Nội dung chính

Mách mẹ 9 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh hô hấp, gây nên những triệu chứng khó chịu như khò khè, ho, khó thở,… Một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây hy vọng sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe cho bé hiệu quả.

Mách mẹ 9 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Mách mẹ 9 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị khò khè là bệnh gì?

Thủ phạm khiến trẻ sơ sinh ho khò khè có thể là do viêm tiểu phế quản, hen suyễn và nhiều yếu tố khác gây nên:

Trẻ bị ho khò khè do viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng đường thở bị co thắt và viêm do virus xâm nhập. Phần lớn các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp gây nên.

Triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản khá giống với bệnh cảm lạnh, bao gồm: sốt, hắt hơi, nghẹt mũi,… Sau giai đoạn này, bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng nặng nề hơn như khó thở, thở nhanh, ho, khò khè, lười bú,…

Viêm tiểu phế quản gây ho khò khè
Viêm tiểu phế quản gây ho khò khè

✔️✔️✔️ 6 cách trị ho ngứa cổ họng cho bé ngay tại nhà – Hiệu quả đã được kiểm chứng

Trẻ khò khè do hen suyễn

Ho và khò khè cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đây là bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm phổi và các vấn đề về hô hấp. Cơn hen thường tái phát khi trẻ hít phải bụi bẩn hoặc các chất gây dị ứng. Lúc này, đường thở của bé sẽ bị viêm và sưng lên, dẫn đến nguy cơ ho khò khè và kèm theo một số triệu chứng khác như khó thở, tức ngực, mệt mỏi.

Các nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị ho khò khè

  •  Vướng, mắc vật thể lạ trong đường thở
  •  Trào ngược dạ dày
  •  Viêm phế quản hoặc viêm phổi
  •  Nghẹt mũi do dị ứng hoặc cảm lạnh
  •  Ho gà
  • Dị ứng bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi, hóa chất,…

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị ho khò khè đều có thể tự khỏi thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện nguyên nhân khò khè ở trẻ sơ sinh do viêm tiểu phế quản, hãy ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ bị khò khè tại nhà, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không kê đơn. Các chuyên gia cảnh báo, thuốc kháng sinh không an toàn với trẻ dưới 6 tuổi, chúng có thể gây ra những rủi ro xấu về sức khỏe. Thay vào đó, hãy thử một số phương pháp cách trị ho khò khè cho bé tự nhiên này.

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh: Vệ sinh tai mũi họng

Mũi, họng được coi là “tuyến đầu” của hệ hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì vậy, hai cơ quan này rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Để giúp làm sạch mũi, họng, mẹ nên vệ sinh bằng dung dịch nước muối thường xuyên cho bé. Điều này không chỉ giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà còn loại bỏ chất dịch tắc nghẽn, mang lại cho bé đường thở thông thoáng, dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo bầu không khí xung quanh nhà, phòng ngủ của bé được sạch sẽ, thông thoáng bằng cách quét dọn bụi bẩn thường xuyên, thay chăn ga, gối định kỳ 3 tháng/lần,…

Vệ sinh tai, mũi, họng cho bé
Vệ sinh tai, mũi, họng cho bé

Trị ho khò khè cho bé bằng nước muối sinh lý

Cách chữa ho khò khè cho bé tiếp theo mà Fitobimbi muốn hướng dẫn các mẹ đó chính là dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé. Đây là phương pháp khá hiệu quả và vô cùng an toàn trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Mẹ hãy sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3% hoặc nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Đây đều là những dung dịch có tác dụng hiệu quả trong làm sạch, đánh bay chất nhầy trong khoang mũi. Đặc biệt là chúng rất nhẹ dịu và an toàn cho bé.

Tuy nhiên, mẹ lưu ý, không nên quá lạm dụng việc nhỏ mũi cho bé nhé. Liều lượng hợp lý là 2 -3 lần/ngày.

✔️✔️✔️ Siro ho nên uống trước hay sau ăn để đạt hiệu quả tốt nhất?

Giảm ho khò khè cho trẻ sơ sinh bằng máy tạo độ ẩm không khí

Vào những ngày thời tiết trở lạnh, chất lượng không khí thường kém hơn, trở nên khô và hanh. Vì vậy, mũi và họng của bé rất dễ bị tổn thương. Điều này gây kích ứng cổ họng, dẫn đến cơn ho về đêm. Vì vậy, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng của bé. Những giọt sương phun từ thiết bị này sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí, làm cho bé dễ thở và giảm ho hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Bổ sung nước giúp trẻ hết khò khè

Khi trẻ bị ho khò khè, điều quan trọng nhất là bổ sung đủ nước cho cơ thể bé. Nước ấm sẽ giúp làm lỏng chất nhầy, dịu cổ họng, hạn chế cảm giác kích ứng gây ra những cơn ho. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể thay thế nước bằng cách tăng cường cữ bú. Với trẻ đến tuổi ăn dặm, ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung cho bé đa dạng các thức uống hơn, chẳng hạn như nước ép trái cây, súp, trà ấm.

Bổ sung nước cho bé
Bổ sung nước cho bé

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu là cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả, giúp giảm cảm giác tắc nghẽn cho bé ngủ ngon yên giấc.

Một số loại tinh dầu có tác dụng dễ thở là: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm,…

Mẹ nên nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào vỏ gối và chăn phòng bé. Hoặc thêm tinh dầu vào máy xông hơi để khuếch tán trong cả không gian phòng bé.

Hỗ trợ giảm khò khè cho trẻ sơ sinh bằng siro ho thảo dược

Siro ho thảo dược là phương pháp giúp bé hết khò khè được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng. Với ưu điểm lành tính, dịu nhẹ và giảm ho hiệu quả, siro ho thảo dược không gây tác dụng phụ hay bất kỳ phản ứng nguy hiểm nào đến với cơ thể bé. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng.

Trên đây là tổng hợp các cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Với trường hợp bé ho với tần suất nhiều trong ngày, kèm theo hiện tượng tím tái, bỏ bú, mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Chia sẻ bài viết này