chính

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Ho, sổ mũi được coi là bệnh “vặt vãnh” ở trẻ nhỏ, thế nhưng bố mẹ chớ coi thường, chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị ho sổ mũi kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các chỉ số phát triển khác. Vậy bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?
Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị ho có đờm sổ mũi

Do cơ quan miễn dịch chưa hoàn thiện, số lượng đề kháng còn yếu, vì vậy khi đối mặt với tác nhân bên ngoài, trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp với những biểu hiện đặc trưng là ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,…

Thực chất, những biểu hiện bên ngoài của bé này không đáng sợ như mẹ nghĩ. Ho là một cơ chế bảo vệ cơ thể, với mục đích là tống đờm nhớt ra bên ngoài giúp làm thông thoáng đường thở. Do vậy, mẹ không nên thấy bé mới chớm bị mà cho dùng thuốc trị ho đờm cho bé ngay, trừ khi cơn ho kéo dài, không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, biện pháp dùng  thuốc mới nên được áp dụng.

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị ho đờm, sổ mũi
Tìm hiểu nguyên nhân bé bị ho đờm, sổ mũi

Ngoài ra, ho, sổ mũi còn là những biểu hiện của các bệnh lý hô hấp như: viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi,… Lúc này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp.

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì an toàn, hiệu quả?

Cha mẹ cần dựa trên độ tuổi, mức độ bệnh lý của trẻ để lựa chọn loại thuốc điều trị ho đờm, sổ mũi hiệu quả.

Các bài thuốc ho tiêu đờm cho bé bằng thảo dược tự nhiên

Với ưu điểm dễ kiếm, dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, những bài thuốc dân gian được các mẹ vô cùng ưa chuộng khi bé bị ho đờm sổ mũi.

Quất chưng đường phèn

Cùng họ với quả cam, quất được biết đến là loại trái cây giàu vitamin C. Do đó, quất có tác dụng kháng khuẩn, tăng đề kháng và chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, lượng tinh dầu lớn có trong vỏ quất mang đến khả năng đánh tan đờm vượt trội mà vô cùng lành tình. Bởi vậy, khi bé bị ho đờm, sổ mũi, mẹ có thể làm quất chưng đường phèn giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

Quất chưng đường phèn
Quất chưng đường phèn

Cách làm:

  • Chuẩn bị 4 – 5 quả quất, 2 thìa cafe đường phèn
  • Làm sạch quất với dung dịch nước muối pha loãng, sau đó cắt đôi (bỏ hạt)
  • Cho quất vào bát, thêm đường phèn rồi đem chưng
  • Khi hỗn hợp chín nhờ, mẹ có thể cho bé sử dụng

Lê hấp đường phèn

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian lê hấp đường phèn sẽ giúp bé giải quyết tình trạng ho, sổ mũi trong vòng “một nốt nhạc”. Lê là loại quả có vị thanh, mát. Ngoài ra, loại trái cây này cũng rất giàu vitamin C, có lợi cho sức khỏe đường hô hấp.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 quả lê và 3 thìa cafe đường phèn
  • Lê rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng nhỏ
  • Cho lê vào bát sau đó trộn đều với đường phèn
  • Đem chưng hỗn hợp trên
  • Khi lê chín nhừ, đường tan ra hết tạo thành hỗn hợp sền sệt là bé có thể dùng được

Nước uống rau diếp cá

Rau diếp cá thường được các mẹ, các bà dùng để chữa ho đờm cho trẻ nhỏ. Loại rau này có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên, một trong đó là decanoyl – acetaldehyd. Bởi vậy, việc sử dụng nước uống rau diếp cá đều đặn sẽ giúp bé sớm cải thiện được tình trạng đau, rát họng, khò khè, ho và cả sổ mũi.

Nước ép rau diếp cá
Nước ép rau diếp cá

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi
  • Rau diếp cá làm sạch bằng cách ngâm nước muối trong vòng 5 – 10 phút
  • Tiếp tục rửa lại rau diếp cá bằng nước sạch 1-2 lần nữa rồi để ráo
  • Cho rau diếp cá vào máy sinh tố xay nhuyễn, thêm ½ cốc nước lọc
  • Cuối cùng dùng ray loại bỏ cặn là bé đã có ngay một thức uống ngon, bổ dưỡng rồi

Thuốc tây trị ho long đờm cho bé

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Ngoài các bài thuốc dân gian trên, thuốc tây là phương pháp điều trị mà các mẹ nghĩ tới đầu tiên khi bé biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây cho trẻ cần có chỉ định từ bác sĩ, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng. Dưới đây là một số loại thuốc tây được dùng trong điều trị ho long đờm, sổ mũi cho trẻ nhỏ:

Thuốc chống dị ứng, giảm ho sổ mũi

Với trường hợp bé bị ho, sổ mũi do hít phải bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng hay còn gọi là thuốc kháng histamin. Dexchlorpheniramin và Chlorpheniramin là 2 loại thuốc kháng histamin được chỉ định phổ biến cho trẻ. Chúng bào chế duowic dạng viên nang, siro hoặc thuốc nước.

Tác dụng phụ có thể gặp phải: mệt mỏi, buồn ngủ, nôn ói, khô miệng,…

Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho bao gồm các loại như Rhumenol, Dextromethorphan,… Chúng có tác dụng giảm ức chế dây thần kinh gây phản xạ ho. Tuy nhiên, thông thường dòng thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp ho khan hoặc ho dai dẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tác dụng phụ có thể gặp phải: mệt mỏi, buồn ngủ

Thuốc ho làm loãng đờm

Nhắc đến vấn đề bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì hiệu quả thì không thể không nhắc tới loại thuốc làm loãng đờm. Việc sử dụng loại thuốc này vô cùng cần thiết, giúp giải quyết đờm nhầy tích tụ trong khoang mũi và cổ họng của bé. Đây chính là những tác nhân gây ra cơn ho dai dẳng. Tùy theo độ tuổi, bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng và chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc sau: Acetylcystein, Exomuc, Mucomyst, Bromhexin,…

Tác dụng phụ có thể gặp phải: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ,…

Ngoài ra mẹ có thể sử dụng siro ho thảo dược hỗ trợ giảm ho đờm, sổ mũi đến từ Fitobimbi mje nhé. (mẹ xem ở phần sản phẩm trên thành menu).

Trên đây là giải đáp “bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì”. Mong rằng những gợi ý này sẽ giúp mẹ có quyết định điều trị chính xác, phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé. Chúc bé sớm khỏe mạnh!

?????? Trẻ ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Chia sẻ bài viết này