Nội dung chính

Bé bị ho khan về đêm – 7 nguyên nhân và cách điều trị

Những ngày thời tiết trở lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường, các bệnh về đường hô hấp lại “lũ lượt” tìm đến bé. Trong đó, ho khan về đêm là hiện tượng phổ biến nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Vậy trẻ hay ho khan về đêm là vì nguyên nhân gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này!

ho khan về đêm 1

Xem thêm:

Hiện tượng ho khan về đêm ở trẻ

Cơn ho có thể gây khó chịu nhưng ở một số khía cạnh, nó có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ. Ho là phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ các chất kích thích như chất nhầy, vi trùng hoặc bụi bẩn khỏi cổ họng và đường thở. Nếu quá trình này không diễn ra ngay lập tức, cơ thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải những phần tử không mong muốn này. Tất nhiên, không cha mẹ nào muốn con mình bị ho liên tục, đặc biệt là vào ban đêm.

vi sao tre thuong ho nhieu ve dem

Mẹ có thắc mắc vì sao, ban ngày bé vui chơi, học tập bình thường, khỏe mạnh, nhưng hễ về đêm, khi đặt lưng nằm ngủ cơn ho lại “mon men” tìm đến bé không? TS.BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có hai lý do chính khiến cơn ho của trẻ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm:

Thứ nhất, trọng lực

Ho khan về đêm xảy ra thường xuyên vì lúc này trẻ trong tư thế nằm. Khi trẻ nằm xuống, đờm sẽ chảy xuống phía sau cổ họng và bắt đầu đọng lại. Điều này sẽ khiến trẻ có cảm giác vướng víu tại họng và cố ho để tống vật cải ra ngoài. Đồng thời, ở tư thế nằm, axit dạ dày tăng cao sẽ kích thích các dây thần kinh trong thực quản, tạo ra phản xạ ho.

Thứ hai, môi trường

Các yếu tố môi trường cũng có thể làm trầm trọng thêm cơn ho, trong đó không khí khô là thủ phạm chính. Mũi và miệng bổ sung độ ẩm cho không khí trước khi đến phổi. Trong khi đó, nhiệt độ ban đêm thường xuống thấp khiến không khí trong phòng khô hơn ban ngày, gây ra tình trạng mất nước, làm khô các xoang và phá vỡ lớp màng ẩm nằm trên các đường dẫn khí dưới, trong phổi. Bên cạnh đó, chất kích thích và chất gây dị ứng trong nhà có thể khiến trẻ ho nhiều hơn. Bọ ve và lông vật nuôi là hai nguyên nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên, nấm mốc, chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác cũng có thể là nguyên nhân.

Ho về đêm là bệnh gì?

Ho về đêm khi ngủ ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nào về sức khỏe? Dưới đây là những bệnh lý gây ho khan thường gặp vào ban đêm ở trẻ:

Nhiễm virus

Việc ho kéo dài sau một đợt cảm lạnh thông thường do nhiễm virus là điều hoàn toàn bình thường. Những cơn ho sau cảm lạnh như vậy thường là ho khan về đêm và có thể kéo dài đến 2 tháng. Sau khi bị nhiễm siêu vi, đường thở của trẻ thường quá nhạy cảm nên dễ bị kích thích, gây ra những cơn ho khan. Mặc dù những cơn ho khan do nhiễm virus có thể tự khỏi nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra một số phiền toái, thậm chí các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở của trẻ sưng lên và bị thu hẹp. Ho liên quan đến hen suyễn cũng có thể tạo ra đờm hoặc chất nhầy, nhưng chúng thường là ho khan. Cha mẹ nên lưu ý rằng, mặc dù CVA (một biến thể hen suyễn) có ho khan mãn tính là triệu chứng chính, nhưng về cơ bản hiện tượng này không phải dấu hiệu rõ ràng để khẳng định trẻ đang bị hen suyễn.

ho nhieu ve dem do hen xuyen

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đề cập đến khi trẻ thường xuyên bị trào ngược axit. Nó xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, ống nối miệng với dạ dày. Axit trong dạ dày kích thích thực quản đôi khi có thể kích hoạt phản xạ ho, đặc biệt là vào ban đêm khi trẻ nằm xuống. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra xem GERD có thực sự là nguyên nhân ho khan về đêm của trẻ hay không.

Chảy dịch sau mũi

Bé bị ho khan về đêm có thể là hậu quả của hội chứng chảy dịch sau mũi. Khi trẻ bị cảm cúm hoặc dị ứng theo mùa, các màng trong mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn hơn bình thường. Không giống như chất nhầy bình thường, chất nhầy này có dạng nước và dễ dàng chảy xuống phía sau cổ họng của trẻ. Khi điều này xảy ra, nước mũi chảy xuống có thể gây ngột ở cổ họng và kích hoạt phản xạ ho, gây ra những cơn ho khan về đêm.

Chảy dịch sau mũi

Ho gà

Ho hà là một bệnh rất dễ lây lan và gây ra cơn ho khan dữ dội. Hít vào sau khi trẻ ho sẽ tạo ra âm thanh giống như tiếng “ọc ọc”. Mặc dù dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường khi mới khởi phát, nhưng cuối cùng nó chuyển thành những cơn ho không kiểm soát được.

Viêm phổi

Ho khan về đêm còn là một biểu hiện của bệnh viêm phổi. Ở trẻ nhỏ, bệnh viêm phổi được chia thành 3 dạng:

  • Viêm phổi nhẹ: Đây là dạng viêm phổi không điển hình, gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho khan và đau đầu.
  • Viêm phổi vừa phải: Thường gặp ở nhóm trẻ từ 4 – 5 tuổi, với các triệu chứng như sốt nhẹ, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, kém ăn, thiếu năng lượng, người mệt mỏi,…
  • Viêm phổi nặng: Dạng viêm phổi này thường do vi khuẩn gây ra, phát triển đột ngột với các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như khó thở, khò khè, ớn lạnh, sốt cao, ho khan, ho đờm vàng hoặc xanh,…
Viêm phổi
Viêm phổi

Bé bị ho về đêm phải làm gì?

Ho khan về đêm là hiện tượng hết sức phổ biến và thường diễn ra đột ngột. Do đó, việc đưa trẻ đi khám gặp trở ngại lớn. Vì vậy, mẹ nên “bỏ túi” ngay những mẹo chăm sóc để đối phó với cơn ho khan vào ban đêm ở trẻ:

Bé bị ho về đêm phải làm gì?
Bé bị ho về đêm phải làm gì?

Uống trà nóng

Một số người cho rằng, uống trà nóng là cách tốt nhất để làm dịu cơn đau họng, làm ẩm đường hô hấp trên và ức chế cơn ho khởi phát. Mẹ nên tránh cho bé uống bất kỳ loại trà nào có caffeine, thay vào đó chỉ nên sử dụng các loại trà tự nhiên như trà hoa cúc hay trà mật ong.

Sử dụng tinh dầu bạc hà và dầu khuynh diệp

Đây là một biện pháp chữa ho khan về đêm tự nhiên mà vô cùng hiệu nghiệm. Với một vài giọt tinh dầu khuynh diệp nhỏ nước tắm và cho bé xông hơi sẽ giúp làm thông thoáng đường thở và dịu cơn ho nhanh chóng.

Thay đổi tư thế nằm

Nằm ngửa có thể gây chảy nước mũi nặng hơn nhiều so với tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có kê cao đầu cho bé khi ngủ để mở đường thở và đẩy chất nhầy ra ngoài. Từ đó giảm thiểu cơn ho khan về đêm tìm đến bé.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí vào ban đêm thường khô, khiến đường thở bị khô, gây ra ho. Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ có tác dụng giữ ẩm tự nhiên, giảm kích ứng mũi, tắc nghẽn xoang, khô cổ họng. Từ đó đẩy lùi cơn ho khan cho bé một giấc ngủ ngon.

Dùng muối chữa ho khan về đêm

Khi bé bị ho, tức cổ họng đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Trong khi đó, nước muối sinh lý lại có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cao, rất thích hợp để giảm ho về đêm cho bé. Mẹ chỉ cần pha 1 thìa cafe muối vào 1 cốc nước ấm, khuấy tan rồi cho bé súc miệng vòm họng. Để đạt hiệu quả cao, mẹ nên cho bé súc miệng nước muối 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ nhé!

Trị ho kéo dài về đêm bằng mật ong

Chắc hẳn với những gia đình nào có con nhỏ đều có sẵn một hũ mật ong cất trữ trong bếp để phòng mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ bị ho có thể dùng ngay. Mật ong nổi tiếng là “thần dược” trị ho bởi đặc tính kháng viêm cực mạnh. Không những vật, chất lỏng có vị ngọt này còn rất lành tính và an toàn cho trẻ từ 1 tuổi (trẻ dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa còn yếu nên không khuyến khích sử dụng mật ong). Chế biến các bài thuốc từ mật ong rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian nên có thể áp dụng nhanh chóng khi bé bị ho vào ban đêm. Mẹ có thể pha mật ong với nước ấm hoặc chưng với tỏi, gừng hay hành tây đều rất tốt.

Trên đây là 7 nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan về đêm, cũng như cung cấp các giải pháp “đối phó” nhanh chóng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ xử lý kịp thời cơn ho vào ban đêm của trẻ.

Chia sẻ bài viết này