Nội dung chính

Trẻ sơ sinh ho có đờm phải làm sao để “con khỏe, mẹ nhàn”?

Trong những năm tháng đầu đời, khi hệ miễn dịch còn chưa “trưởng thành”, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó, những cơn ho có đờm thường xuyên “làm phiền” bé nhất. Vậy trẻ sơ sinh ho có đờm phải làm sao, chăm sóc thế nào để con nhanh khỏe?

Xem nhiều hơn:

tre so sinh ho co dom

Trẻ sơ sinh ho có đờm là gì?

Đờm hay còn gọi là chất nhầy là một chất đặc, trơn và thường trong suốt, được tạo ra trong niêm mạc của các khoang, chẳng hạn như mũi, họng, xoang và đường thở của phổi. Chất nhầy bảo vệ và làm ẩm niêm mạc của các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời giữ các hạt bụi, khói, vi khuẩn và các chất kích thích khác xâm nhập vào mũi khi một người hít phải. Chất nhầy trở nên quá đặc và dính có thể làm tắc nghẽn đường thở, kích thích cơn ho, thậm chí là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khác với cơn ho đơn thuần, ho có đờm sẽ khiến trẻ sơ sinh khó chịu, quấy khóc, thậm chí còn gây sổ mũi, nghẹt mũi, ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ.

Cơn ho không quá đáng sợ như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thực chất, ho là cơ chế tự nhiên cho thấy cơ thể đang cố gắng đẩy những vật vướng mắc ra ngoài cổ họng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không được chủ quan, bởi rất có thể đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.

nguyen nhan tre so sinh ho co dom

Trẻ sơ sinh ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?

Ho đờm thường là do nhiễm vi sinh vật như virus hoặc vi khuẩn. Khi cơ thể trẻ cố gắng chống lại bệnh nhiễm trùng như cúm, các màng nhầy lót trong toàn bộ hệ thống hô hấp sẽ sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Điều này giúp ngăn ngừa và loại bỏ các sinh vật gây nhiễm trùng. Đồng thời kích thích phản xạ ho giúp tống hết chất nhầy dư thừa bị mắc kẹt trong ngực và phổi của trẻ ra ngoài.

Nếu trẻ sơ sinh ho có đờm kéo dài liên tục trong vài tuần, có thể là do:

  • Bệnh hen suyễn: Mặc dù những người bị hen suyễn có xu hướng ho khan, nhưng một số ít người tiết ra nhiều chất nhầy và bị ho khan mãn tính
  • Viêm phổi: Đó là tình trạng nhiễm trùng trong phổi do nấm, vi khuẩn, vi rút gây ra
  • Viêm phế quản: Đây là tình trạng viêm xuất hiện trong các ống phế quản, có chức năng vận chuyển oxy đến phổi. Các loại vi rút khác nhau thường gây ra viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản mãn tính là một bệnh dai dẳng, do hút thuốc lá gây ra, nên thường gặp ở người lớn nhiều hơn là trẻ nhỏ
  • COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một nhóm các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cả ống khí và phổi của trẻ. Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến điều này. Mặc dù rất hiếm, nhưng đã có những trường hợp tắc nghẽn phổi mãn tính ở trẻ

Điều trị trẻ sơ sinh ho có đờm như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng ở trẻ mà có những biện pháp điều trị thích hợp:

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu cơn ho đờm gây khó chịu cho bé trong vòng dưới 3 tuần, một số biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà dưới đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:

  • Tăng cường cữ bú: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nó cũng rất quan trọng nếu trẻ đang chiến đấu với nhiễm trùng. Đồng thời giúp tống chất nhầy dư thừa lỏng ra ngoài để trẻ có thể ho dễ dàng hơn
  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối: Cách này có thể giúp trẻ sơ sinh ho có đờm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và phục hồi niêm mạc bị tổn thương

lam sach mui bang nuoc muoi sinh ly

  • Hít hơi nước nóng: Cách này một lần nữa giúp làm lỏng chất nhầy dư thừa để trẻ có thể tống ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, xông hơi cũng giúp trẻ thư giãn, rất hữu ích trong quá trình phục hồi
  • Kê gối cao đầu: Điều này giúp trẻ thở dễ dàng hơn vào ban đêm, hạn chế tình trạng chảy dịch sau mũi hơn so với khi nằm thẳng

Mẹo dân gian trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng phổ biến. Đó cũng chính là lý do vì sao, các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên được các gia đình tin dùng cho trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ dưới 1 tuổi.

la he chung duong phen

Quất chưng đường phèn

Quất và đường phèn là “bộ đôi” hoàn hảo giúp đẩy lùi cơn ho đờm ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cho thấy, trong quất có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, vitamin và các pectin, mang đến tác dụng. Trong quấy có nhiều tinh dầu, vitamin và pectin, mang đến tác dụng giảm ho, chống viêm, kháng khuẩn tổ. Sự kết hợp với đường phèn sẽ giúp cân bằng vị chua của quất, cho bé dễ uống hơn.

Cách làm: Chuẩn bị 2 – 3 quả quất và một vài viên đường phèn. Đầu tiên, mẹ cần ngâm quất với dung dịch nước muối, rửa sạch rồi cắt thành 4 phần. Cho quất đã sơ chế vào bát, thêm đường phèn rồi đem chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Khi hỗn hợp chín, mẹ chắt lấy phần nước cốt cho bé uống là được.

Quất chưng đường phèn

Chanh đào hấp cách thủy

Cùng họ với quất là chanh. Loại quả này không những có tác dụng kháng viêm cao mà còn chứa vitamin C, giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Với bài thuốc chanh đào chữa ho đờm cho trẻ, mẹ có thể làm nhiều cách, ngâm với mật ong, muối hay đường phèn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ho có đờm dưới 1 tuổi mẹ nên hấp cách thủy chanh đào với đường phèn sẽ an toàn hơn so với việc sử dụng mật ong.

Cách làm: Chanh đào ngâm, rửa thật kỹ rồi thái thành từng lát dày khoảng 1cm. Trộn đường phèn với chanh đào rồi đem hấp trong vòng 20 phút. Hỗn hợp này mẹ chỉ nên cho bé dùng trong ngày, tránh bị ôi thiu.

Rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, rau diếp cá còn là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch hiệu quả. Vì vậy, đây là bài thuốc rất hữu ích cho trẻ sơ sinh ho có đờm mà mẹ có thể tham khảo.

Cách làm: Rửa sạch rau diếp cá, xay nhuyễn lấy nước cốt rồi hòa cùng với bát nước vo gạo. Đun sôi hỗn hợp nước này trong vòng 5 phút rồi cho bé uống trong ngày.

Thuốc trị ho đờm cho bé sơ sinh

Nếu cơn ho đờm của trẻ kéo dài hơn 3 tuần, một số loại thuốc thông thường có thể được chỉ định để giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ. Lưu ý, cha mẹ chỉ cho bé dùng thuốc khi có đơn kê từ bác sĩ.

  • Thuốc thông mũi hoặc thuốc long đờm: Những loại thuốc này có thể giúp phá vỡ hoặc làm lỏng một số đờm tắc nghẽn trong ngực để bạn có thể ho ra dễ dàng hơn
  • Thuốc kháng sinh: Có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh nếu trẻ sơ sinh ho có đờm đã phát triển thành một bệnh nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gốc rễ là do vi rút, các lựa chọn thuốc thông thường có thể bị hạn chế hơn và thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì
  • Các loại thuốc ho khác: siro ho, xịt họng,…

Trẻ sơ sinh ho có đờm là hiện tượng thường gặp và không quá nghiêm trọng. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé để kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường, tránh rủi ro không đáng có.

Chia sẻ bài viết này