Nội dung chính

Ho khan là gì? 5 câu hỏi thường gặp về ho khan ở bé

Ho là phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh. Bên cạnh cơn ho đờm, đôi khi mẹ sẽ thấy bé xuất hiện những cơn ho khan dữ dội, gây “đỏ mặt tía tai”. Vậy ho khan là gì? có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp những thông tin này!

ho khan la gi 1

Xem thêm:

Câu hỏi 1: Ho khan là gì?

Phổi chúng ta tiếp xúc thường xuyên với thế giới bên ngoài, bao gồm bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hóa và các chất ô nhiễm khác. Khi những thứ như vật xâm nhập vào phổi, cơ thể thường tạo ra cơ chế ho, một phản xạ nhằm ngăn ngừa mầm bệnh gây rắc rối.

Có hai loại ho phổ biến, ho đờm và ho khan. Trong khi ho đờm là những cơn ho tiết ra chất nhầy hoặc đờm, thì ho khan hoàn toàn ngược lại. Trẻ bị ho khan thường không kèm theo chất nhầy hoặc đờm. Chất nhầy không được tạo ra và trẻ có thể bị đau họng do ho quá nhiều.

Câu hỏi 2: Triệu chứng đi kèm với ho khan là gì?

Trẻ bị ho khan còn đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Ớn lạnh
  • Sốt từ nhẹ đến cao
  • Thể trạng nhợt nhạt, mệt mỏi
  • Ra mồ hôi trộm
  • Khàn tiếng, mất tiếng
  • Niêm mạc họng sưng, phù nề
  • Sổ mũi, chóng mặt, đau đầu
  • Đau bụng, tức ngực,…

Câu hỏi 3: Ho khan là triệu chứng của bệnh gì?

Nguyên nhân gây ho khan ở trẻ bao gồm:

Hen suyễn

Ở những trẻ bị hen suyễn, đường hô hấp của chúng thường siêu nhạy cảm. Điều đó có nghĩa là trẻ có nhiều khả năng bị ho khan hơn để phản ứng với bất cứ thứ gì gây dị ứng, có thể là phấn hoa, mạt bụi, không khí lạnh,…

ho khan do hen xuyen

Ho gà

Ho khan là gì? Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh ho gà, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn rất dễ lây lan của đường hô hấp trên, đặc biệt là khu vực mũi họng. Tình trạng nhiễm trùng khiến đường thở bị kích thích và những cơn ho dữ dội thường dẫn đến tiếng khò khè, ngáy to đặc trưng khi hít vào không khí.

ho khan do ho gà

Các triệu chứng ho gà có thể xảy ra theo ba giai đoạn riêng biệt, kéo dài từ 6 đến 10 tuần hoặc lâu hơn. Giai đoạn đầu là các triệu chứng giống như cảm lạnh, bao gồm hắt hơi, sổ mũi và ho nhẹ. Giai đoạn thứ hai là ho khan, ho thành từng cơn, ho dữ dội và không kiểm soát được. Giai đoạn thứ ba, cơn ho có vẻ tồi tệ hơn, gây nôn mửa, kiệt sức, da và móng tay có màu xanh.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Bất cứ thứ gì gây kích thích xoang, đường mũi và phổi đều có thể dẫn đến ho khan. Và hội chứng chảy dịch mũi sau cũng vậy. Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng trong xoang khiến chất nhầy chảy xuống sau mũi và họng. Điều này có thể gây ra ho và đôi khi dẫn đến ho khan.

Trào ngược dạ dày thực quản

Ho khan ở trẻ có thể do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh tiêu hóa mãn tính này xảy ra khi axit hoặc các chất khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này kích thích niêm mạc thực quản của trẻ, gây ra ho khan và các triệu chứng khác, chẳng hạn như khàn giọng, đau ngực và ợ chua.

Dị ứng thức ăn

Ho khan là gì? Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo trẻ bị dị ứng thức ăn. Nếu trẻ bị ho sau khi ăn đậu phộng, đậu nành, hạt cây, sữa, động vật có vỏ hoặc trứng, trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm. Cha mẹ cần nói chuyện với bác sĩ của bé để được giúp đỡ trong việc tìm hiểu xem dị ứng thực phẩm có phải là nguyên nhân gây ho khan hay không.

Ung thư phổi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong những trường hợp do dai dẳng, ung thư phổi là nguyên nhân chiếm khoảng 2% trong số đó. Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên là yếu tố nguy cơ lớn nhất khiến trẻ mắc ung thư phổi. Sụt cân, khó thở, ho ra máu – đây là những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng của ung thư phổi.

Câu hỏi 4: Ho khan kéo dài có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp ho khan sẽ tự khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần. Đây được gọi là ho khan cấp tính. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho dai dẳng hơn 8 tuần thì đó được coi là ho mãn tính. Nói chuyện với bác sĩ khoa nhi nếu trẻ xuất hiện một số triệu chứng ho khan nguy hiểm dưới đây:

Ho khan kéo dài về đêm

Ho khan có xu hưởng nghiêm trọng hơn về đêm và sáng sớm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến thể trạng và khả năng tập trung.

ho khan do viem duong ho hap tren hoac duoi

Ho khan thành từng cơn

Trẻ bị ho khan từng cơn có thể kèm theo cảm giác tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, nước mắt, đỏ mặt, cổ nổi rõ tĩnh mạch. Khi những triệu chứng này, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời điều trị.

Ho khan ra máu

Ho khan ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã diễn biến nặng và có thể gặp biến chứng lao phổi, viêm phổi hoặc nguy hiểm hơn là ung thư phổi.

Câu hỏi 5: Cách chữa ho khan là gì?

Dưới đây là những biện pháp điều trị ho khan ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

Ho khan nên uống thuốc gì?

Điều trị ho khan ở trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, nếu ho khan là do hen suyễn, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng ống hít để kiểm soát các triệu chứng. Nếu nó là do trào ngược dạ dày gây ra, các lựa chọn điều trị khác như thuốc giảm axit có thể hữu ích.

ho khan uong thuoc gì

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị ho khan được khuyên dùng cho trẻ nhỏ:

  • Thuốc ức chế ho: dextromethorphan và codein là hai loại thuốc giảm phản xạ ho được sử dụng phổ biến. Thành phần của chúng giúp tác động trực tiếp lên trung gây ho, kìm và làm giảm cơn ho nhanh chóng
  • Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp trẻ ho khan do bị dị ứng, nhằm ngăn chặn cơ thể sản sinh histamin gây ngứa mũi, hắt hơi,… promethazine, desloratadine, chlopheniramin,… là những loại thuốc kháng histamin có thể được dùng cho trẻ bị ho khan
  • Thuốc chống viêm: Loại thuốc này có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu và mệt mỏi. Trong đó, Alphachymotrypsin là loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị ho khan

Trị ho khan cho bé bằng mẹo dân gian

Với những mẹ lo ngại những tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng sinh thì có thể giảm ho khan bằng các mẹo dân gian dưới đây:

Mật ong

Uống một thìa cafe mật ong hoặc thêm nó vào nước ấm có thể làm dịu cổ họng của trẻ, ngăn ngừa cảm giác nhột nhột dẫn đến ho khan. Có được hiệu quả này chính là nhờ đặc tính chống viêm của mật ong.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Cung cấp độ ẩm cho không khí bằng máy tạo độ ẩm có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm  ho khan. Lưu ý, khi dùng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Chỉ nên dùng nước sạch
  • Không nên bật thiết bị trong phòng không khí quá ẩm thấp
  • Không nên sử dụng liên tục qua đêm, chỉ nên dùng trong khoảng 15 phút và khởi động lại sau 2 tiếng
  • Không để máy phun sương hướng thẳng vào người bé

máy tạo độ ẩm

Trị ho khan bằng củ cải trắng

Không ngẫu nhiên, nhiều người ví củ cải trắng như “nhân sâm”. Bởi, trong loại củ này có chứa vô số dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, phải kể đến như vitamin C, vitamin B1, sắt, photpho, glucid, protid,… Bên cạnh đó, củ cải trắng cũng được coi là vị thuốc trị ho khan, long đờm vô cùng hiệu nghiệm và lành tính. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo để dùng cho bé yêu.

Với bé bị ho khan, mẹ chỉ cần xay nhuyễn củ cải trắng để lấy nước cốt rồi trộn với 2 – 3 thìa mật ong, hấp cách thủy hỗn hợp rồi cho bé uống là được.

Chữa ho khan cho bé bằng nghệ tươi

Nghệ được coi là phương thuốc trị ho lâu đời. Nhờ đặc tính an toàn, không độc, trị ho bằng nghệ phù hợp cho cả người lớn, lẫn trẻ nhỏ. Cách chữa ho khan bằng nghệ tươi được thực hiện như sau:

Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi thêm vào đó 1 thìa cafe mật ong nguyên chất. Chưng cách thủy hỗn hợp trong vòng 15 phút rồi cho bé uống.

Trên đây là giải đáp “ho khan là gì” cũng như các biện pháp chăm sóc và điều trị cho bé yêu. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trang bị cho phụ huynh các kiến thức hữu ích!

Chia sẻ bài viết này